Mô hình ASA hướng tới sự bền vững trong hoạt động TDVM

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG VI MÔ TẠI QUỸ TÌNH THƯƠNG TYM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP (Trang 35 - 37)

Vào cuối những năm 80, mô hình ASA được khởi xướng và tiên phong áp dụng trong các chương trình tín dụng vi mô cho những người dân bị ảnh hưởng của lũ lụt. Mãi đến năm 1991, ASA mới được giới thiệu rộng rãi như một mô hình TCVM với những đặc điểm độc đáo so với các mô hình truyền thống trước đây. Những chính sách mới trong việc quản lý và tăng hiệu quả

chi phí trên mọi phương diện với quyết tâm mạnh mẽ của đội ngũ cán bộ là những nhân tố chính để đưa ASA trở thành mô hình có khả năng thực hiện trong một thời gian ngắn nhất có thể. Nguyên do chính được phản ảnh trong một số đặc điểm trong cách quản lý sáng tạo của mô hình ASA trên phương diện tổ chức cũng như phương diện khách hàng. Tính hiệu quả trong hoạt động của tổ chức cung cấp tín dụng được thấy rõ qua việc giảm thiểu tối đa các chi phí, trong khi đó, thành tích của nhân viên vẫn được đảm bảo với năng suất cao. Điều này là hoàn toàn có thể nhờ những yếu tố của mô hình mới được áp dụng như sau:

Bảng 3.1: Mô hình ASA

CHÍNH SÁCH NHÂN VIÊN CƠ CẤU TỔ CHỨC

 Thủ tục tuyển dụng nhanh chóng và không tốn kém

 Phương pháp đào tạo ngay trong khi làm việc (mỗi một công việc là một phương pháp đào tạo)  Nhân viên được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định trong tổ chức

 Nhân viên tự giải thích và học hỏi các công việc giấy tờ

 Cấu trúc chi nhánh đơn giản và không tốn kém, không cần kế toán chuyên sâu

 Tổ chức đơn giản và giảm thiểu tối đa các thức bậc

 Phân quyền và trao quyền tới các chi nhánh chính thức

CÁCH THỨC LÀM VIỆC DỊCH VỤ

 Trao đổi công việc dễ dàng và nhanh chóng giữa các đồng nghiệp cũng như giữa cán bộ và khách hàng

 Quy trình kế toán và ghi chép sổ sách đơn giản và minh bạch dựa trên một mẫu nhất định

 Có thể chia sẻ những vấn đề công việc tại văn phòng riêng

 Trưởng Chi nhánh có trách nhiệm quản lý và xem xét kỹ lưỡng các trường hợp khách hàng  Đa dạng hóa các gói cho vay để phù hợp với nhu cầu của khách hàng

 Quy trình cho vay đơn giản và thuận tiện  Không cần thế chấp

 Các khoản vay của thành viên được xem xét trong vòng 07 ngày

 Không cần sự bảo lãnh của nhóm

 Không bắt buộc khách hành phải có mặt trong các buổi họp hàng tuần

(Tổng hợp từ nguồn: ASA annual report, 2010)

Mô hình ASA giúp cho một tổ chức tính dụng vi mô có thể hoạt động với chi phí tiết kiệm nhất có thể. Cấu trúc tổ chức được đơn giản hóa và được

nhấn mạnh vào sự tương tác giữa cấp bậc trong tổ chức. Nhân viên được có cơ hội bộc lộ và sử dụng hết năng lực và sự nhiệt tình của mình vào công việc.

Bên cạnh đó, bằng cách chuyển đổi từ mô hình cho vay theo nhóm sang hình thức vay cá nhân, ASA cũng ưu tiên các khách hàng ít khả năng tiếp cận nguồn vốn để họ có cơ hội cải thiện cuộc sống. Tức là họ không phải phụ thuộc vào quyết định và sự bảo lãnh của nhóm để có thể tiếp cận khoản vay.

ASA đã tạo nên một mô hình khác biệt cho hình thức tín dụng vi mô, trong đó, số lượng thành viên trong một cụm đã lên tới 30 – 45 người. Điều này đồng nghĩa với việc mô hình vay theo nhóm đã hoàn toàn được thay thế bởi mô hình vay cá nhân. Điều đáng nói ở đây là sự chuyển đổi này đã giải phóng khách hàng khỏi sự ràng buộc trong cam kết và sự đồng nhất quyết

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG VI MÔ TẠI QUỸ TÌNH THƯƠNG TYM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w