thương TYM Hà Nội
Như đã đề cập, nghiên cứu sử dụng định nghĩa của Annim (2010) về tính hiệu quả trong hoạt động TCVM. Theo đó, một tổ chức TCVM được đánh giá là hoạt động hiệu quả khi “kết hợp tối ưu các nguyên liệu đầu vào
(thời gian làm việc, nhân công, chi phí hoạt động) nhằm tối đa hóa số lượng khoản vay và khách hàng, đặc biệt là những người nghèo, thông qua sự cung cấp một chuỗi các dịch vụ có giá trị”. Xét trên định nghĩa này cùng với sự
phân tích các chỉ số đo lường hiệu quả, nhóm nghiên cứu nhận định rằng thực trạng hoạt động TDVM tại TYM Hà Nội chưa được triển khai và quản lý một cách hiệu quả.
Cụ thể, chi phí hoạt động năm 2011 của TYM đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kể, gấp 4 lần so với năm 2009, dù trước đó hoạt động của TYM được quản lý khá hiệu quả khi chi phí hoạt động chỉ tăng nhẹ và ổn định trong giai đoạn 2006-2009. Nhằm tìm ra nguyên nhân của sự biến động về chi phí hoạt động tại TYM, nghiên cứu đã đặt giả thiết về mối quan hệ giữa chi phí hoạt động và các yếu tố phát sinh chi phí (cost drivers), trên cơ sở phân tích mô hình hồi quy.
Kết quả phân tích cho thấy không có mối liên hệ nào giữa chi phí hoạt động (OER) và các yếu tố phát sinh chi phí (Giá trị trung bình các khoản vay, số lượng khách hàng, năng suất của cán bộ tín dụng và mô hình cho vay). Nói cách khác, sự gia tăng chi phí hoạt động của TYM không bắt nguồn từ việc cung cấp các khoản vay lớn hơn, sư gia tăng số lượng khách hàng hay năng suất của cán bộ tín dụng.
Vì thế, phương pháp nghiên cứu định tínhdựa trên kết quả phỏng vấn chuyên sâu với cán bộ tín dụng và khách hàng vi mô về chất lượng dịch vụ của TYM được sử dụng nhằm tìm ra nguyên nhân của sự gia tăng chi phí qua thực tế triển khai và quản lý hoạt động TDVM của TYM Hà Nội.