TỔNG KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CÁC ĐẶC TÍNH VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM SỬ DỤNG MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC PHÁP LUẬN CỦA TROMPERNAARS (Trang 59 - 61)

Kết quả nghiên cứu về văn hóa kinh doanh Việt Nam trên 6 phương diện:

Văn hóa Việt Nam theo chủ nghĩa đặc thù. ở Việt Nam hệ thống pháp luật chưa được hoàn thiện. trong xã hội, con người thường xử lý công việc dựa trên tình cảm cá nhân. Một số quan sát chung trong kinh doanh tại Việt Nam, đầu tiên hợp đồng: bản hợp đồng mang tính chỉ dẫn, linh động, không trói buộc hoàn toàn, coi trọng mối quan hệ. Tính toán thời gian cho một hành trình kinh doanh: người Việt Nam tiêu tốn nhiều thời gian hơn để thiết lập các mối quan hệ với đối tác kinh doanh. Vai trò văn phòng đầu não: người lãnh đạo đưa ra

định hướng, nhân viên tìm kiếm lợi lộc thông qua mối quan hệ với lãnh đạo. Đánh giá công việc và khen thưởng: mối quan hệ cấp trên cấp dưới ảnh hưởng đến thăng tiến, thường ưu tiên những người thân và người trong gia đình. Văn hóa Việt Nam theo chủ nghĩa cộng đồng với một số quan sát chung. Đại diện: những người có mặt ở cuộc họp là đoàn đại biểu, đại diện cho ý kiến của những người đã gửi họ đi. Địa vị: khi làm việc thường có thư ký hay người tháp tùng. Phiên dịch: người phiên dịch phục vụ cho nhóm, quốc gia, ràng buộc gắn bó lâu dài. Ra quyết định: mất nhiều thời gian cho việc ra quyết định, nỗ lực để đạt được sự đồng thuận.

Văn hóa Việt Nam theo định hướng phổ biến và một số quan sát chung. Đa phần người Việt Nam có sự mâu thuẫn giữa suy nghĩ và hành động. Người Việt Nam không thể vượt quá giới hạn vô hình với cách thức giải quyết vấn đề quen thuộc trong xã hội.

Văn hóa Việt Nam theo định hướng quy gán và một số quan sát chung. Vai trò của người phiên dịch: là người thông ngôn không chỉ ngôn ngữ mà còn thuộc về cử chỉ, ý nghĩa và hoàn cảnh. Vai trò của chức danh: những người nắm giữa chức vị cao sẽ được mọi quyền quyết định, họ ảnh hưởng tới những người xung quanh không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Quan hệ với công ty mẹ: “dân chủ” phần lớn đều mang tính hình thức, phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu công ty. Dấu hiệu cho thấy địa vị quy gán được sắp xếp cẩn thận: ở Việt Nam nếu phần thưởng tăng lên sẽ được chia đều theo địa vị. Khi người quản lý làm điều gì ảnh hưởng đến địa vị của ông ta thì tất cả cấp dưới cũng sẽ chịu hậu quả.

Văn hóa Việt Nam theo định hướng trung lập và một số quan sát. Người Việt Nam đa số không biểu hiện cảm xúc một cách rõ ràng và mãnh liệt đặc biệt trong các cuộc họp giữa quản lí và nhân viên. Sự bất đồng về quan điểm công việc, tính cách giữa các đồng nghiệp không được thể hiện rõ ràng trong môi trường làm việc luôn luôn tiềm ẩn. Nhân viên cố gắng hết sức làm nhiệm vụ

được giao, dù quá tải nên nếu xảy ra sự cố thì sự can thiệp của cấp trên sẽ ít có tác dụng.

Văn hóa Việt Nam theo định hướng bên ngoài và một số quan sát. Đa phần các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở tại Việt Nam không có tính chủ động trong công việc, họ thường chỉ nhận lệnh từ cấp trên xuống và làm theo định hướng của lãnh đạo. Những ý kiến mang tính đòi hỏi của cá nhân và vì mục tiêu của cá nhân còn rất hạn chế. Ở các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết đều chưa có những bản chiến lược, sứ mệnh hay mục tiêu rõ ràng và được công bố rộng rãi. Thiếu tính chủ động trong các hoạt động nghiên cứu phát triển.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CÁC ĐẶC TÍNH VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM SỬ DỤNG MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC PHÁP LUẬN CỦA TROMPERNAARS (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w