Trung lập và cảm xúc

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CÁC ĐẶC TÍNH VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM SỬ DỤNG MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC PHÁP LUẬN CỦA TROMPERNAARS (Trang 30 - 34)

Các cấp độ cảm xúc trong các nền văn hóa khác nhau giữa các nền văn hóa được phân biệt rất rõ ràng. Italia, Ấn Độ là quốc gia có mức độ biểu hiện cảm xúc rất mạnh. Khi giao tiếp họ sử dụng những hành động đi kèm những lời nói. Hành động mạnh mẽ của họ sẽ khiến cho các nước thuộc trường phái trung lập dễ hiểu nhầm và gây nên những xích mích không đáng có. Tương tự như vậy, Mĩ là quốc gia có xu hướng sử dụng công cụ phi ngôn ngữ và những

từ ngữ giảm nhẹ trong giao tiếp. Trái ngược lại các quốc gia như Nhật, Hà Lan và Thụy Điển lại là những quốc gia theo trường phái trung lập. Những cảm xúc khó được biểu hiện trên khuôn mặt. Những xúc cảm như giận dữ hay vui thích thường được che giấu dưới khuôn mặt điềm tĩnh.

Âm lượng và biên độ của lời nói sử dụng trong các nền văn hóa khác nhau là hoàn toàn khác nhau. Những nước thuộc trường phái cảm xúc có biên độ âm lượng rộng và thường xuyên thay đổi nhưng ngược lại trường phái trung lập âm lượng và ngôn ngữ giao tiếp mang tính dung hòa, tránh những xung đột to tiếng.

Việc nhìn nhận cảm xúc ở xã hội trung lập là rất khó khăn và cần phải có sự quan sát kĩ lưỡng. Mức độ biểu hiện lí trí và cảm xúc đều có vai trò quan trọng đối với mối quan hệ con người trong xã hội. Các thành viên trong nền văn hóa trung lập thường không biểu hiện cảm xúc mà họ sẽ kìm nén hay kiểm soát chúng. Ngược lại trong nền văn hóa cảm xúc con người thể hiện cảm xúc của họ một cách thẳng thắn như cười to, nhăn mặt, cau có, cố gắng tìm kiếm sự thỏa mãn cho cảm giác tức thời của mình. Hiểu được mức độ biểu hiện cảm xúc theo văn hóa quốc gia giúp ta hiểu được con người và mức độ tình cảm tán thành hay bất đồng của người mà ta làm việc cùng để từ đó đưa ra những quyết định theo những cư xử phù hợp với hoàn cảnh của cảm xúc cá nhân.

Đi sâu vào phân tích phương diện văn hóa này tại Việt Nam ta đi vào tình huống cụ thể sau.

Tình huống3:

Trong một cuộc họp bạn cảm thấy bị xúc phạm nặng nề vì một đồng nghiệp nói rằng đề xuất của bạn là điên rồ. Phản ứng của bạn là gì?

a. Tôi sẽ không tỏ ra là người đó làm tôi tổn thương/xúc phạm tôi, vì đó là dấu hiệu của sự yếu đuối và sẽ làm tôi dễ bị tổn thương hơn trong tương lai.

b. Tôi sẽ không tỏ ra là tôi bị tổn thương vi điều đó sẽ làm hỏng mối quan hệ của chúng tôi. Sau này tôi sẽ nói với đồng nghiệp rằng tôi bị tổn thương như thế nào và để anh ta rút kinh nghiệm chuyện đó. Tôi sẽ thể hiện cảm xúc của mình khi người đồng nghiệp có nhiều cơ hội tăng cường mối quan hệ kinh doanh của chúng tôi.

c. Tôi sẽ thể hiện rõ ràng để người đồng nghiệp biết rằng tôi đã bị xúc phạm. Tôi tin rằng sự rõ ràng của tôi sẽ giúp tôi có thể kiểm sót đươc những nỗi buồn lớn hơn sau nay.

d. Tôi sẽ thể hiện rõ ràng để người đồng nghiệp biết rằng tôi đã bị xúc phạm. Nếu người đồng nghiệp không cư xử đúng mực thì họ sẽ phải nhận lấy hậu quả.

Theo kết quả khảo sát, ta có được bảng so sánh sự lựa chọn của người Việt nam với một số nước trên thế giới như sau:

(Nguồn: Trompernaars 2009 và nhóm nghiên cứu)

Theo hình 2.4, với 66% người được trả lời cho rằng không biểu hiện cảm xúc khi làm việc, Việt Nam thuộc vào nhóm các nước trung lập như Nhật Bản (74%), Ba Lan (70%), Hồng Kong (64%), Áo (59%), Trung Quốc (55). Ngược lại, sự lựa chọn của các nước phương Tây như Ai Cập (18%), Tây Ban Nha (19%), Pháp (29%) thuộc nhóm các nước theo phương diện cảm xúc. Sự biểu hiện cảm xúc ở các nước phương Tây là rất rõ ràng. Sự bất đồng ý kiến sẽ được bày tỏ mạnh mẽ, đối với người phương Đông khi mới làm việc dễ hiểu nhầm vì như tại Italia, Ấn Độ sự mâu thuẫn dù là rất nhỏ cũng sẽ được biểu hiện trên nét mặt hay hành động rất mạnh mẽ khiến người khác nghĩ rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng. Nhưng tại Việt Nam hay như một số nước châu Á khác, những cảm xúc thường được kìm nén ở một mức độ nào đó, do vậy trong kinh

doanh, cấp trên khó đoán được những suy nghĩ hay mức độ phản ứng của nhân viên. Những bất đồng không được biểu hiện và dồn nén dễ dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn sự xung đột trong tương lai.

Người Việt Nam đa số không biểu hiện cảm xúc một cách rõ ràng và mãnh liệt đặc biệt trong các cuộc họp giữa quản lí và nhân viên. Ý kiến của cấp trên luôn được tôn trọng và thường ít khi bắt gặp sự phản kháng của cấp dưới mặc dù ý kiến ấy không được hoàn toàn tán thành do đó tại những cuộc họp khó lấy được những ý kiến trái chiều mang tính phản biện.

Sự bất đồng về quan điểm công việc, tính cách giữa các đồng nghiệp không được thể hiện rõ ràng trong môi trường làm việc, cảm xúc thường bị kìm hãm do vậy những xung đột trong công ty mang tính cá nhân thường không xảy ra nhưng những mâu thuẫn nội bộ luôn luôn tiềm ẩn.

Sự quá tải hay khó khăn trong công việc chưa vượt khỏi tầm kiểm soát thường được các nhân viên cố gắng nỗ lực để giải quyết mà không cần sự can thiệp của cấp trên. Đây là một điều tốt bởi nhân viên sẽ nỗ lực hết mình nhưng điều này cũng có mặt trái bởi cấp trên sẽ không cập nhật được tiến độ kịp thời của công việc, nếu xảy ra sự cố thì sự can thiệp của cấp trên sẽ ít có tác dụng.

Một ví dụ thực tế của T.S Trương Thị Nam Thắng có chia sẻ với nhóm nghiên cứu trong quá trình phỏng vấn về phương diện trung lập – cảm xúc. Tháng 10 năm 2011, tiến sĩ có công tác tại Canada, có thể nói Canada là một nước Bắc Mỹ có nền văn hóa khá tương đồng với nước Mỹ. Cô có cảm nhận về người Việt Nam khá lạnh so với người Canada về mặt cảm xúc. Năm 2001, khi du học bên thái, cô có giao lưu với người Ấn Độ. Người Ấn nói khá to, âm giọng của họ cũng cao hơn người Việt giọng nói có điểm nhấn mạnh một phần do tính cạnh tranh mạnh trong môi trường của họ cũng như sự đa văn hóa của quốc gia Ấn Độ, sự phân biệt đối xử tầng lớp cao. Do đó biểu hiện cảm xúc rõ ràng hơn người Việt Nam. Trong công việc người Việt Nam cũng dễ dàng thăng tiến và thành công hơn do rào cản về văn hóa cũng như định kiến về tầng lớp trong xã hội dễ chịu hơn người Ấn Độ.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CÁC ĐẶC TÍNH VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM SỬ DỤNG MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC PHÁP LUẬN CỦA TROMPERNAARS (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w