Mỗi nước có mức độ đề cao vai trò cá nhân và vai trò tập thể khác nhau. Chủ nghĩa cá nhân được miêu tả là “định hướng cơ bản đến cái tôi”, các quyết định được đưa ra dựa trên quan điểm của cá nhân đại diện. Con người độc lập đạt tới thành công của riêng họ và họ tự chịu hay thừa nhận trách nhiệm cá nhân của mình trong mọi việc họ làm. Vì vậy họ thường rất tự lập, mọi hoạt động giải trí hay các kỳ nghỉ thường chỉ là của cặp đôi hoặc của cá nhân chứ không đi theo tập thể. Chủ nghĩa cộng đồng là chủ nghĩa được miêu tả “ định hướng cơ bản tới mục tiêu và mục đích chung”. Đại từ nhân xưng được dùng nhiều trong xã hội này thường là “chúng ta”, vì vậy các quyết định đưa ra thường dựa trên quan điểm của tổ chức. Con người đạt tới mục tiêu theo nhóm và chịu trách nhiệm chung. Hoạt động thường niên hay các kỳ nghỉ thường do nhóm tổ chức hoặc với các thành viên trong gia đình đi cùng nhau.
Đi sâu vào phân tích khía cạnh văn hóa này tại Việt Nam ta đi vào tình huống cụ thể sau.
Tình huống 2:
Việc lắp đặt máy móc gặp phải sai sót, lỗi là do một thành viên của tổ lơ đễnh, thiếu tập trung. Trong trường hợp này, theo bạn trách nhiệm có thể quy về cho ai.
a) Nhân viên gây sai sót phải chịu trách nhiệm.
b) Vì anh ta ở trong tổ, nên cả tổ phải chịu trách nhiệm.
Thông qua khảo sát ta có được kết quả và bảng so sánh sự lựa chọn tình huống trên của Việt Nam với một số nước trên thế giới.
Hình 2.3 Lỗi của ai
Phần trăm những người ghi nhận kết quả với tư cách cá nhân
(Nguồn: Trompernaars 2009 và nhóm nghiên cứu)
Theo hình 2.3, ta thấy Việt Nam với phần trăm số người ghi nhận tư cách cá nhân là 42% , Việt Nam thuộc các nước theo xu hướng chủ nghĩa cộng đồng, giống như một số nước Hàn Quốc (42%), Malaysia (43%), Thái Lan (45%), Philippine (37%), Trung Quốc (37%) và phần lớn các nước thuộc khu vực Châu Á. Bên cạnh đó các nước theo chủ nghĩa cá nhân như Nga (69%), Mỹ (55%), Hungary (66%) thì con người họ theo phong cách tự do, họ làm theo sự sáng tạo của bản thân họ, thành tựu của họ do công lao bản thân họ tạo
ra và họ luôn chịu trách nhiệm cho những gì họ làm, tính tự giác và tinh thần làm việc cao, nhưng như thế lại không kết nối được với các thành viên trong tổ chức tốt.
Một số quan sát chung thể hiện trong các mối quan hệ kinh doanh công, công việc tại Việt Nam.
Người Việt Nam trên thực tế thường làm việc theo cá nhân, có sự liên kết rất yếu giữa các thành viên trong tổ chức để hoàn thành công việc chung. Tuy vậy với nhiệm vụ không hoàn thành tốt thì trách nhiệm thường được quy cho cả một tập thể.
Một ví dụ về phương diện cá nhân và cộng đồng, nhóm nghiên cứu phỏng vấn T.S Trương Thị Nam Thắng (công tác tại CFVG trường đại học Kinh Tế Quốc Dân đồng thời là giảng Viên trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân) có cho biết năm 2007 khi tiến sĩ đi tham gia một dự án đánh giá hiệu quả và tăng cường năng lực nganh tư pháp Việt Nam với sự tài trợ của chính phủ Pháp. Một đối tác người Pháp cùng tham gia dự án có hỏi rằng “Việt nam có sự phân cấp quyền lực cao?”. Bởi vì người Pháp thấy rằng khi giao dịch đàm phán hay họp hợp tác với người Việt Nam. Người Việt Nam thường không đi giao dịch đàm phán một mình mà thường có một đại diện hay giám đốc, thư ký và trợ lý. Nhưng ngoài lãnh đạo như giám đốc và đại diện thì thư ký cũng như trợ lý thường không tham gia vào quá trình đám phán giao dịch. Thể hiện rằng quyền lực cũng như sự quyết đoán chỉ nằm trong tay những lãnh đạo cấp cao chứ không phân đều theo nhóm làm việc. Lệnh được truyền từ trên xuống và ít khi có phản ứng trái chiều với các quyết định được lãnh đạo đưa ra.
•Đại diện: Những người theo chủ nghĩa cộng đồng như Việt Nam thích đại diện theo nhóm nhiều hơn, các nhóm là quy mô thu nhỏ những lợi ích của toàn bộ các chi nhánh. Rất hiếm người Việt Nam đi đến một cuộc đàm phán một mình, thường nhóm đại diện là một phái đoàn. Những người có mặt ở buổi họp chỉ là đoàn đại biểu, đại diện cho ý kiến của những người đã gửi họ đi.
•Địa vị: Đối với người Việt Nam theo chủ nghĩa cộng đồng thì những người riêng lẻ bị coi là những người không có địa vị, những người đơn độc. Trong công việc hay khi đi làm việc với đối tác nếu bạn không có thư ký hay không có người mang túi xách cho bạn thì bạn không thể là người quan trọng được. Địa vị của một cá nhân được đánh giá và nhìn nhận qua quy mô, năng lực của đội ngũ dưới quyền trợ giúp đắc lực cho cá nhân đó.
•Phiên dịch: Đối với người theo chủ nghĩa cá nhân như các nước Mỹ, Anglosaxon thì người phiên dịch được coi là trung lập, giống như một hộp đen trong đó từ ngữ đi vào theo một thứ tiếng và đi ra theo một thứ tiếng khác. Còn đối với văn hóa Việt Nam theo chủ nghĩa cộng đồng, người phiên dịch sẽ phục vụ cho nhóm quốc gia, có rằng buộc lâu dài vì vậy họ cố gắng điều hòa các hiểu lầm xuất hiện trong văn hóa cũng như trong ngôn ngữ. Người phiên dịch không chỉ đơn thuần có nhiệm vụ thông ngôn mà còn có vai trò truyền tải cảm xúc suy nghĩ của cả hai bên tham gia đàm phán.
•Ra quyết định: Việc ra quyết định trong nhóm theo chủ nghĩa cộng đồng như Việt Nam thường lâu hơn và cần có những nỗ lực liên tục để khiến mọi người đạt được sự đồng thuận theo kết quả đã được định hướng có sẵn, không như các nước phương tây theo chủ nghĩa cá nhân họ không chấp nhận việc bỏ phiếu chống lại người không chịu quy phục. Xã hội ưa suy xét cẩn thận cho đến khi đạt được đồng thuận, sẽ mất nhiều thời gian hơn cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng nhưng nó sẽ chắc chắn hơn so với quyết định nhanh chóng của xã hội theo chủ nghĩa cá nhân.