Định hướng bên ngoài và bên trong

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CÁC ĐẶC TÍNH VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM SỬ DỤNG MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC PHÁP LUẬN CỦA TROMPERNAARS (Trang 47 - 50)

Mối liên hệ giữa định hướng tự nhiên và nền văn hóa kinh doanh; mối quan hệ giữa con người và tự nhiên có sự liên hệ trực tiếp và rất giống với mối quan hệ giữa tổ chức và thị trường. Nếu đối với mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được thể hiện qua sự thích ứng với môi trường sống, sự hòa hợp với tự nhiên với những đặc điểm khắc nghiệt của tự nhiên như các nước Nhật Bản, Philippines, Hà Lan,… người dân quen thuộc với những biến động bất thường của thời tiết thì trái ngược lại ở những quốc gia thời tiết ôn hòa sự ứng phó trước những biến đổi là rất chậm chạp. Tương tự như vậy mối quan hệ giữa tổ chức và thị trường được thể hiện qua sự nhạy bén với những biến đổi của nhu cầu thị trường. Một sản phẩm thành công không chỉ đơn giản chúng ta sẵn sàng làm nó hay bởi những đặc điểm thiết kế hấp dẫn khách hàng. Liệu chúng ta có sẵn sàng chấp nhận định hướng từ khách hàng cho dù định hướng đó khác biệt hoàn toàn so với định hướng ban đầu của chúng ta không? Liệu doanh nghiệp có thay đổi suy nghĩ mặc dù rõ ràng những sở thích của khách hàng khác hoàn toàn so với những suy nghĩ của công ty. Qua ví dụ trên ta thấy một phần tính cách dân tộc được thể hiện qua sự tự chủ đối với thiên nhiên cũng được biểu hiện qua sự thích ứng của doanh nghiệp đối với nhu cầu của thị trường.

Trong xã hội tồn tại hai định hướng chính về tự nhiên. Tư tưởng thứ nhất (tư tưởng định hướng bên trong) quan niệm rằng con người có thể và nên kiểm soát tự nhiên bằng cách áp đặt ý chí của họ lên trên sức mạnh của tự nhiên. Tư tưởng thứ hai (tư tưởng định hướng bên ngoài) quan niệm rằng con người là một phần của tự nhiên và họ cần phải tuân theo quy luật. Những người theo tư tưởng thứ nhất khi hoạt động thường là những người mạnh mẽ, chủ động tạo những điều kiện thuận lợi nhất trong môi trường làm việc theo chủ đích của mình. Nhưng ngược lại những cá nhân theo phương diện thứ hai có xu hướng coi bản thân như là một sản phẩm của tự nhiên, một bộ phận của môi

trường, họ hành động một cách thụ động và bị định hướng bởi môi trường, họ dễ thỏa mãn với những gì mình đang có và không có ý nghĩ muốn cải biến môi trường một cách khác đi theo hướng có lợi cho mình.

Đa số nền văn hóa chịu ảnh hưởng bởi định hướng bên trong là nền văn hóa có những người tham gia hoạt động kinh doanh tốt hơn. Trong nền văn hóa ấy các doanh nghiệp luôn chủ động tạo ra những chiến lược kinh doanh giành lợi thế cạnh tranh so với những tập đoàn khác. Họ chủ động thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển và trở thành những người tiên phong khám phá về thị trường và chinh phục, chiếm lĩnh thị trường.Nhưng ngược lại phần lớn các doanh nghiệp thuộc môi trường định hướng bên ngoài các doanh nghiệp thường bị đánh bại bởi họ thiếu đi tính chủ động trong hoạt động tìm kiếm và chinh phục thị trường. Những gì họ làm thường đi theo một lối mòn có sẵn hay chỉ là sản xuất ra những sản phẩm đã quen thuộc và không có tính sáng tạo cao.

Tình huống 5.

Bạn lựa chọn nhận định nào trong các nhận định sau:

a. Nên cố gắng kiểm soát các thế lực tự nhiên quan trọng như thời tiết. b. Tự nhiên có quy luật của nó, chúng ta chỉ cần chấp nhận và làm những

gì tốt nhất có thể.

Dưới đây là bản thống kê và so sánh mức độ kiểm soát tự nhiên của người dân Việt Nam và một số nước khác.

Hình 2.10 Kiểm soát tự nhiên

(Nguồn: Trompernaars 2009 và nhóm nghiên cứu)

Việt Nam thuộc nhóm các nước có nền văn hóa định hướng bên ngoài. Với tỉ lệ lựa chọn kiểm soát tự nhiên là 29%, đây còn là tỉ lệ lựa chọn rất thấp. Cũng như các quốc gia khác như Bahrain, Ai Cập, Trung Quốc, Indonesia … (đa phần các nước thuộc khu vực châu Á) xã hội Việt Nam cùng có chung đặc điểm: con người dễ bị thu động, họ luôn quan niệm chỉ cần làm tốt những gì phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình không cần có sự bứt phá. Nhưng ngược lại các nước phương Tây như Đan Mạch, Pháp, Tây Ban Nha và Cuba tỉ

lệ người lựa chọn cần kiểm soát tự nhiên là khá cao. Họ cho rằng cần không ngừng cải thiện môt trường sống để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tâm lí của những nước phương Tây nói chung là luôn chủ động và thành công của họ đạt được thường gắn liền với việc chế ngự hoàn cảnh bên ngoài.

Những đặc trưng trong văn hóa kinh doanh tại Việt Nam:

Đa phần các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở tại Việt Nam không có tính chủ động trong công việc, họ thường chỉ nhận lệnh từ cấp trên xuống và làm theo định hướng của lãnh đạo. Sự sáng tạo và việc có những đề xuất nhằm đổi mới môi trường việc theo hướng có lợi cho bản thân là rất ít.

Những ý kiến mang tính đòi hỏi của cá nhân và vì mục tiêu của cá nhân còn rất hạn chế. Dường như các đối tượng hữu quan của doanh nghiệp như người lao động, người tiêu dùng hay cộng đồng địa phương không tự nhận thấy vai trò tiếng nói và quyền lợi của mình trong một số tình huống như áp bức người lao động, trả lương thấp, gây ô nhiễm môi trường sống. Do đó họ tự đánh mất đi cơ hội nhằm cải thiện cho mình môi trường làm việc tốt hơn. Môi trường sống lành mạnh hơn.

Ở các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết đều chưa có những bản chiến lược, sứ mệnh hay mục tiêu rõ ràng và được công bố rộng rãi. Tất cả chỉ dừng lại ở những bản kế hoạch và định hướng. Điều này trái ngược hẳn với các doanh nghiệp Nhật Bản, một công ty dù là rất nhỏ cũng có bản chiến lược của riêng mình. Bản chiến lược này được phổ biến tới tất cả mọi nhân viên. Mọi hoạt động của công ty luôn được định hướng và vì mục tiêu thực hiện tốt chiến lược đã đề ra do vậy các doanh nghiệp Nhật Bản phần lớn đạt được thành công trong quá trình hoạt động.

Mặc dù hoạt động nghiên cứu và phát triển giúp các doanh nghiệp giành lợi thế đứng đầu về tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tạo ra sản phẩm mới,đứng đầu về công nghệ nhưng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thiếu tính chủ động trong hoạt động này.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CÁC ĐẶC TÍNH VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM SỬ DỤNG MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC PHÁP LUẬN CỦA TROMPERNAARS (Trang 47 - 50)