Sự khác biệt trong lựa chọn theo khu vực kinh tế

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CÁC ĐẶC TÍNH VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM SỬ DỤNG MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC PHÁP LUẬN CỦA TROMPERNAARS (Trang 53 - 56)

Hình 2.14: Sự khác biệt trong lựa chọn theo khu vực kinh tế

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu thống kê)

Xã hội Việt Nam theo định hướng đặc thù với những biểu hiện về văn hóa như: người Việt Nam đa số có tính cả nể, thiếu tính quyết đoán, xử lí công việc còn nặng tình cảm cá nhân. Tuy vậy mức độ biểu hiện văn hóa ở phương diện này đối với hai khu vực kinh tế trong nhà nước và ngoài nhà nước là khác nhau. Theo thống kê của nhóm nghiên cứu, phần trăm những người làm việc trong khu vực nhà nước theo phương diện đặc thù là 71% cao hơn so với khu vực ngoài nhà nước là 63%. Người đi làm trong các doanh nghiệp trong nhà nước đa phần vẫn nặng mối quan hệ hơn, nhiều hoạt động tuyển dụng hay đề bạt trong doanh nghiệp được thông qua bằng hình thức giới thiệu người thân quen. Môi trường làm việc tính kỉ luật chưa cao. Người đi làm trong các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước cũng theo phương diện đặc thù nhưng ở mức thấp hơn. Môi trường làm việc thuộc khu vực này có tính kỉ luật cao hơn, xử lí công việc dựa trên điều lệ có sẵn ít ràng buộc bởi quan hệ tình cảm.

Đối với định hướng cá nhân- cộng đồng: người đi làm thuộc khu vực nhà nước có 63% theo xu hướng cộng đồng, ngược lại người đi làm thuộc khu vực ngoài nhà nước có 53% theo xu hướng này. Đây là con số phản ánh đúng

thực trạng xã hội hiện nay. Những người làm việc thuộc khu vực nhà nước thường có tình cộng đồng cao hơn do họ được gắn kết bởi chính quyền và đoàn thể; hành động, lối sống hay cách cử xử của họ cần phải phù hợp với chuẩn mực tác phong của người nhà nước, ngược lại cá nhân làm việc trong doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước cái tôi trong họ mạnh mẽ hơn, sự ràng buộc giữa hình ảnh của tổ chức và họ ít hơn do đó tính liên kết giữa các cá nhân cũng kém hơn.

Định hướng cụ thể - phổ biến: đối với phương diện này các cá nhân trong khu vực nhà nước có định hướng phổ biến rất cao (91%) và sự lựa chọn của người đi làm trong tình huống này theo định hướng phổ biến là 77%. Người Việt Nam nói chung có không gian sống mở, văn hóa sinh hoạt làng xã vẫn còn phổ biến trong xã hội. Môi trường làm việc và môi trường khác như đan xen vào nhau. Những đồng nghiệp tại công ty có thể xây dựng mối quan hệ thân thiết nếu như họ hợp tính nhau, những câu chuyện hàng ngày tại gia đình có thể được chia sẻ cùng các đồng nghiệp để nhận được những lời khuyên hay sự đồng cảm. Điều này khác biệt hẳn so với những nước theo định hướng cụ thể như Pháp.

Người đi làm trong khối nhà nước với 84% theo định hướng quy gán đã tạo nên sự khác biệt lớn so với sự lựa chọn của người đi làm thuộc khu vực ngoài nhà nước (76%). Đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước, những mối quan hệ thân quen được ưu ái hơn, bên cạnh đó mức độ ưu tiên công việc cũng được dựa trên danh tiếng hay vị thế của gia đình. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng có đặc điểm này tuy vậy định hướng quy gán đang giảm dần nhờ sự tăng lên của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, dân chủ. Người có năng lực sẽ được khẳng định bản thân và có khả năng phát triển.

Định hướng bên trong- bên ngoài: Việt Nam là nước có xu hướng theo định hướng bên ngoài, với tỉ lệ lựa chọn cao định hướng này trong khu vực nhà

nước là 82% và trong khu vực ngoài nhà nước là 65% . Những người làm việc trong doanh nghiệp nhà nước nhìn chung kém năng động hơn các cá nhân làm việc tại doanh nghiệp ngoài nhà nước. Trước những biến động của môi trường làm việc thì khu vực nhà nước cũng tỏ ra kém thích nghi hơn do quan niệm thích làm việc với sự đảm bảo ổn định trong doanh nghiệp nhà nước và ngược lại cá nhân làm việc trong môi trường ngoài nhà nước luôn sẵn sàng đón nhận những thử thách để chứng tỏ năng lực và tìm kiếm sự thăng tiến.

Người Việt Nam đa phần có xu hướng theo phương diện trung lập trong cả hai khu vực kinh tế trong nhà nước và ngoài nhà nước. Sự điềm tĩnh, kín kẽ và ít xung đột là những đặc điểm tính cách dễ nhận thấy khi giao tiếp với người Việt Nam lần đầu tiên.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CÁC ĐẶC TÍNH VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM SỬ DỤNG MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC PHÁP LUẬN CỦA TROMPERNAARS (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w