Có sáu khái niệm nghiên cứu ở dạng biến tiềm ẩn. Kết quảđánh giá sơ bộthang đo
các khái niệm trên thông qua phân tích nhân tố EFA, hệ sốđộ tin cậy omega, và đánh
giá lại các thang đo qua phân tích nhân tố khẳng định CFA cho thấy các thang đo đạt yêu cầu vềđộ tin cậy và giá trị(độ tin cậy omega, độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích,
giá trị hội tụ, giá trị phân biệt). Kết quả này cho chúng ta một số hàm ý như sau:
Một cách tổng quát, các kết quả về đo lường trong nghiên cứu này cho thấy các
76
thông qua bổxung và điều chỉnh cho phù hợp với từng thị trường. Về mặt nghiên cứu kết quảđo lường góp phần kích thích các nghiên cứu tiếp theo điều chỉnh, bổ xung và sử dụng trong lĩnh vực hành vi tiêu dùng đối với từng sản phẩm cụ thểứng với từng thị trường cụ thể.
Về mặt thực tiễn: thang đo vềkích thích marketing đối với 1 sản phẩm chủ yếu vẫn
là 4P. Điều này gợi ý cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối smartphone chú trọng
vào 4P đểđáp ứng tốt hơn đối với khách hàng của mình.
Thang đo kích thích từmôi trường (phi marketing). Gồm 3 biến quan sát: kích thích từmôi trường học tập, kích thích từmôi trường công nghệ và kích thích từmôi trường sinh sống xung quanh. Trong đó môi trường công nghệlà đóng góp vào nhân tố kích thích từmôi trường nhiều nhất với trọng số nhân tố là 0.86, điều này mặc dù ngoài sự
kiểm soát trực tiếp của các nhà marketing tuy nhiên các nhà quản trị của các công ty công nghệ nói chung và công ty kinh doanh smartphone nói riêng có thể góp phần của mình làm phát triển công nghệđồng thời cố gắng làm tốt các sản phẩm của mình nhằm xây dựng thương hiệu tốt trong lòng người tiêu dùng từđó gây ra phản ứng tích cực từ
cộng đồng và môi trường xung quanh người tiêu dùng đó.
Thang đo nhu cầu sử dụng: thang đo này được cấu thành từ 4 biến: nhu cầu về học tập, nhu cầu về giải trí, nhu cầu về liên lạc, nhu cầu trải nghiệm công nghệ. Điều này hàm ý cho những nhà kinh doanh smartphone khi thiết kế sản phẩm cho phân khúc khách hàng này hiểu những nhu cầu quan trọng và thiết yếu của sinh viên và có thể cắt giảm những yếu tố không cần thiết làm cho chi phí sản xuất thấp nhưng vẫn đáp ứng
đầy đủ cho phân khúc khách hàng này.
Thang đo nhu cầu tìm kiếm thông tin về sản phẩm: gồm 3 biến quan sát là: tìm kiếm thông tin từ doanh nghiệp, tìm kiếm thông tin thông qua cộng đồng, tìm kiếm thông tin
thông qua người thân bạn bè. Điều này hàm ý cho các nhà quản trị: khi sản xuất kinh doanh sản phẩm cụ thể cần chú trọng tạo nên 1 thương hiệu tốt nhằm tạo ra những ảnh
hưởng gián tiếp đến khách hàng của mình từ những khách hàng sử dụng trước. Mặt khác các doanh nghiệp cũng phải tạo ra các cổng thông tin dễ dàng về từng sản phẩm của mình giúp cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm, so sánh và lựa chọn.
77
Thang đo ý định mua: thang đo này cấu thành từ 3 biến: giá, tính năng sản phẩm,
thương hiệu. khi thương hiệu mạnh kết hợp với tính năng sản phẩm phù hợp với nhu cầu và với giá cả phải chăng thì sẽ luôn luôn là lựa chọn hàng đầu trong tâm trí của khách hàng.
Thang đo quyết định mua được đo bằng 5 biến quan sát: thương hiệu, giá, tính năng
sản phẩm, thiết kế, chính sách bảo hành. Điều này hàm ý cho nhà quản trị rằng quyết
định mua của sinh viên chú trọng vào 5 biến này. Và nhà sản xuất, kinh doanh smartphone phải quan tâm đến mẫu mã hình thức đẹp vì lẽdĩ nhiên ngày nay smartphone
giống như vật trang trí luôn luôn đi theo khách hàng, tính năng sản phẩm phù hợp và chính sách bảo hành tốt, giá cả phải chăng phù hợp với phân khúc. Kết hợp với việc xây dựng dòng thương hiệu dành cho phân khúc này.