TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
Đối tượng khảo sát: Thông tin sẽ được thu thập bằng cách phát bảng câu hỏi trực tiếp đến tay các sinh viên. Phương pháp chọn mẫu: Trong nghiên cứu này, mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất. Trong đó, phương pháp chọn mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương phápthuận tiện. Nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận.
Quy mô mẫu: Phương pháp phân tích được sử dụng để rút trích nhân tố trong nghiên cứu này làphương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích nhân tố cần ít nhất 50 quan sát, tốt hơn là 100 quan sát và kích thước mẫu gấp 5 lần số biến quan sát.
Phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích mô hình tuyến tính , các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng ý là phương pháp
này đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn(Raykov & Widaman 1995).
Tuy nhiên kích thước mẫu bao nhiêu thì được gọi là lớn thì vẫn chưa rõ ràng, hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng, như phương pháp ML
thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150(Hair & ctg 1998). Cũng có nhà thống kê thì cho rằng kích thước mẫu nên là 200(Hoelter 1983). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu nên là 5 quan sát cho 1 tham số cần ước lượng (Bollen 1989).
Nghiên cứu này cókhoảng 50tham số cần ước lượng vậy kích thước mẫu nên là: 250 (50 *5).
35
Vậy tác giả tổng hợp các khuyến nghị như trên thì kích thước mẫu dự kiến mong muốn là từkhoảng 300. Để đạt được kích thước mẫu này tác giả phát ra 600 bảng câu hỏi.