Hồn thiện khâu dánh giá các chỉ tiêu phi tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (Trang 94 - 107)

Cần xem xét lại các tiêu chí đưa ra chấm điểm, nếu tiêu chí nào thực sự khĩ cĩ khả năng đánh giá chính xác, chỉ mang tính định tính thì nên nghiên cứu để đưa ra phương pháp đánh giá sát với thực tế hơn, như vậy độ chính xác của tổng các chỉ tiêu sẽ tăng lên. Hoặc nếu như cảm thấy tiêu chí đĩ khơng phù hợp thì cĩ thể loại bỏ khỏi quy trình, đưa những tiêu chí khác hợp lý hơn.

* Đối với tiêu chí số dư tiền gửi trung bình tháng

Cần điều chỉnh lại thang điểm đánh giá cho hợp lý. Mặc dù số dư tiền gửi cao cĩ thể thể hiện được khả năng tài chính mạnh và thái độ tốt của khách hàng trong việc thực hiện cam kết chuyển doanh thu về SCB, nhưng việc duy trì số dư này trung bình hàng tháng từ 1 đến 5 tỷ đồng là quá cao, nhất là đối với những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, tiền của họ luơn được đưa vào kinh doanh để sinh lợi nhuận chứ khơng phải nằm im trong tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Trong trường hợp này nếu chúng ta đánh giá họ khơng cao và cho điểm thấp thì hồn tồn khơng hợp lý.

Tiêu chí này nên được so sánh với các nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ lãi mà doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng trung bình hàng tháng. Bởi các doanh nghiệp cĩ các khoản vay khác nhau nên khơng thể áp đặt một con số cố định

cho tiêu chí này, nếu một doanh nghiệp nhỏ chỉ vay 1 tỷ đồng và một doanh nghiệp lớn vay đến 100 tỷ đồng đều được đánh giá chung một biểu điểm về số dư tiền gửi trung bình tháng như hiện nay thì hồn tồn khơng hợp lý. Số dư tiền gửi chỉ cần đảm bảo trả được các khoản nợ gốc và nợ lãi hàng tháng, điều này tiện cho ngân hàng chỉ việc tự động trích tài khoản của khách hàng để thu nợ, khơng phải lo lắng nhiều về việc nhắc nợ các khách hàng của mình.

Việc xác định tiêu chí này cĩ thể tính như sau:

X = tháng hàng lãi nợ và gốc Nợ tháng hàng bình trung gửi tiền dư Số X ĐIỂM > 2,0 20 > 1,5 16 >1,0 12 > 0,5 8 < 0,5 4

* Đối với tiêu chí sử dụng vốn vay đúng mục đích

Tiêu chí này phụ thuộc khá nhiều vào các cán bộ trực tiếp chấm điểm. Do đĩ để đánh giá chính xác thì yêu cầu các cán bộ tín dụng phải cĩ biên bản kiểm tra sử dụng vốn sau mỗi lần giải ngân cho khách hàng, phải cĩ các chứng từ, hố đơn, … chứng minh được khách hàng của mình sử dụng vốn đúng mục đích. Và việc kiểm tra cần phải được tiến hành thường xuyên, khơng phải chỉ khi cĩ cơng văn đưa xuống yêu cầu chấm điểm hoặc khi chuẩn bị cĩ đợt kiểm sốt mới bắt đầu đi kiểm tra. Điều này cũng yêu cầu cán bộ chấm điểm phải cĩ khả năng quan sát và kiến thức đủ vững vàng về các ngành nghề kinh doanh để đánh giá đúng về mục đích sử dụng vốn của khách hàng.

Để đánh giá chính xác tiêu chí này thì cán bộ tín dụng sẽ mất rất nhiều thời gian. Do đĩ việc này cần được giao cho phịng Phát triển và chăm sĩc khách hàng hoặc phịng Maketing, như vậy sẽ đúng chuyên mơn hơn. Các phịng ban này sẽ làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, làm phiếu thăm dị để đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc này sẽ rất tốn kém bởi ngân hàng cĩ rất nhiều khách hàng, khơng thể tiến hành thăm dị hay nghiên cứu tất cả.

Như vậy thì việc nghiên cứu chỉ nên tiến hành với một số doanh nghiệp (thường là doanh nghiệp lớn), những doanh nghiệp vừa và nhỏ khác sẽ do người chấm điểm tìm hiểu từ các đối tác đầu vào đầu ra, từ việc quan sát mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong khu vực. Tĩm lại thì doanh nghiệp nào đã được các phịng chịu trách nhiệm đánh giá về thương hiệu thì cán bộ chấm điểm sẽ khơng cần đi thẩm định lại, thời gian sẽ dành cho việc nghiên cứu và tìm hiểu các khách hàng cịn lại.

* Đối với các tiêu chí khác:

Chẳng hạn như tiêu chí mức độ thành cơng của Ban lãnh đạo hay tiêu chí ảnh hưởng khi tham gia các tổ chức … đây đều là những tiêu chí khĩ đánh giá, muốn tăng độ chính xác thì việc cần thiết là phải loại bỏ được tính chủ quan của người chấm điểm đối với các tiêu chí này. Để được vậy thì cán bộ chấm điểm khơng thể chỉ ngồi tại chỗ mà phải tích cực chủ động tiếp xúc với thực tế, phải tìm hiểu thật nhiều mới cĩ kiến thức đủ vững vàng để đưa ra những đánh giá cĩ cơ sở và đáng tin cậy, trong trường hợp được yêu cầu giải trình cho cấp trên về cách đánh giá khách hàng của mình thì phải đủ lý lẽ để bảo vệ được quan điểm. Nhưng điều quan trọng nhất ở đây là cán bộ chấm điểm phải thực sự trung thực khi tiến hành cơng tác này, cĩ như vậy thì kết quả mới đáng tin cậy được.

Ngân hàng cần điều chỉnh lại các thơng số về trọng số điểm tài chính và phi tài chính giữa doanh nghiệp cĩ kiểm tốn và doanh nghiệp khơng cĩ kiểm tốn. Chênh lệch trọng số giữa hai loại hình này cần phải được điều chỉnh lại để giảm sự cách biệt quá lớn như hiện nay. Trọng số này cần được đánh giá dựa vào độ tin cậy của hai nguồn thơng tin tài chính và phi tài chính. Đối với từng khách hàng thì độ tin cậy này cĩ thể biến động rất nhiều.

Ví dụ với một doanh nghiệp lập báo cáo tài chính khơng cĩ kiểm tốn nhưng cán bộ phụ trách khách hàng kiểm tra rất sát sao và thường xuyên, doanh nghiệp đang trong thời kỳ tăng trưởng mạnh, cũng muốn thể hiện tình hình thực tế của mình nên đã thực hiện cơng tác kế tốn rất chính xác và trung thực, do đĩ các chỉ tiêu tài chính là đáng tin cậy. Trong trường hợp này nếu tính điểm tổng hợp theo tỷ trọng điểm tài chính chỉ cĩ 35% thì thật khơng hợp lý.

Trong trường hợp khác, nếu khách hàng là một doanh nghiệp được đánh giá tốt nhưng mới quan hệ với SCB lần đầu, khi đĩ điểm tài chính cĩ thể sẽ cao nhưng điểm phi tài chính thì rất thấp vì đây là khách hàng mới hồn tồn, khơng thể xác định được các tiêu chí như khả năng trả nợ, số dư tiền gửi, … Nếu chúng ta tính tỷ trọng điểm phi tài chính cho khách hàng là 65% thì chắc chắn điểm tổng kết sẽ bị giảm đi rất nhiều, khi đĩ doanh nghiệp này sẽ bị tụt hạng so với các doanh nghiệp khác.

Như vậy, cần cĩ sự linh động giữa các tỷ trọng. Nếu cán bộ trực tiếp chấm điểm đánh giá được nguồn tin nào đáng tin cậy hơn thì cĩ thể thay đổi tỷ trọng khi tính điểm tổng hợp theo nhận định của mình và kèm theo một tờ trình để các cấp lãnh đạo chấp nhận việc thay đổi tỷ trọng đĩ là hợp lý. Việc quan trọng là các cán bộ chấm điểm này phải bảo vệ được quan điểm của mình trước cấp lãnh đạo khi được yêu cầu giải trình.

Trong cơng tác chấm điểm và xếp hạng, cần tách cán bộ tín dụng và khách hàng của họ ra riêng biệt. Cĩ thể lập một phịng ban chỉ làm nhiệm vụ chấm điểm và xép hạng hoặc tiến hành cho chấm chéo giữa các cán bộ tín dụng với nhau. Giải pháp này tuy sẽ tốn nhiều kinh phí và thời gian hơn nhưng cán bộ tín dụng cĩ thể giúp đồng nghiệp của mình bằng cách cung cấp các thơng tin mà mình biết, cịn người trực tiếp chấm sẽ tiến hành kiểm tra thực tế để đánh giá chính xác các tiêu chí. Việc này cĩ thể tránh được phần nào nguyên nhân chủ quan khi chấm điểm phi tài chính. Nếu cán bộ tín dụng chấm điểm cho chính khách hàng của mình, khi ra kết quả khơng đạt tiêu chuẩn, họ cĩ thể điều chỉnh một vài chỉ tiêu phi tài chính để nâng cao số điểm hơn nhằm đưa khách hàng lên mức hạng xếp loại cao hơn vì thực tế các chỉ tiêu phi tài chính rất khĩ kiểm sốt, cĩ thể sửa đổi tùy theo ý muốn chủ quan của người chấm.

Về phía Ban lãnh đạo cần tổ chức kiểm sốt chặt chẽ cơng tác chấm điểm tại các đơn vị bằng cách kiểm tra đột xuất một hồ sơ khách hàng nào đĩ đang trong thời gian chấm điểm để xem xét tình hình thực hiện chấm điểm của đơn vị đĩ cĩ diễn ra như đúng quy trình hay khơng. Hoặc sau khi cĩ điểm tổng hợp của tồn đơn vị, cĩ thể yêu cầu cán bộ chấm điểm giải trình về cách cho điểm một khách hàng đang trực tiếp quản lý để xem cĩ đủ lý lẽ thuyết phục hay khơng.

Ngồi ra, Ban lãnh đạo cần phải liên hệ với Phịng Nhân sự, Phịng Quản lý đào tạo, xem xét khối lượng cơng việc, lịch cơng tác của các cán bộ chấm điểm, gia hạn thời gian hợp lý để các chi nhánh cĩ thể tiến hành kiểm tra thực tế và đánh giá đúng tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, tránh để tình trạng đưa cơng văn chấm điểm xuống khi phịng chịu trách nhiệm chấm điểm cĩ phần lớn nhân viên được cử đi học các khĩa đào tạo của ngân hàng, số nhân viên cịn lại trong phịng khĩ cĩ thể hồn thành cơng việc trong thời gian quy định một cách hiệu quả và cĩ chất lượng được. Khi đĩ sẽ

tạo áp lực phải hồn thành cơng việc đúng chỉ tiêu nên các cán bộ trực tiếp chấm điểm sẽ tiến hành cơng việc mnột cách hình thức, khơng thể nào chính xác được.

Ban lãnh đạo cần tiếp tục nghiên cứu, nhận các ý kiến đĩng gĩp từ nhân viên, kết hợp xem xét và tổng hợp để sửa đổi quy trình cho phù hợp với điều kiện của Ngân hàng, để nĩ trở nên thiết thực hơn và khơng quá xa rời thực tế. Cĩ thể tiến hành nghiên cứu tìm hiểu quy trình của các ngân hàng khác trong nước cũng như nước ngồi để khắc phục các nhược điểm và bổ sung những thiếu sĩt cho quy trình của mình ngày càng hồn thiện hơn. Phải liên tục đưa ra những quy định mới ngay khi phát hiện sai sĩt để cĩ thể điều chỉnh kịp thời, tránh để tình trạng cứ tiếp tục sử dụng quy trình cũ cho đến khi nào hồn tất việc nghiên cứu mới ban hành quy trình mới.

Ngồi ra, cũng cần đề xuất ý kiến với Ngân hàng Nhà nước về việc đưa ra một quy trình áp dụng chung cho tồn bộ hệ thống ngân hàng trong nước về việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. Khi đĩ sẽ khơng cịn tình trạng mỗi ngân hàng cĩ một quy trình riêng biệt như hiện nay, việc đánh giá sẽ trở nên cĩ hệ thống và cĩ quy mơ hơn. Nếu trong tồn bộ hệ thống ngân hàng thống nhất dùng chung những tiêu chí chấm điểm thì cĩ thể tiến đến việc sử dụng chung kết quả chấm điểm giữa các ngân hàng với nhau, mỗi tổ chức sẽ khơng phải tốn nhiều thời gian và kinh phí cho việc nghiên cứu đưa ra một quy trình của riêng mình. Mà việc một ngân hàng cĩ thể tự đưa ra một quy trình hồn hảo là chuyện rất khĩ xảy ra, vì khi đứng trên quan điểm chủ quan riêng của mỗi ngân hàng, cĩ thể quy trình đĩ chỉ phù hợp với ngân hàng mình mà thơi. Như vậy sẽ khơng thể tránh khỏi những nhược điểm mang tính chủ quan.

Hiện tại nếu chưa thể cĩ một hệ thống chung với quy mơ lớn trên cả nước thì một số các ngân hàng trong cùng liên minh cĩ thể hợp tác với nhau, cùng nghiên cứu và thảo luận về việc sử dụng chung một quy trình nào đĩ.

Khi cĩ sự kết hợp như vậy thì sẽ hạn chế được rất nhiều sai sĩt trong quy trình mà trong trường hợp mỗi ngân hàng tự thực hiện một cách độc lập sẽ khơng cách nào nhận thấy được. Cách làm này sẽ dễ đưa ra một quy trình tuy chưa thể gọi là hồn hảo nhưng nĩ cĩ tính thống nhất giữa các ngân hàng với nhau, ít ra thì kết quả chấm điểm của cùng một khách hàng tại các ngân hàng khác nhau sẽ khơng cịn khác biệt như hiện nay.

Kết luận chương 3

Qua việc phân tích các ưu nhược điểm của quy trình, chỉ ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan, chúng ta mới thấy được quy trình trên chưa hẳn là hồn hảo. Đúng là nĩ cĩ thể chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho doanh nghiệp một cách khá đơn giản nhưng kết quả cuối cùng lại khơng được chính xác lắm, khi đĩ việc đánh giá chỉ cĩ thể làm một cách khái quát, khơng phát huy được vai trị hỗ trợ cho cơng tác tín dụng của quy trình này.

Các giải pháp đề xuất trên đây hiện chỉ mang tính tham khảo, nĩ cũng chưa được áp dụng trong thực tế nên khơng phải là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên một quy trình muốn hồn thiện thì cần phải cĩ những sai sĩt đi cùng với những ưu điểm, sau vài lần nghiên cứu tìm ra biện pháp khắc phục thì quy trình sẽ trở nên chặt chẽ và hợp lý hơn, cĩ thể lúc đĩ vẫn cịn vài nhược điểm nhưng đĩ chỉ là những vấn đề nhỏ, cĩ thể chấp nhận được. Bất cứ một giải pháp nào đưa ra nhằm hồn thiện quy trình cần phải tiến hành trong thực tế, nếu thật sự thấy khơng khả thi và khơng phù hợp thì loại bỏ ngay.

KẾT LUẬN

---  ---

Tín dụng đầu tư là một bộ phận quan trọng trong mỗi Ngân hàng thương mại, nĩ đánh giá khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng cĩ hiệu quả hay khơng. Để hỗ trợ cho cơng tác này thì Ngân hàng TMCP Sài Gịn đã đưa xếp hạng tín dụng khách hàng vào áp dụng từ tháng 4 năm 2007. Do hệ thống XHTD mới được áp dụng lần đầu nên vẫn chưa hồn thiện và chưa thực sự phát huy hết vai trị của nĩ.

Hệ thống xếp hạng tại SCB nhìn chung khá chi tiết và đầy đủ, nếu chỉ xét trên lý thuyết thì nĩ cĩ thể được đánh giá là hồn chỉnh hơn so với những hệ thống xếp hạng tại các ngân hàng khác trong nước. Hệ thống thể hiện khá nhiều ưu điểm, hỗ trợ được phần nào những vấn đề liên quan đến cơng tác tín dụng. Bên cạnh đĩ nĩ vẫn tồn tại vài nhược điểm mà chỉ khi áp dụng trong thực tế chúng ta mới cĩ thể nhận ra được.

Hiện nay thì việc cần cĩ một hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng là khơng thể thiếu ở bất kỳ Ngân hàng nào. Vì thế, đối với một ngân hàng được đánh giá là khá mạnh về mảng tín dụng như SCB thì quy trình này lại càng cần thiết hơn. Ban lãnh đạo Ngân hàng cần phải nghiên cứu những vấn đề cịn tồn tại để cĩ biện pháp sửa đổi kịp thời cho phù hợp với điều kiện của Ngân hàng mình và phát huy hết khả năng hỗ trợ của nĩ đối với cơng tác tín dụng, làm cho cơng tác tín dụng ngày càng phát triển, thu hút được nhiều khách hàng và để thương hiệu SCB chiếm được vị trí vững chắc trên thương trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính - F.S. Minskin, NXB khoa học và kỹ thuật

2. Tạp chí Ngân hàng, thời báo Ngân hàng

3. Quản trị Ngân hàng Thương mại - Peter Rose, NXB Tài chính 4. Cẩm nang quản trị tín dụng Ngân hàng –PGS Mai Siêu, TS Đào Minh Phúc, NXB Thống kê 5. Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng -

PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê 6. Website của các Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (Trang 94 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w