Xác định ngành nghề chính xác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (Trang 92 - 94)

Ngân hàng phải luơn cập nhật những ngành nghề mới để cĩ thể phân chia doanh nghiệp theo nhĩm ngành một cách chính xác. Nếu một doanh nghiệp cĩ hoạt động kinh doanh thuộc nhiều nhĩm ngành thì khơng nên chấm

điểm theo ngành nghề đem lại tỷ trọng doanh thu cao nhất mà cần chấm điểm theo tỷ trọng doanh thu mang lại của từng ngành riêng biệt.

Ví dụ như doanh nghiệp A vừa sản xuất mái tole, thép, vừa kinh doanh mua bán gạch, nước sơn, xi măng … với tỷ trọng doanh thu hai ngành đem lại là 55 tỷ đồng và 45 tỷ đồng, tương đương 55% - 45% thì tiến hành chấm điểm các chỉ tiêu tài chính theo cả hai bảng dành cho ngành cơng nghiệp và ngành thương mại dịch vụ, sau khi cĩ kết quả điểm từ hai bảng sẽ nhân với trọng số theo tỷ trọng doanh thu của hai hoạt động này để cĩ tổng điểm tài chính. Như vậy sẽ hợp lý hơn so với việc chúng ta áp đặt doanh nghiệp A theo nhĩm cơng nghiệp hoặc nhĩm thương mại dịch vụ.

Cơng nghiệp Thương mại dịch vụ

Doanh thu từng ngành 55 tỷ đồng 45 tỷ đồng

Điểm tín dụng 60.8 67.2

Xếp loại B BB

Tỷ trọng theo doanh thu 55% 45%

Tổng điểm theo tỷ trọng 63.68

Xếp loại BB

Trong ví dụ trên, nếu chúng ta đưa doanh nghiệp A vào loại hình ngành nghề là cơng nghiệp thì kết quả chỉ xếp loại doanh nghiệp ở loại B, trong khi nếu tính điểm tổng hợp theo tỷ trọng từng ngành thì doanh nghiệp đạt loại BB. Như vậy các chính sách tín dụng chúng ta áp dụng theo kết quả chấm được sẽ khác nhau giữa hai cách chấm điểm, nếu doanh nghiệp chỉ xếp loại B thì chúng ta phải thu hẹp tín dụng, cĩ thể đĩ sẽ là một quyết định sai lầm, bỏ lỡ mất một khách hàng tốt. Điều đĩ cho thấy nếu chúng ta cứ tiến hành theo quy trình mà xa rời thực tế thì kết quả cuối cùng khĩ mà tin cậy được.

Việc tiến hành chấm điểm mỗi hoạt động của doanh nghiệp theo từng ngành riêng biệt rồi nhân với trọng số doanh thu này sẽ rất phù hợp với những doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề. Bởi thực tế cĩ những doanh nghiệp khơng chỉ hoạt động kinh doanh ở hai lĩnh vực như ví dụ trên mà cĩ thể hoạt

động ở 4-5 lĩnh vực thuộc nhiều nhĩm ngành khác nhau. Đĩ mới chính là những doanh nghiệp lớn, nguồn thu nhập từ nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ là điều kiện thuận lợi khi họ đi vay bởi nếu trong tương lai cĩ một lĩnh vực nào đĩ bị hạn chế theo chính sách của ngành hay kinh doanh bị lỗ do biến động thị trường thì doanh nghiệp cũng khơng bị phá sản do cịn các lĩnh vực khác chống đỡ. Ngân hàng đánh giá cao những khách hàng như vậy, vì thế việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng một cách chính xác theo từng ngành nghề là việc làm cần thiết để xem xét các chính sách cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (Trang 92 - 94)