Thực trạng Chất lượng thực hiện chương trình du lịch tại công ty.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao Chất lượng thực hiện các chương trình du lịch trong dịp lễ của công ty TNHH MTV lữ hành Vitours Đà Nẵng (Trang 46 - 47)

- Về khả năng sinh lời: Năm 2009, khả năng sinh lời của Công ty thể hiện ở chỉ tiêu ROA

2.3.4.Thực trạng Chất lượng thực hiện chương trình du lịch tại công ty.

Tóm lại, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định dựa vào lợi nhuận đạt được trên cơ sở lấy doanh thu bù đắp chi phí Để tăng hiệu quả kinh doanh thì công ty có thể

2.3.4.Thực trạng Chất lượng thực hiện chương trình du lịch tại công ty.

2.3.4.1. Chất lượng thực hiện chương trình du lịch thực tế Vitour cung cấp cho khách du lịch:

Nói đến đánh giá Chất lượng là nói đến sự so sánh, đối chiếu. Đối với chương trình du lịch thì là sự so sánh đối chiếu giữa Chất lượng mong đợi và Chất lượng cảm nhận của du khách. Vì vậy, để đánh giá Chất lượng thực hiện chương trình du lịch trong dịp lễ của công ty Vitours tại Tp Đà nẵng, em tiến hành nghiên cứu Chất lượng mong đợi và Chất lượng cảm nhận của du khách khi tham gia chương trình du lịch trong dịp lễ tại công ty. Sau đó, sẽ so sánh chênh lệch của 2 yếu tố trên. Từ đó đưa ra các đánh giá về chất lượng thực hiện chương trình du lịch.

a. Mục tiêu nghiên cứu:

+ Du khách đánh giá như thế nào về Chất lượng thực hiện các chương trình du lịch trong dịp lễ của công ty Vitours.

+ Xác định Chất lượng cảm nhận và Chất lượng mong đợi của du khách.

+ Xác định nguyên nhân những tồn tại trong Chất lượng thực hiện chương trình du lịch tại công ty..

b. Phương pháp nghiên cứu:

• Tiến hành nghiên cứu theo 2 bước:

+ Bước 1: Nghiên cứu định tính. Trên cơ sở nghiên cứu về Chất lượng phục vụ, Chất lượng thực hiện chương trình du lịch và Chất lượng các dịch vụ lưu trú, vận chuyển, ăn uống, vui chơi giải trí và hướng dẫn viên. Liệt kê tất cả các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến Chất lượng thực hiện chương trình du lịch theo thang đo Servqual. Mỗi dịch vụ sẽ có 5 nhân tố gồm tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm, phương tiện hữu hình như đã trình bày ở phần lý thuyết. Trong mỗi nhân tố của từng dịch vụ sẽ có các biến khác nhau.

+ Bước 2: Sử dụng phương pháp định lượng với kĩ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi, nhằm xác định Chất lượng cảm nhận và Chất lượng mong đợi của du khách khi tham gia chương trình du lịch trong dịp lễ. Cuối cùng là phân tích dữ liệu thu thập được.

• Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Phỏng vấn có nhân trực tiếp thông qua bảng câu hỏi.

- Đối tượng phỏng vấn: Tất cả khách trong nước tham gia các chương trình du lịch nội địa trong dịp lễ của Vitours tại Tp Đà Nẵng.

• Phương pháp xử lý dữ liệu:

Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý dữ liệu. Sử dụng hệ số Cronbach's Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Sau đó dùng phân tích mô tả để đánh giá chất lượng thực hiện chương trình du lịch tại công ty.

2.3.4.2. Chất lượng mong đợi của du khách trước khi tham gia chương trình du lịch và Chất lượng cảm nhận của du khách sau khi tham gia chương trình du lịch của công ty.

Sau quá trình phân tích dữ liệu bằng SPSS, kết quả vế Chất lượng mong đợi và Chất lượng cảm nhận của du khách về chương trình du lịch theo từng biến được thống kê:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao Chất lượng thực hiện các chương trình du lịch trong dịp lễ của công ty TNHH MTV lữ hành Vitours Đà Nẵng (Trang 46 - 47)