- Về khả năng sinh lời: Năm 2009, khả năng sinh lời của Công ty thể hiện ở chỉ tiêu ROA
2009/2008 2010/2009 Doanh thu thuần (tỷ
Doanh thu thuần (tỷ
đồng) 137,7 139,5 174,7 105,1 125,2
Lượt khách (1000
khách) 37 43 58 116,2 134,9
(Nguồn: phòng kế toán tài chính)
Như vậy, tuy giai đoạn 2008-2009 là giai đoạn khó khăn cho việc phát triển du lịch do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, với chính sách tổ chức quản lý linh hoạt cùng với sự nổ lực của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, Công ty vẫn giữ được vị thế hàng đầu trong ngành du lịch ở miền Trung. Bước sang năm 2010, Công ty Vitours vẫn duy trì được doanh số cao với mức doanh thu năm 2010 tăng 25,2% so với doanh thu cùng kỳ năm 2009. Điều đó cho thấy sự ổn định về lượng khách du lịch, hiệu quả trong kinh doanh và sự uy tín về thương hiệu của công ty. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu trên cụ thểlà:
— Năm 2009 số lượt khách công ty đón tiếp là 43 nghìn lượt tăng 16,2% so với năm 2008 là 37 nghìn lượt và làm cho doanh thu của công ty năm 2009 là 139,5 tỷ đồng tăng 5,1% so với năm 2008 là 137,7 tỷ đồng.
— Năm 2010 số lượt khách công ty đón tiếp là 58 nghìn lượt tăng 34% so với năm 2009 là 43 nghìn lượt và làm cho doanh thu của công ty năm 2010 là 174,7 tỷ đồng tăng 25,2% so với năm 2009 là 139,5 tỷ đồng.
2.3.2.3 Kết quả kinh doanh của công ty lữ hành Vitour giai đoạn 2008-2010
Bảng 2.7. Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV lữ hành Vitours giai đoạn 2008-2010. Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 Tốc độ phát triển (%) SL % SL % SL % 2009/2 008 2010/2 009 Doanh thu Triệu 137.700 100 139.500 100 174.700 100 105,1 125,2 Chi phí ” 85.280 70,5 92.564 66,1 107.907 57,4 108,5 116,6 Lợi nhuận ” 2.958 29,5 2.582 33,9 2.710 42,6 87,3 104,9 DT/CP Lần 1,42 - 1,51 - 1,74 - - - LN/CP ” 0,42 - 0,51 - 0,74 - - -
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Hòa chung vào xu thế phát triển của nhân loại. ngành du lịch Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Trong những năm gần đây số lượng khách đến du lịch Việt Nam đã tăng đáng kể, mang lại nguồn thu khá lớn cho ngành du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. Du lịch Việt Nam đang đứng trước những vận hội và thách thức mới. Phát triển mạnh mẽ kinh doanh lữ hành là một trong những hướng đi chủ yếu của du lịch nước ta. Có xây dựng và thực hiện tốt các chương trình du lịch thì mới thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của khách hàng, đem lại hiệu quả kinh tế cho mỗi công ty cũng như tăng nguồn thu cho đất nước.
— Về doanh thu:
Nhìn chung, doanh thu tăng dần qua các năm, năm sau tăng trưởng nhanh hơn năm trước. Năm 2009 doanh thu đạt 139,5 tỷ tăng 5,1% so với năm 2008 đạt 137,7 tỷ đồng, đến năm 2010 doanh thu đạt 174,7 tỷ đồng tăng 25,2% so với năm 2009. Qua đây cho thấy công ty đã giữ vững được tốc độ tăng trưởng doanah thu hàng năm của mình. Việc tăng doanh thu của công ty là do trong những năm gần đây khách du lịch đến Đà Nẵng rất đông, tạo điều kiện thuận lợi để công ty đẩy mạnh hoạt động thu hút và khai thác nguồn khách. Bên cạnh đó thương hiệu công ty TNHH MTV lư hành Vitours ngày càng được nhiều người biết đến nên số lượng khách đến mua tour ngày càng tăng, số lượng khách công ty khai thác ngày càng nhiều. Công ty đã thu hút được nguồn khách nhờ sự nâng cấp và hoang thiện lại hệ thống cơ sở phục vụ, vì vậy chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao. Ngoài ra công ty đã phát triển đại lý bán vé máy bay cho Việt Nam Airline, đặt vé tàu lửa cho khách, và hệ thống văn phòng đại diện ở hai đầu đất nước…điều này cũng góp phần làm cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc khai thác và phục vụ để thỏa mãn nhu cầu tốt nhất cho du khách và tăng doanh thu cho công ty đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
— Về chi phí:
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch, những năm gần đây ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư vào công tác quảng cáo như in các
ấn phẩm, brochures đến khách hàng… thì trong những năm gần đây còn do yếu tố lạm phát tăng cao đã đẩy chi phí hoạt động kinh doanh của công ty tăng theo, đồng thời để tăng cường thu hút khách sau giai đoạn khủng hoảng và tăng chi phí trong việc thử nghiệm đầu tư một số tours, tuyến du lịch mới như trực thang,…đã đảy chi phí trong những năm gần đây tăng mạnh. Tuy nhiên, chi phí hoạt động của công ty đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chi phí chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu. Năm 2008 chi phí của công ty Vitours là 134,742 tỷ đồng đến năm 2009 chi phí là 136,918 tỷ đồng tăng 1,6%, năm 2010 chi phí là 171,99 tỷ đồng tăng 25,6% so với năm 2009.
— Về lợi nhuận:
Chỉ tiêu lợi nhuận giúp ta đánh giá đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vì mọi mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận trong năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008; lợi nhuận năm 2010 tăng nhẹ so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong thời gian này công ty đã bắt đầu mạnh dạn đầu tư và đưa ra nhiều chương trình du lịch mới lạ hấp dẫn và nhờ vào kinh nghiệm nhiều năm, tích cực đẩy mạnh tăng cường hệ thống cơ sở phục vụ khách nên mặc dù doanh thu tăng nhưng chi phí cũng tăng mạnh làm lợi nhuận chỉ tăng nhẹ; tuy nhiên trong tương lai lâu dài đây là những đường lối đầu tư đúng đắn của doanh nghiệp và bước đầu đã có hiệu quả tích cực như lượng khách đến với công ty ngày càng đông và lợi nhuận tăng dần. Cụ thể năm 2009 lợi nhuận của công ty đạt 2,958 tỷ đồng giảm 12,7% so với năm 2008 chỉ đạt 2,582 tỷ đồng. Năm 2010 lợi nhuận của công ty đạt 2,710 tỷ đồng tăng 4,9% so với năm 2009.
Cơ cấu doanh thu của công ty TNHH MTV lữ hành Vitours giai đoạn 2008-2010.
Bảng 2.8. Cơ cấu doanh thu từ năm 2008 đến năm 2010.
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
Tốc độ phát triển (%) 2009/2008 2010/2009 Doanh thu Tỷ 137,7 100% 139,5 100% 174,7 100% 105,1 125,2
đồng
Inbound ” 50 36,3 49 35,1 58 33,2 98 118,4
Outbound ” 16 11,6 17 12,2 23 13,2 118,8 135,3
Nội địa ” 71,7 52,1 73,5 52,7 93.7 53,6 102,5 127,5
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Qua bảng cơ cấu doanh thu của công ty chúng ta thấy rõ là doanh thu đến từ bộ phận nội địa luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Doanh thu từ khách nội địa mang lại năm 2008 là 71,7 tỷ đồng co đến năm 2010 là 93,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 53,6%. Trong khi đó doanh thu từ khách Inbound và Outbound chiếm tỷ trọng thấp hơn. Đặc biệt trong cơ cấu doanh thu thì tỷ trọng khách du lịch Inbound đã giảm từ 36,3% trong năm 2008 xuống còn 33,2% năm 2010 trong tổng doanh thu cho dù số lượng khách du lịch Inbound vẫn tăng đều qua các năm. Nguyên nhân do Đà Nẵng là trung tâm kinh tế lớn nhất miền Trung thu hút khách không những trong nước mà còn có nhiều nhà đầu tư từ nhiều quốc gia đến tìm bạn hàng đối tác tham gia các tour du lịch sự kiện, công vụ đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO hiện nay.Và cũng không quá phải lo ngại vì gần đây người dân Việt Nam ngày càng thích đi nước ngoài du lịch hơn là du lịch trong nước, họ có điều kiện hơn trước nên họ muốn đi du lịch quốc tế nhiều hơn vì vậy lượng khách du lịch nội địa chủ yếu là khách đi các tour ngắn ngày. Đây là thế mạnh lớn dần và tạo điều kiện cho doanh nghiệp lữ hành Miền Trung phát triển nói riêng và Vitours nói chung. Tuy nhiên cũng không thể lơ là việc quan tâm thu hút đối tượng khách du lịch Outbound và Inbound,các chính sách marketing phải cụ thể rõ ràng, chính xác và có hiệu quả hơn nữa để đảm bảo daonh thu của công ty luôn đạt cao hơn qua các năm ở tất cả ba đối tượng khách trên.