Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu NĂNG lực HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG, CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK (Trang 58 - 62)

CHI NHÁNH CHAMPASAK

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Trong những năm qua, công tác huy động vốn của NHNT Champasak mặc dù

đạt được nhiều thành tựu đã đề cập ởtrên, nhưng bên cạnh đó hoạt động huy động vốn vẫn còn những hạn chế nhất định, cụ thể là:

Thứ nhất, cơ cấu nguồn vốn huy động vốn chưa hợp lý điều này được cụ thể như:

+ Tỷ trọng nguồn vốn huy động dài hạn còn ở mức thấp (22.9%), điều này gây

không ít khó khăn cho bộ phận tín dụng có thểcho vay đối với những khách hàng có nhu cầu vốn lớn, thời hạn vay dài, vì khi cho vay sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản cho

+ trong xu thế hoạt động thương mại gia tăng giữa các quốc gia trong thời gian tới thì tỷ trọng về nguồn vốn huy động bằng USD vẫn chiếm tỷ trọng thấp (chỉ vào khoảng 20% tổng vốn huy động) ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ và khó khăn cho khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ tại ngân hàng,

điều đó đã làm giảm tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

+ Tỷ trọng vốn có khả năng sinh lợi cao còn ở mức thấp, chi phi cho các hoạt

động chuẩn bị huy động vốn lại cao đã làm cho bình quân lãi suất đầu vào so với các NHTM khác là khá cao, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của ngân hàng.

Thứ hai, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng nhanh nhưng trong thời gian sắp tới khi sốlượng các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh có thểtăng mạnh và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này càng phát triển thì nguồn vốn mà

NHNT Champasak đang huy động khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu của những khách hàng này.

Thứ ba, sản phẩm huy động vốn của ngân hàng chưa có sự phân khúc thịtrường

đối với các khách hàng, chưa chú ý đến sự khác biệt về văn hóa, tập quán sinh hoạt

trong nước hay giới tính, độ tuổi, mức thu nhập và tâm lý tiêu dùng hay tích lũy của từng nhóm khách hàng mỗi nước.

Thứ tư, các chương trình quảng cáo, khuyến mại còn mang tính đơn giản và thực sự hấp dẫn người gửi tiền, chưa tạo được ấn tượng mại đối với khách hàng trong

nước.

2.3.2.2. Nguyên nhân

+ Nguyên nhân chủ quan

Là một ngân hàng đã hoạt động trong thời gian lâu năm, nhưng vốn tự có của NHNT Champasak còn thấp, vốn tự có thấp nên khả năng mở phòng giao dịch, chi nhánh bị hạn chế, thêm vào đó sẽ khó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng lớn về

lãi suất, các dịch vụ ngân hàng, hay các trang thiết bị và phát triển công nghệ tiên tiến. Mặt khác các hoạt động chính của NHNT Champasak chủ yếu là ở các phòng giao dịch ở địa bàn thịxã Pakse là nơi mà các ngân hàng thương mại trong nước, ngân hàng

động dịch vụ ngân hàng. Trong khi đó, NHNT Champasak với vốn tự có thấp thì khó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng lớn.

NHNT Champasak chưa phát triển các loại hình dịch vụ hiện đại. Hiện tại dịch vụ tại ngân hàng còn chưa tiện lợi, chất lượng dịch vụ thấp, đơn điệu. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo thu nhập cho ngân hàng, các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại như thanh toán dịch vụ qua ngân hàng, tư vấn tài chính, phát hành thẻ ATM quốc tế chưa nhiều. Việc áp dụng công nghệ thông tin còn chậm chưa đáp ứng nhu cầu

đẩy mạnh công tác huy động vốn chưa đủ, chưa đa dạng để mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

Ngân hàng còn chưa chú trọng nhiều đến công tác Marketing ngân hàng, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về NHNT Champasak chưa nhiều, người dân của nước còn chưa biết tới NHNT nên chưa tạo ra niềm tin và thu hút được khách hàng.

+ Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Thu nhập của đại đa số người dân trong nước còn thấp. Chính vì vậy,

xu hướng tiết kiệm của người dân còn thấp. Hơn nữa, người dân trong nước còn chưa

có thói quen sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, các doanh nghiệp

trong nước cũng chưa có thói quen chi trả tiền lương, tiền thưởng người lao động qua hệ thống ngân hàng.

Những năm gần đây, những kênh đầu tư hấp dẫn khác phát triển mạnh như: Bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện, chứng khoán hay đầu tư cho bất động sản, vàng…Những

kênh đầu tư hấp dẫn này đã tạo nên áp lực cạnh tranh lớn lên mảng dịch vụ truyền thống là huy động vốn của ngân hàng do trình độ dân trí ngày càng cao họcàng có cơ

hội tiếp xúc với nhiều thông tin hơn ở các hoạt động trên.

Những năm vừa qua do sự biến động mạnh trên thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối làm cho lãi suất, tỷ giá và lạm phát thay đổi thất thường. Đặc biệt là do ảnh

hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn thế giới đã gây nhiều khó khăn

cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế và người dân, từđó đã ảnh

Trên đây, tác giả đã phân tích thực trạng huy động vốn của NHNT Champasak trong thời gian qua, từ thực trạng huy động vốn đó, tác giả cũng đã nêu lên một số

thành tựu mà NHNT Champasak đã đạt được, song bên cạnh những kết quả khả quan

đó, hoạt động huy động vốn của NHNT Champasak vẫn còn một số hạn chế mà nghuyên nhân không những xuất phát từ chính bản thân ngân hàng mà còn do môi

trường bên ngoài tác động. Chính những nguyên nhân đó làm cho công tác huy động vốn của NHNT Champasak còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, tác giả xin đưa ra

một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn của NHNT Champasak trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu NĂNG lực HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG, CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)