CHI NHÁNH CHAMPASAK
2.2.4. Huy động vốn theo loại tiền
Nguồn vốn của NHNT Champasak phân chia theo loại tiền bao gồm: USD,
đồng kíp, Bath (Thái Lan). Trong thời gian qua do biến động lãi suất không ngừng ở
cả 3 loại tiền đã tác động mạnh đến huy động vốn của NHNT Champasak.
Qua bảng 2.9, ta thấy vốn huy động của NHNT Champasak bằng đồng kíp luôn chiếm tỷ trọng cao (thường chiếm tỷ trọng trên 50%). Nguồn huy động bằng USD,
đồng kíp và đồng Bath đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Nguyên nhân của xu
hướng biến động này là lãi suất của vốn huy động bằng USD và đồng kíp có mức tăng
khá mạnh qua các năm so với lãi suất huy động vốn bằng Bath, điều này đã tạo ra sự
hấp dẫn với khách hàng gửi tiền có xu hướng gửi tiết kiệm bằng USD và đồng kíp nhiều hơn bằng Bath.
Bảng 2.9: Huy động vốn theo lượng tiền
ĐVT: 1,000 USD
Chỉ tiêu
Năm Tăng, giảm tương
đối (%) 2010 2011 2012 011/010 012/011 Huy động bằng USD 18,981.5 30,449.2 56,104.4 60.41 84.26 Tỷ trọng (%) 19.71 21.50 22.32 Huy động bằng tiền Kíp quy đổi ra USD 50,270.7 78,658.0 150,064.3 56.47 90.78 Tỷ trọng (%) 52.20 55.54 59.70 Huy động bằng tiền
Bath quy đổi ra USD 27,051.8 32,516.9 45,195.2 20.20 38.99
Tỷ trọng (%) 28.09 22.96 17.98
Tổng nguồn vốn huy
động 96,304 141,624 251,364 47.06 77.49
Nguồn: BCEL Champasak
Nhìn bảng 2.11, ta thấy năm 2010 vốn huy động bằng USD chỉ có 18,981.5
nghìn USD thì sang năm 2011 đã đạt 30,449.2 nghìn USD và năm 2012 đạt là
56,104.4 nghìn USD, tăng so với năm 2010 là gần 3 cấp. Với vốn huy động bằng đồng
kíp (quy đổi ra USD) năm 2010 mới chỉ đạt 50,270.7 nghìn USD thì sang năm 2012
con số này là 150,064.3 nghìn USD, đạt mức tăng gần gấp ba lần. Riêng với đồng Bath (quy đổi ra USD), năm 2010 vốn huy động đạt 27,051.8 nghìn USD thì sang năm 2012
con số này 45,195.2 nghìn USD tăng gần 150% so với năm 2010. Từ những số liệu trên cho ta thấy lãi suất của mỗi loại tiền đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động
huy động vốn của ngân hàng mà việc quyết định lãi suất lại thường do các yếu tố
khách quan, ngoài ra còn có các yếu tốtác động khác như lạm phát và sựtin tưởng của
khách hàng đối với ngân hàng.