Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương (BCEL)

Một phần của tài liệu NĂNG lực HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG, CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK (Trang 41 - 50)

CHI NHÁNH CHAMPASAK

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương (BCEL)

chi nhánh Champasak

2.1.3.1. Nguồn vốn của ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Champasak

Sau nhiều năm đi vào hoạt động, BCEL luộn coi trọng vai trò của nguồn vốn và tìm mọi biện pháp gia tăng nguồn vốn của mình. BCEL luôn xác định vốn là nhân tố đầu tiên của quá trình kinh doanh, là yếu tố nâng cao năng lực tài chính, nâng cao sức cạnh tranh trên lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.

Ta có thể xem qui mô và cơ cấu nguồn vốn của NHNT Champasak trong thời

gian qua được thể hiện ở bảng 2.1 và đồ thị 2.1.

Kết quả quan trọng nhất mà NHNT Champasak đã tạo lập được đó là dần tạo

được một nguồn vốn ổn định ngày càng vững chắc, phục vụ hiệu quả và có chất lượng cho các lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng.Nguồn vốn của NHNT Champasak bao gồm vốn tự có, vốn huy động, vốn vay và vốn khác. Qua nhiều năm hoạt động, nguồn vốn của NHNT Champasak đã có sự tăng cường và phát triển dần qua các năm. Đến

năm 2012, nguồn vốn của NHNT Champasak đã đạt 267,638,000 USD, tăng 250% so

với năm 2010. Cụ thể năm 2010 tổng nguồn vốn của NHNT Champasak là

112,348,000 USD, năm 2011 là 160,148,000 USD và năm 2012 là 267,638,000 USD tăng 67.08% so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn những

năm qua luôn đạt 40-65%. Để đạt được thành quả trên, NHNT Champasak đã nỗ lực cố gắng trong công tác quảng cáo, tiếp thị, nâng cao uy tín của mình để thu hút được

lượng vốn đáng kể của khách hàng, từ nền tảng nguồn vốn dồi dào ngân hàng sẽ nâng cao lực tài chính, nâng cao sức cạnh tranh trên thịtrường ngân hàng nói riêng và thị

trường tài chính nói chung.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNT Champasak

ĐVT: 1,000 USD

Chỉ tiêu

Năm Tăng, giảm tương

đối (%) 2010 2011 2012 011/01 0 012/011 Tổng nguồn vốn 112,348 160,184 267,638 42.58 67.08 Vốn tự có 15,000 16,000 16,000 6.67 0 Tỷ trọng (%) 13.35 9.99 5.98 Vốn huy động 96,304 141,624 251,364 47.06 77.49 Tỷ trọng (%) 85.72 88.41 93.92 Vốn vay 992 2,479 219 149.90 -91.17 Tỷ trọng (%) 0.88 1.55 0.08 Vốn khác 52 81 55 55.77 -32.10 Tỷ trọng (%) 0.05 0.08 0.02

Nguồn: BCEL Champasak

Qua bảng 2.1, ta thấy NHNT Champasak có tỷ trọng cơ cấu vốn trong đối hợp lý,

trong đó vốn huy động từ bên ngoài luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, nguồn vốn huy động từ bên ngoài luôn có chi phí thấp nhưng lãi suất cho vay lại cao nên đã đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Mặt khác nguồn vốn huy động từ bên ngoài lại chủ yếu từ các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế, trong xu thế

cạnh tranh hiện nay thì những đối tượng này luôn được sự quan tâm của tất cả các tổ

chức tín dụng khác, do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, NHNT

Champasak đặt ra mục tiêu phải gia tăng nguồn vốn huy động với đối tượng này làm cho nguồn vốn huy động từ tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế tăng đáng kể, từ 96,304,000 USD năm 2010 lên 251,364,000 USD năm 2012.

Còn vốn vay hay vốn huy động trên thịtrường ngân hàng mang lại lợi nhuận thấp

hơn so với vốn huy động từ các tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế, nhưng các ngân

hàng vẫn phải thực hiện các nghiệp vụthanh toán, đại lý, vay mượn hay nghiệp vụ hỗ

trường liên ngân hàng, NHNT Champasak có quan hệ khá tốt với các tổ chức tín dụng khác thể hiện bằng việc tham gia tích cực vào nhiều lĩnh vực kinh doanh đa dạng như

thanh toán nhanh, nghiệp vụđại lý… Tốc độ tăng trưởng vốn tự có so với nguồn vốn

huy động là quá thấp, dẫn đến tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn chỉ còn gần 6%. Tham khảo quy định Basel II, CAR phải đạt tối thiểu 12%. BCEL cần có kế hoạch

tăng nhanh vốn tự có để đạt mức CAR quy định của NHNT Champasak cũng không

ngừng được gia tăng, năm 2010 vốn cổ phần của ngân hàng là 15,000,000 USD thì đến

năm 2012 con sô này là 16,000,000 USD, tăng 6.67% so với năm 2010.

Đồ thị2.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNT Champasak

Tóm lại, cơ cấu nguồn vốn của NHNT Champasak tương đôi hợp lý, vốn huy

động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn cho thấy khả năng tự chủ về nguồn vốn kinh doanh của NHNT Champasak, đồng thời thể hiện khả năng huy động vốn của NHNT trên thị trường này càng có dấu hiệu tốt lên. Vì vậy, NHNT Champasak cần

duy trì cơ cấu vốn huy động một cách hợp lý, nhằm tăng khả năng cung cấp nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay và đầu tư

Trong những năm qua, hoạt động cho vay của NHNT Champasak chủ yếu tập trung vào các hình thức như: Cho vay khách hàng; Gửi tiền vào các tổ chức tín dụng

(TCTD) khác để thanh toán; Tiền gửi có kỳ hạn ở các TCTD và cho vay các TCTD

khác. Tình hình cho vay và đầu tư của NHNT trong những năm qua được thể hiện qua bảng 2.2.

Trong những năm qua, như cầu thanh toán của NHNT Champasak có xu hướng

tăng dần, điều đó dẫn đến tiền gửi để thanh toán tại các TCTD khác cũng tăng dần qua

các năm. Cụ thể, năm 2010 tổng tiền gửi để thanh toán là 8,961.84 nghìn USD, thì

sang đến năm 2012 đã tăng lên đến 11,264.07 Nghìn USD. Còn đối với tiền gửi có kỳ

hạn và cho vay đối với các TCTD khác cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ

thể, năm 2010 sốdư của chỉ tiêu này là 30,374.5 nghìn USD, sang đến năm 2012 tăng lên là 61,722.93 nghìn USD, tăng hơn so với năm 2011 là 87.44%.

Bảng 2.2: Tinh hình cho vay và đầu tư của NHNT

ĐVT: 1,000 USD

Chỉ tiêu

Năm Tăng, giảm tương

đối (%) 2010 2011 2012 011/01 0 012/011 Tiền gửi thanh tóan tại các tổ chức tín dụng khác 8,961.84 9,786.33 11,264.07 9.20 15.10 Tỷ trọng (%) 8.85 7.31 5.64 Tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các TCTD khác 30,374.50 32,928.67 61,722.93 8.41 87.44 Tỷ trọng (%) 30.01 24.58 30.89

Đầu tư tài chính 2,424.80 4,168.00 7,348.00 71.89 76.30

Tỷ trọng (%) 2.40 3.11 3.68

Cho vay khách hàng 59,457.60 87,113.00 119,501.00 46.51 37.18 Tỷ trọng (%) 58.74 65.03 59.80

Tổng 101,218.74 133,966.00 199,836.00 32.38 49.13

Hoạt động cho vay khách hàng là hoạt động lớn nhất của NHNT Champasak, đây cũng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Nhìn chung, cho vay khách hàng của NHNT Champasak có xu hướng tăng, giảm dần qua các năm. Cụ thể,

năm 2010 tổng cho vay khách hàng của ngân hàng là 59,457.6 nghìn USD, sang đến

năm 2011 tăng lên đến 87,113 nghìn USD và đạt ở mức 119,501 nghìn USD vào năm 2012, tăng hơn so với năm 2011 là 37.18%.

Đối với hoạt động đầu tư của NHNT Champasak có xu hướng tăng dần qua các

năm. Cụ thể, năm 2010 đầu tư tài chính của NHNT Champasak là 2,424.8 nghìn USD,

sang đến năm 2012 tăng lên 7,348 nghìn USD, tăng hơn so với năm 2010 là4,923.2 nghìn USD, tăng tương ứng là 203.04%. Hoạt động đầu tư của NHNT Champasak chủ

yếu là đầu tư vào các chứng từ có giá.

Trong hoạt động cho vay khách hàng của NHNT Champasak thì lĩnh vực cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn nhất và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thểnăm 2010

tổng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng là 40,220.6 nghìn USD, sang đến năm 2012 tăng lên đến 91,431 nghìn USD. Đứng thứ hai là cho vay trung, dài hạn, chỉ tiêu này lại có xu hướng tăng dần qua các năm gần đây. Cụ thể, năm 2010 tổng cho vay trung, dài hạn đối với khách hàng là 19,237 nghìn USD, sang đến năm 2012 tăng lên đạt 28,070 nghìn USD (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3: Tình hình cho vay khách hàng theo thời hạn của NHNT

ĐVT: 1,000 USD

Chỉ tiêu Năm Tăng, giảm tuyệt đối

2010 2011 2012 011/010 012/011 Cho vay ngắn hạn 40,220.60 64,181.00 91,431.00 23,960.40 27,250.00 Cho vay ngắn hạn 40,220.60 64,181.00 91,431.00 23,960.40 27,250.00

Cho vay trung, dài

hạn 19,237.00 22,932.00 28,070.00 3,695.00

5,138.00

Tổng cho vay khách

hàng 59,457.60 87,113.00 119,501.00 27,655.40

32,388.00

Đồ thị2.2: Cơ cấu cho vay khách hàng của NHNT Champasak

BẢNG 2.4: Tình hình nợ quá hạn của NHNT Champasak

ĐVT: 1,000 USD

Chỉ tiêu

Năm Tăng, giảm tuyệt

đối 2010 2011 2012 011/010 012/011 Nợ cần chú ý 2,815.60 2,572.00 3,506.00 -8.65 36.31 Nợ xấu 3,626.91 5,680.00 4,629.00 56.61 -18.50 Tổng nợ cần chú ý và nợ xấu 6,442.51 8,252.00 8,135.00 28.09 -1.42 Tổng dư nợ 59,457.06 87,113.00 119,501.00 46.51 37.18 Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ 6.10 6.52 3.87 6.89 -40.59 tỷ lệ nợ cần chú ý và nợ xấu / tổng dư nợ 10.84 9.47 6.81 -12.58 -28.14

Nguồn: BCEL Champasak

Trong hoạt động của ngân hàng, nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp, thì khi đó ngân hàng sẽ ít phải trích lập dự phòng rủi ro cho vay, và sẽ có ít rủi ro

USD

xảy đến với ngân hàng.Mặt khác, sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng và

ngược lại.

Tuy nhiên, trong những năm qua, Tổng nợ cần chú ý và nợ xấu có xu hướng tăng

dần. Năm 2010 Tổng nợ cần chú ý và nợ xấu của ngân hàng là 6,442.51 nghìn USD,

sang đến năm 2012 đã tăng lên đến 8,135 nghìn USD, tăng hơn so với năm 2010 là 1,692.49 nghìn USD. Điều này đã làm cho tỷ lệ nợ cần chú ý và nợ xấu so với tổng dư

nợ giảm dần. Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ này là 10.84%, nhưng sang đến năm 2012 là

6.81%. Trong nợ quá hạn đáng chú ý là “nợ xấu” có xu hướng tăng lên qua các năm.

Cụ thể năm 2010 nợ xấu cảu ngân hàng là 3,626.91 Nghìn USD, sang đến năm 2012 là 4,629 nghìn USD. Điều này đã làm cho tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ có xu hướng giảm dần. Năm 2010 tỷ lệ này là 6.1%, nhưng sang đến năm 2012 tỷ lệ này chỉ còn 3.87%. Nguyên nhân có tình trạng này là có tổng dư nợ tăng nhanh hơn so với tổng nợ

xấu. (xem bảng 2.4).

2.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác

Hiện nay các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng hoạt động chủ yếu như:

Các hình thức dịch vụ do ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng, phát triển và hoàn thiện, do yêu cầu của đời sống kinh tế xã hội. Các dich vụ này bao gồm các loại như:

Dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước; dịch vụ ngân quỹ, dịch vụủy thác; các dịch vụ khác như hùn vốn liên doanh mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân hàng tiện ích ATM, Phone banking, thẻ thanh toán…

Tuy nhiên, Hiện nay NHNT Champasak vẫn đang hoạt động trên cơ sở “Độc canh tín dụng”, thu nhập từ các dịch vụ khác của các ngân hàng mới đạt từ 5-15% tổng thu nhập của ngân hàng. Trong khi đó, Thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ của các

ngân hàng nước ngoài chiếm 40-60% tổng thu nhập. Một ngân hàng được coi là tiên tiến khi thu nhập từ các hoạt động dịch vụ không dưới 29% tổng thu nhập của ngân hàng. Theo thống kê sơ bộ, hiện tại ngân hàng Ngoại thương mới chỉ cung cấp được gần 70 dịch vụ khác nhau, trong khi các ngân hàng nước ngoài đã thực hiện tới 300 dịch vụ (dựa theo các phân loại dịch vụ ngân hàng của WTO). Sự thiếu đa dạng của các loại sản phẩm dịch vụ đã hạn chế rất nhiều đến thu nhập và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hơn nữa cũng hạn chế một khối lượng lớn khách hàng với

nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ở tại một ngân hàng. Như vậy, tỷ lệ thu từ các hoạt động dịch vụ của ngân hàng NHNT hiện nay là quá thấp, trong khi đó tại các

nước phát triển tỷ lệnày đạt trên, dưới 50%. Sự yếu kém này do nhiều nguyên nhân có cả nguyên nhân từ ngân hàng và nguyên nhân từ yếu tố bên ngoài. (xem bảng 2.5).

Bảng 2.5, thể hiện tình hình thu từ hoạt động dich vụ của NHNT Champasak trong những năm qua. Nhìn chung, tổng thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng tăng

lên liên tục qua các năm gần đây, năm 2010 tổng thu từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ là 834.81 nghìn USD, sang đến năm 2011 tăng lên là 1,232 nghìn USD, và sang đến năm 2012 cũng tiếp tục tăng là 1,418.82 nghìn USD.

BẢNG 2.5: Doanh thu từ họat động dịch vụ của NHNT Champasak

ĐVT: 1,000 USD

Chỉ tiêu Năm Tăng, giảm tuyệt đối

2010 2011 2012 011/010 012/011

Từ họat động thanh tóan 114.79 218.80 237.40 104.01 18.60

Từ họat động bảo lãnh 223.14 343.08 372.24 119.94 29.16

Từ họat động ngân quỹ 137.79 213.60 231.12 75.81 17.52 Từ phí dịch vụ khác 171.10 252.72 275.72 81.63 23.00 Thu từ kinh doanh ngoại tệ 187.99 203.80 302.34 15.81 98.54

Tổng thu dịch vụ và kinh

doanh ngoại tệ 834.81 1,232.00 1,418.82 397.20 186.29

Nguồn: BCEL Champasak

ĐỒ THỊ 2.3: Tổng thu từ dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ của NHNT Champasak.

USD

Mặt khác, trong tổng thu dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ thì thu từ hoạt động bảo lãnh luôn có tỷ trọng lớn nhất, cụ thể năm 2010 tổng thu từ hoạt động bảo lãnh là

223.14 nghìn USD, sang đến năm 2012 là 281.372.24 nghìn USD. Đứng thứ hai là thu từ họat động ngân qũy, năm 2010 tổng thu là 137.79 nghìn USD và tăng lên trong năm

2012 là 231.12 nghìn USD. Đứng thứ ba là thu từ hoạt động thanh toán, năm 2010

tổng thu từ hoạt động này là 114.79 nghìn USD, sang đến năm 2012 là 237.40 nghìn

USD.

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNT Champasak được thể hiện qua bảng 2.6.

BẢNG 2.6: Tình hình thu, chi của NHNT Champasak

ĐVT: 1,000 USD

Chỉ tiêu Năm Tăng, giảm tuyệt đối

2010 2011 2012 011/010 012/011 Tổng doanh thu 9,970.31 12,132.00 16,402.71 2,161.70 4,270.71 Tổng doanh thu 9,970.31 12,132.00 16,402.71 2,161.70 4,270.71 Tổng chi và thuế 8,555.49 9,939.89 15,620.25 1,384.40 5,680.36 Lợi nhuận sau thuế 1,414.81 2,192.11 782.46 777.30 -1,409.65

Nguồn: BCEL Champasak

Qua bảng 2.6 ta thấy được tình hình thu chi của NHNT Champasak trong những

năm vừa qua. Nhìn chung tổng thu của ngân hàng có xu hướng tăng, giảm qua các

năm, cụ thể: Năm 2010 tổng thu của NHNT Champasak đạt 9,970,310 USD thì đến

năm 2011 đã tăng lên đạt 12,132,000 USD tăng hơn so với năm 2010 là 2.161.700 USD và đến năm 2012 tổng thu của NHNT Champasak tăng lên đạt 16,402,700 USD

tăng hơn so với năm 2011 là 4.270,710 USD. Tuy nhiên, tổng chi của ngân hàng cũng có xu hướng tăng dần, năm 2010 tổng chi của ngân hàng là 8,555.490 USD, thì đến

năm 2012 tổng chi của ngân hàng đã tăng lên là 15,620,250 USD, tăng hơn so với năm

2011 là 5,680,360 USD. Với sự tăng lên của tổng chi như vậy, đã làm cho lợi nhuận sau thuế của ngân hàng NT Champasak trong 3 năm qua có xu hướng tăng, giảm dần. Cụ thể năm 2010 lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 1,414,810 USD, đến năm 2011 tăng lên là 2,192,110 USD, những lại giảm xuống còn 782,460 USD vào năm 2012,

giảm so với năm 2011 là1,409,650 USD.Đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới.

ĐỒ THỊ 2.4: Kết quả kinh doanh của NHNT Champasak

Một phần của tài liệu NĂNG lực HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG, CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK (Trang 41 - 50)