Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu NĂNG lực HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG, CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK (Trang 28 - 29)

- Khối lượng vốn, mức tăng trưởng và tính bền vững

Vốn huy động của ngân hàng phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng để

thảo mãn nhu cầu tín dụng, thanh tóan cũng như các họat động kinh doanh khác ngày

càng tăng của ngân hàng. Nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn, nhưng lại không ổn định, thường xuyên có những dòng tiền lớn bị rút ra thì lượng vốn dành cho

đầu tư, cho vay sẽ không lớn, hiệu qủa huy động vốn không cao, thường xuyên phải

đối đầu với vấn đề thanh khỏan.

Chỉ tiêu này được đánh giá qua: mức độ tăng giảm nguồn vốn huy động và số lượng vốn huy động có kỳ hạn. Nguồn vốn tăng đều qua các năm, có độ gia tăng đều

đặn, đặt mục tiêu nguồn vốn đặt ra là nguồn vốn tăng trưởng ổn định.

+ Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn.

VHĐ/TNV = (Tổng vốn huy động / Tổng nguồn vốn) x 100%

Tỷ số ngày cho biết mức độ tham gia của vốn huy động trong tổng nguồn vốn họat động của ngân hàng. Tỷ số này càng cao thì vốn huy động càng ổn định và sẽ tạo

điệu kiện cho Ngân hàng trong việc vho vay. - Chi phí huy động vốn

Quản lý chi phí huy động vốn là họat động thường xuyên và quan trọng của mỗi ngân hàng, vì mỗi sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn hay lãi suất đều có thể làm

thay đổi chi phí trả lãi, từđó ảnh hưởng đến thu nhập ròng của ngân hàng.

Tỷ trọng các khỏan mục chi phí (1)

Chỉ số (1) = (Số chi cho từng khỏan mục / Tổng chi phí) x 100%

Qua chỉ số này, chúng ta có thể biết được kết cấu các khỏan chi phí để có thể

hạn chế các khỏan chi phí bất hợp lý, tăng cường các chi phí có lợi cho họat động huy

động vốn.

Lãi suất bình quân đầu vào

Trả lãi tiền gửi là khỏan chi phí chiểm tỷ trọng lớn nhất, nó là yếu tố quyết định

đến việc họach định lãi suất cho vay, do vậy ngân hàng cần phải phân tích cụ thể chi tiêu lãi suất bình quan đầu vào.

Chi phí khác: Bên cạnh chi phí là lãi suất, trong quá trình huy động vốn, ngân hàng còn phải chịu một sốchi phí khác như: chi phí tiền lương nhân viên, chi phí in ấn giấy tờ nghiệp vụ, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch… Chi phí này thường chiểm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí, nhưng nếu tiết kiệm được cũng góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí cho ngân hàng.

- Một số chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng huy động vốn của ngân hàng

thương mại

+ Mức độ họat động của vốn huy động: Được đánh giá qua chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn. Hệ số sử dụng vốn càng tiến đến 1 càng tốt (trong điều kiện vẫn đảm bảo các giới hạn an tòan trong họat động kinh doanh) đều này thể hiện nguồn vốn được sử dụng tối

đa.

+ Mức độ thuận tiện của khách hàng: Được đánh giá qua các thủ tục gửi tiền, rút tiền, các dịch vụ kèm theo của ngân hàng. Tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.

+ Thời gian đểhuy động một lượng vốn nhất định.

+ Một số chỉ tiêu khác như số lượng vốn bị rút ra trước hạn, kỳ hạn thực tế của nguồn vốn.

Trên đây là một số chỉtiêu đểđánh giá chất lượng huy động vốn của ngân hàng

thương mại. Tuy nhiên, sử dụng một chỉ tiêu không thể phản ánh đầy đủđược mà cần kết hợp nhiều chỉ tiêu thì mới phẩn ánh đúng thực chất lượng huy động vốn của một

ngân hàng thương maih. Trong điều kiện cụ thể sẽ có từng hệ thống chỉ tiêu riêng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mỗi ngân hàng.

Một phần của tài liệu NĂNG lực HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG, CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)