Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy chức năng của ngân hàng ngoại thương ởchi nhánh chămpasak

Một phần của tài liệu NĂNG lực HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG, CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK (Trang 38 - 41)

CHI NHÁNH CHAMPASAK

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy chức năng của ngân hàng ngoại thương ởchi nhánh chămpasak

* Tổ chức bộ máy của ngân hàng ngoại thương

Với mục tiêu hướng tới một ngân hàng hiện đại, mô hình tổ chức hoạt động của sở giao dịch, các chi nhánh và các phòng giao dịch đã thay đổi căn bản vềcơ cấu nhằm

hướng tới khách hàng, thúc đẩy và hoàn thiện dịch vụ khách hàng. Việc tái cơ cấu tổ

chức đã tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận giúp cho ngân hàng Ngọai thương cao được chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nâng cao khảnăng hạ chế rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng. Do vậy, tổ chức bộ máy của ngân hàng là một yêu cầu rất quan trọng để không chỉđáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, tuân thủ pháp luật mà thông qua cung ứng tín dụng dịch vụ và các tiện ích

khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế.

Ngân hàng Ngọai thương luôn quan tâm tới việc nâng cao chất lượng kinh doanh và dịch vụngân hàng, đổi mới phong cách làm việc, nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng chính sách khách hàng và không ngừng đổi mới, cải tiến bộ máy quản lý, phong cách làm việc. Vì vậy, đã làm cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, và chính nguồn lực này là tài sản quý cho sự phát triển của ngân hàng Ngọai thương trong tương lai.

Hiện nay, mô hình tổ chức của các chi nhánh ngân hàng Ngọai thương được bố trí theo sơ đô 2.1.

Sơ đồ 2.1: Bộ Máy tổ chức của các chi nhánh Ngân hàng Ngọai thương Lào.

Gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc.

- Đây là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh. Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cấp trên giao.

- Quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ

luật… của cán bộ, công nhân viên của đơn vị.

- Đại diện chi nhánh ký kết hợp đồng với khách hàng.

- Nơi xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra chiến lược hoạt động phát triển

kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Giám Đốc

Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc

Phòng Dịch vụ Phòng Ngân

- Xử lý hoặc kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm chếđộ tiền tệ, tín dụng, thanh toán của chi nhánh.

1. Phòng tổ chức – hành chính

Là tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác quy hoạch đào tạo cán bộ của chi

nhánh, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác nhân sự của chi nhánh, ngoài ra còn là bộ phận thực hiện các chếđộlao động, tiền lương, thi đua khen thưởng và kỷ luật.

Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, chếđộ thời gian làm việc, thực hiện các chế độ an toàn lao động, qui định phân phối quỹ tiền lương,

xây dựng chương trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động.

Ngoài ra, ở đây còn thực hiện công tác mua sắm tài sản và công cụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh, quản lý tài sản, đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ làm việc, và

chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên.

2. Phòng dịch vụ

Thực hiện các nghiệp vụliên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng với nhau, phát hành các loại séc và làm dịch vụ thanh toán khác. Hàng ngày phòng còn thực hiện kết toán các khoản thu chi để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng.

Phòng dịch vụ là nơi tiếp nhận chứng từ trực tiếp từ khách hàng, lưu trữ số liệu

làm cơ sở cho sự hoạt động của ngân hàng.

3. Phòng ngân quỹ

Là nơi thực hiện việc thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phát sinh, đảm bảo thực hiện chính xác kịp thời đúng chế độ kho quỹ. Phát hiện và ngăn chặn tiền giả, xác

định tiền đúng tiêu chuẩn lưu thông, là nơi bảo quản tiền mặt, các giấy tờ, chứng chỉ

có giá, hồsơ tài sản thế chấp.

4. Phòng nguồn vốn

Thực hiện các nghiệp vụhuy động vốn dưới nhiều hình thức: kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, sổ tiết kiệm… của cá nhân và các tổ chức kinh tế. Là nguồn cung cấp vốn chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động ngân hàng.

5. Phòng tín dụng

của các đơn vị vay vốn. Là nơi lập, thẩm định hồ sơ vay vốn và đề xuất cho vay hay

không cho vay trước khi trình Ban Giám đốc phê duyệt, thực hiện nghiệp vụ có liên

quan đến quá trình xuất nhập khẩu của các đơn vị quốc doanh, ngoài quốc doanh với các doanh nghiệp nuớc ngoài. Đây là bộ phận quan trọng quyết định đầu ra cho chi nhánh và chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư đó.

Ngoài ra, Còn có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở việc thực hiện

đúng theo những qui định về nghiệp vụ trong hoạt động của ngân hàng, là nơi thực hiện việc kiểm tra chứng từ sổ sách của tất cả các nghiệp vụ phát sinh, ngoài ra còn giải quyết mọi thắc mắc, khiếu nại và tư vấn về pháp luật.

Một phần của tài liệu NĂNG lực HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG, CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK (Trang 38 - 41)