1.3.3.1.Các yếu tố chủ quan
Trong hoạt động huy động vốn của các NHTM chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố, trong đó có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Trong các yếu tố chủ quan ảnh
hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM thì có một số yếu tố chủ quan sau:
Thứ nhất: Uy tín của mỗi ngân hàng
Trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và hoat động kinh doanh ngân hàng nói riêng, chữ tín và niềm tin là yếu tố căn bản và quan trọng. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một ngân hàng nào cũng có được uy tín và niềm tin với khách hàng. Chữ tín của ngân hàng phải do các ngân hàng tạo ra trong quá trình hoạt động, cũng như phải có thời gian để xây dựng được chữ tín. Khi ngân hàng có được chữ tín và niềm tin đối với khách hàng thì khách hàng sẽ yên tâm và gửi vốn tai các ngân hàng đó. Do số tiền mà
khách hàng mang đi gửi tại các ngân hàng là thành quảlao động của khách hàng có thể
trong một thời gian ngắn hay cũng có thể trong một thời gian dài tích góp. Vì vậy,
trước khi gửi tiền vào ngân hàng thông thường khách sẽ xem xét uy tín của ngân hàng
đó trên thịtrường như thế nào, nếu ngân hàng có uy tín càng cáo thì khách hàng càng yên tâm gửi tiền vào.Khi đó ngân hàng đó sẽ không có lợi thế trong hoạt động huy
động vốn và còn có lợi thế trong cả các hoạt động kinh doanh khác.
Thứ hai: Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng là hệ thống các biện pháp mà mỗi NHTM từ xây dựng và áp dụng vào trong hoạt động tín dụng của ngân hàng mình. Chính sách tín dụng có thể
làm khuyếch trương, mở rộng tín dụng hoặc có thể làm hạn chế, thu hẹp hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nói cách khác chính sách tín dụng là việc hoạch định các chiến
lược nhằm mở rộng tín dụng hay thu hẹp tín dụng, trong đó có đề cập đến các đối
trượng khách hàng, các ngành nghề được ưu tiên trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.
Đểđảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mỗi NHTM phải sử dụng cho mình một chính sách tín dụng riêng nhằm đạt được mục đích kinh doanh và giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất, nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng. Trong mỗi một giai đoạn khác nhau, các ngân hàng sẽ có những chính sách tín dụng khác nhau.Khi đó
ứng với mỗi chính sách tín dụng, thì ngân hàng lại có những kế hoạch trong huy động vốn khác nhau để đảm bảo đủ nguồn vốn cho công tác cho vay và đầu tư của ngân hàng.
Trong chính sách tín dụng, yếu tố lãi suất đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động tín dụng và huy động vốn, đây là một công cụ rất nhạy cảm cho việc mở rộng tín dụng, tăng khả năng huy động vốn hay giảm dư nợ tín dụng và thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động được. Khi lãi suất cho vay cao, sẽ làm cho dư nợ tín dụng bị giảm sút, nguồn vốn dùng để cấp tín dụng sẽ giảm, điều đó sẽ Khiến cho hoạt động huy động vốn cũng giảm sút và ngược lại.
Như vậy, với mỗi một đối tượng khách hàng khác nhau, ngân hàng cần xây dựng một chính sách lãi suất huy động khác nhau, nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Vì đối với khách hàng là cá nhân thì mục đích gửi tiền của họ là
được những lãi suất cao và an toàn vốn của khách. Còn đối với khách hàng là doanh nghiệp thì mục đích đầu tiên của khách hàng không phải là lãi suất mà là sự thuận tiện trong hoạt động thanh toán và đảm bảo nguồn vốn. Như vây, với mỗi loại khách hàng khác nhau ngân hàng phải có chính sách lãi suất, và các chính sách hỗ trợ khác nhau
để thu hút được vốn từcác đối tượng này.
Thứ ba: Vị trí mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng
Một NHTM có nhiều chi nhánh, văn phòng, mạng lưới rộng khắp và ở các vị trí thuận tiện, khi đó NHTM đó sẽ làm có cơ hội để thu hút khách hàng và có cơ hội để huy động được nhiều vốn từ khách hàng. Bởi vì, nếu như nơi nào có nền kinh tế phát triển, tập trung nhiều dân cư thì chính nơiđó là nơi có nhiều tiền nhàn rỗi đang ở trong
dân chúng, thêm vào đó là sự thuận tiện trong đi lại cũng như khoảng cách từ khách
hàng đến ngân hàng mà thuận tiện và ngắn sẽ làm cho khách hàng lựa chọn ở ngân
hàng đó. Tuy nhiên, việc mở rộng chi nhánh cũng như các phòng giao dịch sẽ làm cho các ngân hàng phải mất thêm chi phí ( như: chi phí thuê, mua địa điểm, chi phí cơ sở
vật chất, lao động…) chính vì vậy, khi mở thêm các chi nhánh, các phòng giao dịch thì các ngân hàng cần phải chọn vị trị vừa đẹp, vừa thuận tiện, cũng như phải cần nhắc cả chi phí, có như vậy mới tăng được hiệu quả huy động vốn nói riêng cũng như hoạt
Thứ tư: Số lượng các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp
Để tăng được nguồn vốn huy động của các NHTM thì chính các NHTM cũng
phải gia tăng thêm nhiều loại hình huy động vốn. Bên ạnh các hình thức huy động vốn truyền thống như: Nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tiền tiết kiệm từ các cá nhân… thì ngân hàng cần phải mở rộng và đa dạng hình thức huy động vốn một cách linh hoạt
để có thể mở rộng số lượng tiền gửi, và đáp ứng được các nhu cầu người gửi tiền về
thời hạn cũng như mức lãi suất hay cả rút tiền.
Bên cạnh việc mở rộng và tăng cường các sản phẩm, dịch vụ hay động vốn, thì
các NHTM cũng phải tăng cường và mở rộng thêm các sản phẩm, dịch vụ cung cấp, phục vụ cho khách hàng có nhu cầu vốn cũng như nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Vì khách hàng đã và đang sử dụng một sản phẩm, dịch vụ nào đó
của ngân hàng rồi, khi khách hàng có tiền sẽ mang tới ngân hàng đó để gửi. Ví dụ, một khách hàng A đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng ( từ là vay vốn từ ngân hàng ), nếu như khách hàng A có thêm tiền ( ngoài tiền phải trảcho ngân hàng hàng tháng ) để
sắp bổ sung vào phương án kinh doanh mới thì khách hàng A sẽ mang tiền nhàn rỗi đó đến ngân hàng để gửi, và như vậy, ngân hàng đó đã có thêm một khách hàng gửi tiền tại ngân hàng…
Thứ năm: Quy mô vốn tự có của ngân hàng
Vốn từ có của ngân hàng là nguồn lực cỏ bản để ngân hàng chứng minh được sức mạnh tài chính của ngân hàng với khách hàng. Vốn tựcó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chung của ngân hàng như: Vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh hiện tại của ngân hàng, vừa có thểtăng quy mô họat độngcủa ngân hàng, tăng khả năng tài trợ vốn
cũng như giảm bớt sự rủi ro trong thanh khoản của ngân hàng… Ngoài ra, khi ngân hàng có nguồn vốn tự có lớn sẽ tạo niềm tin đối với khách hàng gửi tiền.Mặt khác, tổng nguồn vốn huy động, cũng như số lượng chi nhánh, phòng giao dịch bị giới hạn bởi số vốn tự có của ngân hàng.Như vậy, nếu ngân hàng nào càng có vốn chủ sở hữu
cao thì ngân hàng đó càng có uy tín đối với khách hàng cũng như tăng khả năng huy động vốn từ ngân hàng.
Thứ sáu:Đội ngũ nhân viên và văn hóa của ngân hàng
Đây có thể coi là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, cũng như hình ảnh của ngân hàng với khách hàng.Họ là nhưng người thay mặt ngân hàng nhận tiền gửi
của khách hàng. Khi khách hàng có quan hệ với nhân viên cũng như ngân hàng lần
đầu, nếu nhân viên ngân hàng làm cho khách hàng được thỏa mái và vui vẻ sẽ tạo ra một ấn tượng tốt trong tâm trí của khách hàng, điều này sẽlàm cơ sở cho việc quan hệ
trong những lần tiếp theo của khách hàng với ngân hàng. Như vậy, khi đội ngũ nhân
viên của ngân hàng mà phục vụ một cách chuyên nghiệp, cũng như văn hóa của ngân hàng thể hiện sự lịch lãm sẽ tạo điều kiện tăng số lượng khách hàng gửi tiền vào ngân
hàng và ngược lại.
1.3.3.2.Các yếu tố khách quan
Trong hoạt động huy động vốn của các NHTM, bên cạnh các yếu tố chủ quan
ảnh hưởng thì còn có cả các yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng đến hoạt động huy
động vốn của các NHTM. Trong các yếu tốkhách quan đó, có một số khách quan chủ
yếu sau:
Thứ nhất: Trạng thái phát triển của nền kinh tế:
Khi nền kinh tế trong trạng thái phát triển bình thường, theo chiều hướng tăng trưởng tốt, khi đó các NHTM sẽ huy động được nhiều vốn, bởi vì khách hàng sẽ có nhiều tiền nhàn rỗi và để gửi vào ngân hàng, đây có thể coi như một hình thức đầu tư
kiếm lợi của khách hàng có tiên nhàn rỗi khi chưa biết đầu tư vào lĩnh vực nào. Ngược lại, khi nền kinh tế kém phát triển, tăng trưởng chậm, khi đó khách hàng có tiền sẽ
không gửi tiền vào các NHTM nữa mà tìm cách mua hàng hóa, vàng hay ngoại tệ… để
cất giữ. Khi đó các NHTM sẽ gặp khó khăn trong quá trình huy động vốn.Khi các NHTM không huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thì sẽ làm cho ngân hàng bị
thiếu vốn cung cấp trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Lạm phát: Nếu lạm phát tăng cao, lãi suất thực giảm, giá trị đồng tiền sụt giảm làm mất lòng tin của người gửi tiền kéo theo hiện tượng rút tiền ồ ạt làm họat động
huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Tỷgiá: Đây là nhân tốtác động gián tiếp tới cơ cấu nguồn vốn huy động. Nếu tỷ
giá giảm người dân sẽcó xu hướng tiết kiệm bằng nội tệ nhiều hơn. Đồng thời làm ảnh
hưởng tới họat động xuất nhập khẩu, nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm, các doanh nghiệp xuất khẩu giảm thu nhập làm giảm tiền gửi vào ngân hàng, nhất là các ngân hàng chuyên phục vụ các doanh nghiệp này. Khi đó ngân hàng thuận lợi trong việc
vốn bất hợp lý.
Thứ hai: môi trường chính trị ở nước sở tại:
Đây cũng có thể coi là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của
ngân hàng. Khi môi trường chính trịổn định sẽ giúp cho ngân hàng yên tâm trong hoạt
động kinh doanh, khi đó các ngân hàng sẽ tạo được niềm tin đối với khách hàng, từđó gia tăng thị phần hoạt động và có cơ hội thu hút lượng vốn nhàn rỗi đểtăng cường vốn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, từđó tạo điều kiện cho các khách hàng ( các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân ) có thêm vốn để hoạt động sản xuất kinh
doanh và ngược lại
Thứ ba: Sự gia tăng của các loại hình tài chính phi ngân hàng như:
Các công ty bảo hiểm, quỹ tiết kiện, quỹ tin dụng, tiết kiệm bưu điện… cũng ảnh
hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM. Cụ thể như: Các loại hình tài chính phi ngân hàng này là những cơ quan có quy mô nhỏ, có địa điểm gần gũi với dân
cư, mặt khác họ không ngừng tăng cường sức cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn với các ngân hàng. Chính v́i vậy, đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động huy
động vốn của các NHTM.
Thứ tư: Các quy chế, quy định của nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động
huy động vốn của các NHTM. Hoạt động của các NHTM chủ yếu là hoạt động trên
lĩnh vực tiền tệ, nên đểđảm bảo lợi ích cho người gửi tiền và cho cả ngân hàng thì cần phải có sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước thông qua các quy chế, quy định bằng văn
bản pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mặt khác, sự hoạt động của các NHTM còn ảnh hưởng đến lượng tiền lưu thông trên thịtrường, từđó ảnh hưởng
đến chính sách tiền tệ của một quốc gia, nên đây cũng là lý do mà cần phải có các quy chế, quy định nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Tóm tắt chương 1
Tóm lại, ở chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận chung về
NHTM, các hoạt động cơ bản của NHTM; Chức năng của NHTM, Các nguồn vốn và vai trò của nguồn vốn trong họat động kinh doanh và họat động huy động vốn của
ngân hàng thương mại. Ngoài ra, tác giảđã đưa ra các chuẩn mực đểđánh giá năng lực
huy động vốn của NHTM, đồng thời cũng đề cập tới các nhân tốảnh hưởng đến năng
lực huy động vốn của NHTM,
Toàn bộ nội dung này được dùng làm cơ sở cho việc phân tích chi tiết ởchương
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG