Khối tàu khai thác

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khai thác nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy tại xã duy vinh, huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 59)

M Ở ĐẦU

3.3.1. Khối tàu khai thác

Cơ sở đề xuất giải pháp:

-Dựa vào kết quả nghiên cứu ở mục 3.2.1.

-Định hướng phát triển nghề khai thác của địa phương đến năm 2020, đề án tổ

chức lại sản xuất trong khai thác hải sản và tái cơ cấu ngành thủy sản.

Nội dung của giải pháp:

Từ kết quả nghiên cứu mục 3.2.1 cho thấy, khối tàu có công suất từ 50-<90cv có hiệu quả nghề cao nhất, bình quân đạt 0,72 tấn/km3/tàu/tháng; khối tàu có công suất từ

90cv trở lên đạt 0,375 tấn/km3/tàu/tháng; khối tàu có công suất từ 20-<50cv có hiệu

quả nghềđạt 0,12 tấn/km3/tàu/tháng.

Về hiệu quản kinh tế: Kết quả nghiên cứu mục 3.2.2 cho thấy, khối tàu có công suất từ 90cv trở lên có hiệu quả cao nhất, khối tàu từ 20-<50cv có hiệu quả kinh tế

thấp nhất (Bảng 3.18). Đối với ngư dân, người ta thường quan tâm đến hiệu quả kinh

tế, nên việc phát triển tập trung cho tàu có khối công suất trên 90cv trở lên. Tính khả thi của giải pháp:

Phát triển khối tàu có công suất từ 90cv trở lên phù hợp với “Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” của Tỉnh, đề án “Tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản” theo Quyết định 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ và “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 2760/QĐ- BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khai thác nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy tại xã duy vinh, huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 59)