Kỹ thuật khai thác

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khai thác nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy tại xã duy vinh, huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 47)

M Ở ĐẦU

3.1.5. Kỹ thuật khai thác

3.1.5.1. Thả lưới

Khi tàu chạy tới ngư trường, thuyền trưởng xác định hướng nước, hướng gió để

quyết định hướng thả lưới. Tốc độ thả lưới thường từ 3 ÷ 4 hải lý/giờ, tùy thuộc vào

điều kiện sóng, gió và nước. Hướng thả lưới chếch với hướng nước một góc từ 60 ÷ 900. Lưới rê được thả theo thứ tự từ phao cờ đầu lưới đến phao cờ cuối lưới. Trong quá

trình thả lưới thuyền trưởng cho tàu chạy lùi, đồng thời sử dụng lái phụ ở trước mũi tàu để tàu chạy theo hướng ổn định nhằm thuận tiện hơn trong quá trình thả lưới.

Khi thả lưới, bố trí 1 người thả chì, 1 người đưa chì, 1 người thả phao, 1 người phân dây, 1 người thả cờ, 1 người thả lưới, 2 người đưa lưới, 1 người lái chính và 1

người lái phụ trong trường hợp khi có gió lớn.

3.1.5.2. Ngâm lưới

Tùy thuộc vào tình hình trên biển thuyền trưởng quyết định thời gian ngâm lưới; nước

thuận (Chảy xiết) thời gian ngâm lưới từ 5 ÷ 7 giờ, nước nghịch (Ít chảy) thời gian ngâm lưới

từ 3 ÷ 4 giờ. Trong quá trình ngâm lưới, người

trực ca phải thường xuyên quan sát khu vực

thả lưới tránh sự cố xảy ra.

3.1.5.3. Thu lưới

Khi thu lưới, thuyền trưởng điều khiển

tàu luôn nằm ở vị trí dưới gió để tiến hành thu

lưới. Trong quá trình thu lưới kiểm tra xếp

phần lưới bị rách riêng ra để sửa chữa kịp

thời.Khi thu lưới cần bố trí 1 người kéo phao, 1 người ban lưới vào, 1 người kéo chì, 1

người ban chì vào, 1 người dựt dây thẻo và tóm dây thẻo, 1 người kéo tời, 3 người gỡ cá.

Hình 3.4: Lái phụ trên tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy

36

Hình 3.5: Thu lưới và gỡ cá vào ban ngày

Hình 3.6: Thu lưới và gỡ cá vào ban đêm 3.1.6. Thời gian hoạt động

Nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh thời gian khai thác phụ thuộc vào thủy triều, do đó tùy thuộc vào con nước mà người ta có thể khai thác vào ban đêm

37

10 ngày, vì thế nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy hoạt động mỗi tháng trung bình 2 chuyến biển và hoạt động quanh năm, trừ những ngày nước biển chảy yếu hoặc bị bão, áp thấp nhiệt đới.

3.1.7. Thực trạng bảo quản sản phẩm sau thu hoạch

Hầu hết các tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy đều sử dụng công nghệ bảo quản lạnh

sản phẩm sau thu hoạch bằng nước đá lạnh mang theo từ đất liền. Các tàu sử dụng vật

liệu Styropore (Xốp trắng) và cao su xốp để làm hầm nhằm bảo quản sản phẩm. Các

vật liệu này có ưu điểm là giá thành hạ, người dân có thể tự làm cho tàu của mình,

nhưng nhược điểm là sau 3 đến 4 năm xốp trắng bị ngấm nước, tính năng cách nhiệt

của các loại vật liệu này sẽ hết tác dụng, vì thế mà chất lượng sản phẩm cũng giảm đi

rất nhiều.

Qua kết quả điều tra, các tàu đóng hầm bảo quản bằng công nghệ này chỉ sau 3 đến 4 năm đều bị tổn thất nhiệt rất lớn, cứ 3 ngày tổn thất 30% lượng nước đá trong

hầm, 7 ngày hao hụt mất 50% lượng nước đá mang theo và 10 ngày thì hầu hết đá

mang theo tan chảy hết. Trong đó, có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là

do hầm bảo quản của ngư dân không đạt tiêu chuẩn cách nhiệt.

Sản phẩm thu hoạch lên phải được phân loại, sơ chế và bảo quản kịp thời để đảm

bảo chất lượng. Sản phẩm được rửa sạch rồi xếp vào khay nhựa (Mỗi khay có khối lượng khoảng 10 ÷ 12 kg), túi nilon hoặc thùng xốp, tùy theo từng sản phẩm mà chọn

dụng cụ bảo quản phù hợp. Thông thường khay nhựa và thùng xốp dùng để muối cá,

còn túi nilon dùng để muối mực. Sau đó, đưa sản phẩm xuống hầm chứa và bảo quản

bằng nước đá lạnh, riêng đối với mực cột lỏng miệng bao và đặt miệng bao xuống phía dưới nhằm hạn chế nước đọng lại sẽ làm cho mực bị chuyển màu, ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Khi kết thúc một mẻ lưới, thủy thủ tiến hành rửa sạch boong tàu và chuẩn bị các công việc cần thiết khác để tiếp tục khai thác khi tàu đến vị trí khai thác tiếp theo.

3.2. Đánh giá hiệu quả khai thác

3.2.1. Hiệu quả nghề

38

3.2.1.1. Số ngày không hoạt động trong tháng

Theo kết quả điều tra từ ngư dân và các nhà quản lý, tàu khai thác nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy không hoạt động vào thời gian nghỉ tết âm lịch, nước chảy yếu và khi thời tiết trên biển có gió từ cấp 6 trở lên. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng

3.11 và phụ lục 8.

Bảng 3.11: Số ngày không hoạt động trung bình/tháng của các khối tàu Nhóm công suất (cv) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 20 ÷ <50 16,00 14,08 11,92 10,00 10,08 10,00 10,08 10,00 50 ÷ <90 16,00 14,33 12,00 10,00 10,33 10,00 9,67 10,67 ≥ 90 15,83 13,67 12,00 10,00 10,00 10,00 10,17 9,83 Từ bảng 3.11 cho thấy, số ngày không hoạt động trong tháng các khối tàu khá

tương đồng nhau, tháng 1 và tháng 2 có số ngày không hoạt động nhiều nhất là do vào thời điểm này thời tiết bị ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường và vào dịp nghỉ

Tết Nguyên đán nên tàu thuyền ít hoạt động hơn các tháng còn lại.

3.2.1.2. Số ngày hoạt động của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy

Số ngày hoạt động của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy theo nhóm công suất tàu

trong các tháng được thể hiện qua bảng 3.12 và phục lục 9.

Bảng 3.12: Số ngày hoạt động của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy theo khối công suất Nhóm công suất (cv) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 20 ÷ <50 13,92 12,00 15,92 16,00 15,92 16,08 16,00 16,08 50 ÷ <90 13,67 12,00 17,67 18,33 17,67 18,00 18,00 18,33 ≥ 90 13,50 13,83 19,00 19,83 19,50 19,33 19,67 19,67 Từ bảng 3.12 nhận thấy rằng, trong tháng 1 và tháng 2, số ngày hoạt động tiềm năng ít hơn các tháng còn lại do thời tiết bị ảnh hưởng của không khí lạnh, biển động

và vào dịp nghỉ tết âm lịch nên các tàu không đi khai thác; khối tàu công suất nhỏ có

số ngày hoạt động tiềm năng ít hơn khối tàu có công suất lớn.

3.2.1.3. Cường lực khai thác và sản lượng khai thác

a. Cường lực và sản lượng khai thác khối tàu công suất từ 20 ÷ <50cv

Cường lực và sản lượng khai thác của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có công

39

Hình 3.7: Cường lực và sản lượng khai thác khối tàu từ 20 ÷ <50cv theo thời gian

Hình 3.7 cho thấy, trong thời gian nghiên cứu, cường lực của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có công suất từ 20 ÷ <50cv thấp nhất vào tháng 2, sau đó tăng mạnh

vào tháng 3 và giữ ổn định đến hết thời điểm nghiên cứu. Sản lượng khai thác đạt thấp

nhất vào tháng 2, tăng vào tháng 3 và giảm nhẹ vào tháng 4, sau đó tăng mạnh đến

tháng 7 và giảm nhẹ vào tháng 8.

b. Cường lực và sản lượng khai thác khối tàu công suất từ 50 ÷ <90cv

Cường lực và sản lượng khai thác của khối tàu có công suất từ 50÷ <90cv được

thể hiện ở phụ lục 11.

Hình 3.8: Cường lực và sản lượng khai thác khối tàu từ 50 ÷ <90cv theo thời gian

Hình 3.8 cho thấy, cường lực khai thác của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có công suất từ 50 ÷ <90cv thấp nhất vào tháng 2, cao nhất vào tháng 4 và tháng 8. Sản

40

lượng cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 2. Trong khoảng thời gian nghiên cứu, cường lực giảm nhanh vào tháng 2, sau đó tăng nhanh vào tháng 3 và giữ ổn định đến tháng 8. Trong khi đó, sản lượng giảm mạnh vào tháng 2, sau đó tăng nhẹ đến tháng 5 và tăng nhanh vào tháng 7.

c. Cường lực và sản lượng khai thác khối tàu công suất từ 90cv trở lên

Cường lực và sản lượng khai thác của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên được

thể hiện ở phục lục 12.

Hình 3.9: Cường lực và sản lượng khai thác khối tàu 90cv trở lên theo thời gian

Hình 3.9 cho thấy, trong khoảng thời gian nghiên cứu, cường lực thấp nhất vào tháng 2, tăng mạnh trở lại vào tháng 3 và sau đó giữ ổn định đến tháng 8. Sản lượng

khai thác giảm nhiều nhất vào tháng 2, tăng mạnh vào tháng 3, tháng 4; tháng 5 giảm

nhẹ, sau đó tăng mạnh và đạt sản lượng cao nhất vào tháng 7.

Từ hình 3.7, 3.8, 3.9 nhận thấy, cả 3 khối tàu đều có sản lượng và cường lực

giảm mạnh vào tháng 2; sản lượng tăng cao nhất vào tháng 7, trong khi đó cường lực

khai thác từ tháng 3 đến tháng 8 ít biến động. Điều này cho thấy, vào thời điểm cuối năm do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán nên các tàu cá ít hoạt động. Tàu cá hoạt động mạnh trở lại vào tháng 3, và đây cũng là thời điểm bắt đầu Vụ cá Nam nên cường lực khai thác ngay sau Tết Nguyên đán tăng nhanh và ổn định cả Vụ cá Nam.

41

3.2.1.4. Hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáya. Các thông số đặc trưng về khai thác a. Các thông số đặc trưng về khai thác

Kết quả điều tra về thời gian, tốc độ trôi lưới của các nhóm tàu được thể hiện ở

bảng 3.13.

Bảng 3.13: Các thông số đặc trưng về khai thác

TT Nhóm tàu (cv) Số mẫu điều tra (tàu) Ttb (giờ) Vtb (km/giờ)

1 20 ÷ <50 13 6 1,2

2 50 ÷ <90 03 6 1,2

3 ≥ 90 06 6 1,2

Thời gian trôi lưới trung bình của các nhóm tàu từ 20 ÷ <50cv, nhóm tàu từ 50 ÷ <90cv và nhóm tàu từ 90cv trở lên có giá trị tương đương nhau với Ttb = 6 giờ. Điều <90cv và nhóm tàu từ 90cv trở lên có giá trị tương đương nhau với Ttb = 6 giờ. Điều

này có thể thấy, kỹ thuật khai thác nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy ở xã Duy Vinh các khối công suất tàu là như nhau, phụ thuộc nhiều vào tập quán thói quen cũng như

phong tục tập quán của địa phương.

Tốc độ trôi lưới trung bình của các nhóm công suất tàu có giá trị tương đương

nhau, Vtb = 1,2 km/giờ.

b. Khối nước tác dụng của ngư cụ

Khối nước ngư cụ lọc qua của các nhóm tàu trong thời gian nghiên cứu được thể

hiện ở bảng 3.14.

Bảng 3.14: Khối nước ngư cụ lọc qua theo thời gian

ĐVT: Km3 Năm 2015 Nhóm CS (cv) 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng cộng Khối nước TB/tàu 20÷<50 22,12 19,37 25,83 26,93 27,48 26,93 25,83 26,93 201,42 1,48 50÷<90 4,20 3,52 6,55 6,91 6,09 6,55 6,09 6,91 46,82 1,95 ≥ 90 10,53 9,43 16,00 16,28 17,68 16,84 17,10 17,68 121,54 2,53 Tổng 36,85 32,32 48,38 50,12 51,25 50,32 49,02 51,52 369,78 5,96

Bảng 3.14 cho thấy, tổng khối nước tác dụng của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy trong thời gian nghiên cứu là 369,78 km3/8 tháng và biến thiên tăng dần theo chiều tăng công suất tàu cũng như chiều tăng của vàng lưới; khối nước tác dụng hoạt động

42

cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 2; bình quân khối nước tác dụng của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy là 46,22 km3/tháng.

c. Hiệu quả nghề

Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh trong thời

gian nghiên cứu có công suất từ 20 ÷ <50cv đạt thấp nhất, trung bình 2,12 tấn/km3, chiếm 32,51% tổng hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy. Trong khiđó,

hiệu quả nghề của nhóm tàu có công suất 50 ÷ <90cv, trung bình đạt 2,15 tấn/km3, chiếm 32,99%, thì đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có công suất trên 90cv có hiệu

quả nghề cao nhất, đạt 2,24 tấn/km3, chiếm 34,49% trong tổng hiệu quả nghề, phục lục

10, 11 và 12.

Hình 3.10: Hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy theo thời gian

Hình 3.10 thể hiện, hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy cao nhất

vào tháng 7, thấp nhất vào tháng 4; hiệu quả nghề giảm dần từ tháng 1 đến tháng 4 và

sau đó tăng trở lại và cao nhất vào tháng 7. Khối tàu có công suất từ 90cv trở lên có hiệu quả nghề cao nhất, chiếm 34,46% tổng hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp

tầng đáy và thấp nhất là khối tàu có công suất từ 20 ÷ <50cv, chiếm 32,46%.

3.2.2. Hiệu quả về kinh tế3.2.2.1. Doanh thu chuyến biển 3.2.2.1. Doanh thu chuyến biển

Doanh thu chuyến biển trung bình của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy trong thời

43

Bảng 3.15: Doanh thu chuyến biển của các khối tàu

TT Nhóm công suất (cv) Cao nhất Trung bình Thấp nhất

1 20 ÷ <50 88.200.000,0 56.682.932,7 29.850.000,0 2 50 ÷ <90 93.250.000,0 65.590.000,0 43.250.000,0

3 ≥ 90 129.350.000,0 81.062.291,7 37.550.000,0

3.2.2.2. Chi phí chuyến biển

Chi phí trung bình chuyến biển của một tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy trong thời

gian nghiên cứu, được thể hiện trong phụ lục 14.

Bảng 3.16: Chi phí chuyến biển của các khối tàu

TT Nhóm công suất (cv) Cao nhất Trung bình Thấp nhất

1 20 ÷ <50 8.312.000,0 7.973.538,5 7.138.000,0

2 50 ÷ <90 12.062.000,0 11.458.666,7 10.632.000,0

3 ≥ 90 15.320.000,0 13.569.666,7 11.926.000,0

Bảng 3.17: Cơ cấu chi phí biến đổi trung bình chuyến biển Nhóm công suất (cv) Chỉ tiêu

20 ÷ <50 50 ÷ <90 ≥ 90

1. Giá trị (đồng)

Dầu Diezel 3.901.538,5 6.240.000,0 7.786.666,7

Nhớt 142.769,2 192.000,0 288.000,0 Nước đá 1.144.615,4 1.493.333,3 1.920.000,0 Lương thực, thực phẩm 2.453.846,2 3.100.000,0 3.066.666,7 Khác 330.769,2 433.333,3 508.333,3 Tổng cộng 7.973.538,5 11.458.666,7 13.569.666,7 2. Tỉ lệ (%)

Dầu Diezel 48,9 54,5 57,4

Nhớt 1,8 1,7 2,1

Nước đá 14,4 13,0 14,1

Lương thực, thực phẩm 30,8 27,1 22,6

Khác 4,1 3,8 3,7

Tổng cộng 100 100 100

Từ bảng 3.17 nhận thấy rằng, chi phí nhiên liệu và lương thực, thực phẩm của 3

44

xã Duy Vinh, trong đó chi phí nhiên liệu chiếm cao nhất, trên 50% tổng chi phí chuyến

biển. Chi phí nhiên liệu tăng theo chiều tăng của công suất tàu.

Hình 3.11: Chi phí biến đổi trung bình một chuyến biển từ tháng 1 ÷ 8/2015 3.2.2.3. Lợi nhuận chuyến biển

Theo kết quả điều tra, các khối công suất tàu được chia theo tỷ lệ như nhau, sau

khi trừ chi phí chuyến biển và trích 10% tổng thu nhập để khấu hao ngư cụ, còn lại chủ tàu: 33%; ngư cụ: 33,5%; công lao động: 33,5%.

- 10% khấu hao ngư cụ do chủ tàu giữ dùng để mua mới phần lưới 3 lớp nhằm thay khi lưới cũ, bị hỏng khai thác không hiệu quả. Thường một cheo lưới sau thời

gian khai thác khoảng 3 tháng thay lưới mới một lần nhằm đảm bảo độ mềm, mảnh

của lưới để khai thác đạt hiệu quả hơn.

- 33% của chủ tàu: Kinh phí này để chủ tàu vừa khấu hao tàu, máy, các trang thiết bị khác trên tàu và để sửa chữa tàu thuyền, máy móc, bảo dưỡng vỏ tàu...

- 33,5% của chủ ngư cụ: Nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy ngư cụ được thực hiện

theo hình thức cổ phần, chủ tàu và thuyền viên đều đầu tư lưới vào như nhau để sản

xuất. Trong trường hợp thuyền viên không có đủ kinh phí để mua ngư cụ thì chủ tàu

cho mượn khoảng 30 ÷ 50% kinh phí để mua ngư cụ. Vì thế, tỷ lệ này chia đều cho

mỗi thành viên trên tàu được hưởng lợi và chịu trách nhiệm sửa chữa phần hư hỏng

của tấm trên (Một lớp), chao chì, giềng phao và giềng chì phần lưới của mình đóng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khai thác nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy tại xã duy vinh, huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)