M Ở ĐẦU
2.2.4.3. Phương pháp xác định tính chọn lọc của ngư cụ
Đối với lưới rê 3 lớp, tính chọn lọc của ngư cụ không phải như lưới rê đơn.
“Nguyên lý đóng” của nghề lưới không hoàn toàn đúng với lưới rê 3 lớp vì xác suất
bắt gặp cá đóng vào mắt lưới của lưới rê 3 lớp không như lưới rê đơn. Tuy nhiên đề tài vẫn đền cập để thấy được mức độ xâm hại nguồn lợi của lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy khi
đánh bắt ở vùng biển xa bờ.
Đối tượng nghiên cứu là các loài cá có sản lượng nhiều, khai thác được trong thời
gian dài, có giá trị kinh tế cao và thuận lợi cho việc nghiên cứu, đề tài nghiên cứu 2 loài cá mối và mực nang.
Dụng cụ nghiên cứu: Thước nhựa và cân.
Cách đánh giá: So sánh tỷ lệ sản lượng cá, mực nhỏ (Cá mối chiều dài Lcá <
200mm, mực nang chiều dài Lmực< 100mm) với sản lượng mực, cá khai thác được của
mỗi loài trong mỗi các khay nhựa, túi nilon nghiên cứu. Quy trình thực hiện:
24
- Mỗi chuyến biển thống kê 5 mẻ lưới. Mỗi mẻ lưới thống kê số liệu ngẫu nhiên 3 túi sản phẩm.
- Cân sản lượng cá mối và mực nang của 3 túi được Q1 và Q2.
(Q1 và Q2 là trọng lượng cá mối và mực nang tương ứng của mỗi khay nhựa/túi
nilon).
- Đo và phân loại cá, mực theo 2 loại kích thước:
+ Cá mối: Lcá <200mm và L ≥ 200mm; + Mực nang: Lmực <100mm và L ≥ 100mm;
- Cân sản lượng cá mối có chiều dài Lcá < 200mm được trọng lượng là q1 và mực nang có chiều dài Lmực< 100mm được trọng lượng là q2.
- Tính tỷ lệ: TL1 (%) = 100 1 1 Q q của cá mối (2.13) và TL2 (%) = 100 2 2 Q q của mực nang 2.14)
- So sánh số đo của TL1 và TL2 với quy định của Thông tư số 02/2006/TT-BTS, ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản [14].
- Mỗi chuyến biển thực hiện 1 mẻ lưới.
- Mỗi mẻ lưới lấy ngẫu nhiên 3 khay nhựa/túi sản phẩm.
- Đo chiều dài cá: Từ mõm đến chẽ vây đuôi [14] - Đo chiều dài mực nang: Từ mắt đến cuối đuôi [14]