M Ở ĐẦU
2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
2.2.4.1. Phân tích đặc trưng khai thác của nghề
- Cường lực khai thác, tính theo biểu thức (2.1).
Ek = Fk x Ak x BACk (2.1)
Trong đó: Ek - Cường lực khai thác của nhóm tàu thứ k (Ngày tàu); Fk- Số tàu tham gia khai thác của nhóm tàu thứ k (Tàu);
Ak - Số ngày hoạt động tiềm năng của nhóm tàu thứ k (Ngày); BACk - Hệ số hoạt động của nhóm tàu thứ k;
k - Số nhóm tàu (20 ÷ < 50cv, 50 ÷ < 90cv, ≥ 90cv). Ak = Ai - A0 (2.2)
Trong đó: Ai - Số ngày dương lịch trong tháng thứ i (i = 1 ÷ 8);
A0i - Số ngày tàu không tham gia đánh bắt, được xác định theo
công thức: A0i = B + C (B - Ngày nước chảy yếu; C - Ngày thời tiết không thuận lợi,
nghỉ tết).
21
lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có hoạt động đánh bắt vào bất kỳ ngày nào đó trong tháng và tính theo biểu thức (2.3). BACk = k k k k k k N N N a a a 3 2 1 3 2 1 (2.3)
Trong đó: a1, a2, a3 - Số tàu của nhóm thứ k đi biển vào 3 ngày điều tra bất kỳ
trong tháng; N1, N2, N3 - Tổng số tàu của nhóm tàu thứ k được khảo sát vào 3 ngày
điều tra bất kỳ trong tháng; k - Số nhóm tàu (k = 1 ÷ 3).
- Năng suất khai thác trung bình của nhóm tàu: n i i k CPUE n CPUE 1 1 (2.4)
Trong đó: CPUEk - Năng suất khai thác trung bình của nhóm tàu thứ k (kg/ngày tàu); n - Là số mẫu thu thập được của nhóm tàu thứ k; CPUEi - Năng suất khai thác của tàu thứ i.
- Sản lượng khai thác của nhóm tàu: Ck = CPUEkx [F x A x BAC] (2.5)
Trong đó: Ck - Sản lượng khai thác của nhóm tàu thứ k (tấn); CPUEk - Năng
suất khai thác trung bình của nhóm tàu thứ k (tấn/ngày tàu).
Tổng sản lượng khai thác của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy:
P = 3 1 k k C (2.6)
Trong đó: P - Tổng sản lượng khai thác của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy
trong thời gian nghiên cứu (tấn); Ck- Sản lượng khai thác trong thời gian nghiên cứu
của nhóm tàu thứ k; k - Số nhóm tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy (k = 1 ÷ 3). - Hiệu quả nghề được tính theo công thức: Q=P/U (2.7)
Trong đó:
+ P: Là sản lượng khai thác (tấn) (2.8) Pyear = Pday x nad = Phaul x nhaul x nad(2.9) Trong đó:
22 Pday: Sản lượng khai thác một ngày; nad: Số ngày hoạt động thực tế;
Phaul: Sản lượng một mẻ lưới;
nhaul: Số mẻ lưới.
+ U: Là Cường lực nghề (m3), là khối nước ngư cụ tác dụng, được tính
theo biểu thức.
U = F * S = n * L * H * V * T (2.10) Trong đó:
F: Diện tích rút gọn của vàng lưới;
S: Quãng đường lưới trôi.
T : Thời gian khai thác trung bình; V: Tốc độ trôi lưới trung bình;
L: Chiều dài rút gọn trung bình của tấm lưới;
H: Chiều cao rút gọn trung bình của tấm lưới;
n: Số tấm lưới trung bình của vàng lưới;
2.2.4.2. Phân tích các chỉ số kinh tế
- Lợi nhuận chuyến biển được tính theo biểu thức sau:
Doanh thu chuyến biển (DTCB)
Chi phí chuyến biển (CPCP) =
Lợi nhuận chuyến biển
10% khấu hao ngư cụ
=
Lãi ròng (100%), trong đó: + 33% của chủ tàu
+ 33,5% của chủ ngư cụ
+ 33,5% công lao động
23 DTCB = n i PixQi 1 (2.11) Trong đó:
Pi: Giá bán trên một đơn vị sản phẩm thứ i
Qi: Sản lượng sản phẩm thứ i
i = 1 ÷ n: Số loại sản phẩm.
+ CPCB: Chi phí chuyến biển, được tính theo biểu thức:
CPCB = CPNL + CPLT + CPNĐ + CPkhác (2.12)
Trong đó:
CPNL: Chi phí nhiên liệu;
CPLT: Chi phí lương thực, thực phẩm;
CPNĐ: Chi phí nước đá;
CPkhác: Chi phí khác.
2.2.4.3. Phương pháp xác định tính chọn lọc của ngư cụ
Đối với lưới rê 3 lớp, tính chọn lọc của ngư cụ không phải như lưới rê đơn.
“Nguyên lý đóng” của nghề lưới không hoàn toàn đúng với lưới rê 3 lớp vì xác suất
bắt gặp cá đóng vào mắt lưới của lưới rê 3 lớp không như lưới rê đơn. Tuy nhiên đề tài vẫn đền cập để thấy được mức độ xâm hại nguồn lợi của lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy khi
đánh bắt ở vùng biển xa bờ.
Đối tượng nghiên cứu là các loài cá có sản lượng nhiều, khai thác được trong thời
gian dài, có giá trị kinh tế cao và thuận lợi cho việc nghiên cứu, đề tài nghiên cứu 2 loài cá mối và mực nang.
Dụng cụ nghiên cứu: Thước nhựa và cân.
Cách đánh giá: So sánh tỷ lệ sản lượng cá, mực nhỏ (Cá mối chiều dài Lcá <
200mm, mực nang chiều dài Lmực< 100mm) với sản lượng mực, cá khai thác được của
mỗi loài trong mỗi các khay nhựa, túi nilon nghiên cứu. Quy trình thực hiện:
24
- Mỗi chuyến biển thống kê 5 mẻ lưới. Mỗi mẻ lưới thống kê số liệu ngẫu nhiên 3 túi sản phẩm.
- Cân sản lượng cá mối và mực nang của 3 túi được Q1 và Q2.
(Q1 và Q2 là trọng lượng cá mối và mực nang tương ứng của mỗi khay nhựa/túi
nilon).
- Đo và phân loại cá, mực theo 2 loại kích thước:
+ Cá mối: Lcá <200mm và L ≥ 200mm; + Mực nang: Lmực <100mm và L ≥ 100mm;
- Cân sản lượng cá mối có chiều dài Lcá < 200mm được trọng lượng là q1 và mực nang có chiều dài Lmực< 100mm được trọng lượng là q2.
- Tính tỷ lệ: TL1 (%) = 100 1 1 Q q của cá mối (2.13) và TL2 (%) = 100 2 2 Q q của mực nang 2.14)
- So sánh số đo của TL1 và TL2 với quy định của Thông tư số 02/2006/TT-BTS, ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản [14].
- Mỗi chuyến biển thực hiện 1 mẻ lưới.
- Mỗi mẻ lưới lấy ngẫu nhiên 3 khay nhựa/túi sản phẩm.
- Đo chiều dài cá: Từ mõm đến chẽ vây đuôi [14] - Đo chiều dài mực nang: Từ mắt đến cuối đuôi [14]
2.2.5. Xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu.
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê mô tả. Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện theo nhóm công suất tàu, doanh thu, chi phí, lợi nhuận… Trong Excell, thống kê mô tả được thực hiện như sau: Chọn Menu/Tools/Data Analysis…/Descriptive Statistics [7]
25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh 3.1.1. Đặc điểm tàu thuyền và trang thiết bị 3.1.1. Đặc điểm tàu thuyền và trang thiết bị
3.1.1.1. Tàu thuyền
a. Kích thước tàu thuyền
Tàu thuyền nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có hình dạng và kích thước khác
nhau, nhưng hình dạng chủ yếu của tàu được đóng theo mẫu dân gian Quảng Nam, có khả năng hoạt động được nhiều nghề khai thác khác nhau. Kích thước tàu thuyền được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Kích thước tàu thuyền nghề lưới rê 3 lớp tầng đáy
Kích thước trung bình của vỏ tàu (m)
Nội dung Nhóm công
suất (cv) Lmax Bmax Dmax
20 ÷ <50 14,69 3,82 1,50
50 ÷ <90 15,42 4,00 1,62
Lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy
≥ 90cv 15,98 4,38 1,74
b. Vỏ tàu
Vật liệu đóng tàu 100% là gỗ, tuổi thọ vỏ tàu được thể hiện trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Tuổi thọ vỏ tàu Thời gian sử dụng
vỏ tàu (năm) 1 ÷ <5 5 ÷ <10 10 ÷ <15 ≥ 15 Tổng
Số lượng (tàu) 0 4 11 7 22
Tỷ lệ (%) 0,00 18,18 50,00 31,82 100,00
Qua bảng 3.2 cho thấy, tuổi thọ của gỗ dùng để đóng tàu khá bền, vì thế hiện nay
đa số ngư dân làm nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy đều sử dụng tàu vỏ gỗ để làm
phương tiện khai thác. Điều này cho thấy, các tàu này vẫn trung thành với vật liệu truyền thống mà chưa có ứng dụng vật liệu mới để làm vỏ tàu phục vụ cho sản xuất.
Đây cũng là một trong những hạn chế trong việc ứng dụng vật liệu mới vào trong sản xuất nhằm góp phần hiện đại hóa đội tàu khai thác ở địa phương.
26
3.1.1.2. Máy tàu a. Máy chính a. Máy chính
Máy thủy mà bà con ngư dân sử dụng để lắp trên tàu cá nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy 100% là máy thủy đã qua sử dụng của các hãng khác nhau, xuất xứ từ Nhật,
trong đó máy hiệu Yanmar chiếm 46,15%, Mitsubishi chiếm 30,77%, Hino chiếm 23,08%.
Động cơ chính (Diezel) truyền lực qua hệ thống hộp số. Cơ cấu trục quay làm cho chân vịt quay giúp tàu hành trình. Mặt khác, từ động cơ chính trích lực làm cho máy tời hoạt động phục vụ cho quá trình khai thác bằng cách người ta sử dụng tang ma sát thông qua hệ thống phụ trở để thu dây tời trong quá trình thu lưới.
b. Máy phụ
Máy phụ chủ yếu dùng để phát điện chiếu sáng sử dụng khai thác vào ban đêm
và trong sinh hoạt. Qua điều tra, khảo sát thì ngư dân sử dụng máy đã qua sử dụng để
phát điện có công suất từ 15 ÷ 20cv.
3.1.1.3. Trang thiết bị hàng hải a. La bàn a. La bàn
Qua kết quả điều tra cho thấy, các tàu làm nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy đều
dùng la bàn để định hướng trong quá trình hành trình và sản xuất. Đa số các tàu đều sử
dụng hai la bàn, một cái sử dụng trên tàu, cái còn lại để dự phòng, được thể hiện trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Thống kê trang thiết bị trên tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy
b. Định vị vệ tinh
Máy định vị vệ tinh dùng để xác định vị trí tàu trên biển, vị trí ngư trường khai
thác của tàu, giúp thuyền trưởng điều động tàu trong quá trình hành trình và sản xuất.
Trang thiết bị trên tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy
La bàn Định vị vệ tinh Liên lạc tầm gần Liên lạc tầm xa Mức đầu tư (Cái) Số tàu (Chiếc) Tỷ lệ (%) Số tàu (Chiếc) Tỷ lệ (%) Số tàu (Chiếc) Tỷ lệ (%) Số tàu (Chiếc) Tỷ lệ (%) 1 2 9,09 17 77,27 3 13,64 0 0 2 20 90,91 5 22,73 19 86,36 0 0 Tổng cộng 22 100 22 100 22 100 0 0
27
Số lượng máy trang bị trên tàu từ 1-2 máy/tàu. Điều tra 22 tàu, có 77,27% tàu trang bị 01 máy, 22,73% tàu trang bị 02 máy.
Loại máy trang bị: FURUNO (Nhật Bản), KODEN (Mỹ), HAIYANG (Hàn Quốc).
c. Thông tin liên lạc tầm gần
Máy thông tin liên lạc tầm gần dùng để liên lạc giữa tàu với tàu trong quá trình sản xuất và đàm về nhà khi khai thác gần bờ.
Số lượng máy trang bị 01 máy/tàu, tuy nhiên trong quá trình sử dụng, chủ tàu mua thêm máy có chất lượng hơn để phục vụ sản xuất và không bán lại máy cũ nên phần lớn mỗi tàu sử dụng 02 máy trong quá trình khai thác. Sử dụng các loại máy hiệu Sea Eagle 6900, Super star (Đài Loan), Galaxy (Mỹ) loại 6 band, 12 band.
Qua bảng 3.3 cho thấy, tất cả các tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy đều trang bị máy định vị vệ tinh, la bàn và máy thông tin liên lạc tầm gần phục vụ cho khai thác trên biển. Riêng máy thông tin liên lạc tầm xa, các tàu chưa trang bị, hiện các tàu có công suất trên 90cv đã đăng ký mua và dự định lắp vào cuối năm 2015. Máy dò cá, radar nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy chưa sử dụng.
3.1.1.4. Trang bị thiết bị an toàn trên tàu
Trang thiết bị an toàn trên tàu bao gồm thiết bị chữa cháy, cứu hỏa, cứu sinh, cứu
thủng... Theo quy định của Thông tư 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007, một số trang
thiết bị được trang bị trên tàu được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Thống kê các trang thiết bị an toàn trên tàu
ĐVT: Tàu
Tỷ lệ (%) một số trang thiết bị trên tàu
TT Loại thiết bị
Đủ 100% Từ 80 đến
dưới 100%
Từ 60 đến
dưới 80% Dưới 60%
1 Trang bị cứu sinh
- Phao bè 0 0 0 0
- Phao tròn 9 11 3 0
- Phao áo 22 0 0 0
2 Trang bị cứu hỏa
- Bình chữa cháy 20 0 2 0
28
- Trang bị cứu sinh: Hầu hết các tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy đều được trang
bị phao tròn và phao áo, trong đó phao áo đảm bảo đủ số lượng 100% cho thuyền viên thì phao tròn có 13,64% số tàu thiếu số lượng hoặc chất lượng phao không đảm theo quy định. Riêng phao bè, tất cả tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy đều chưa trang bị. Điều
này thể hiện sự quản lý thiếu chặt chẽ của các cơ quan chức năng trong công tác đảm
bảo an toàn cho tàu cá hoạt động.
- Trang bị cứu hỏa: Tất cả các tàu đều trang bị dụng cụ cứu hỏa, trong đó có 6 tàu (Chiếm 9,09%) thiếu 1 bình cứu hỏa, còn bơm nước đảm bảo 100% theo quy định.
Mặc dù, các tàu thuyền trang bị tương đối đầy đủ theo quy định nhưng chất lượng các
bình cứu hỏa đã cũ, ít được kiểm tra thường xuyên nên sẽ không đáp ứng được yêu cầu
khi có sự cố xảy ra.
3.1.1.5. Máy tời khai thác
Hình 3.1: Tời khai thác
Thông số hoạt động của máy tời: - Lực kéo lớn nhất : Pmax = 1.000kg; - Tốc độ thu dây : n = 60 vòng/phút;
- Động lực lai tời : Trích công suất từ máy chính.
Máy tời được lắp đặt trên boong tàu, sát phía trước cabin buồng lái của tàu, tời chỉ có 01 ru lo (Tang ma sát) được đặt bên mạn phải của tàu. Máy tời là thiết bị khai thác rất quan trọng trên các tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy, đây là thiết bị cơ giới hóa quá trình thu dây tời từ dưới nước lên trên boong tàu và thu neo. Việc cơ giới hóa quá
29
trình khai thác giúp cho thời gian thu lưới nhanh hơn, giảm sức lao động chân tay, tăng năng suất lao động và hiệu quả đánh bắt. Tuy nhiên, hiện nay đội tàu lưới rê trôi 3 lớp năng suất lao động và hiệu quả đánh bắt. Tuy nhiên, hiện nay đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh nói riêng và Quảng Nam nói chung chưa sử dụng máy thu lưới.
3.1.2. Ngư cụ
3.1.2.1. Thông số cơ bản của ngư cụ
Lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có cấu tạo gồm 3 tấm lưới rê đơn có kích thước mắt lưới, đường kính chỉ lưới, hệ số rút gọn khác nhau được lắp chung nhau trên cùng hệ
thống khung dây giềng. Lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có hai lớp ngoài có kích thước mắt lưới lớn, lớp ở giữa có kích thước mắt lưới nhỏ và lắp chùng so với hai lớp lưới lớn
bên ngoài. Với kết cấu này, lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy cho phép nhiều loại đối tượng
dễ dàng đi qua lớp lưới có kích thước mắt lưới lớn và bị giữ lại bởi lớp lưới có kích thước mắt lưới nhỏ, cùng với lớp lưới còn lại tạo ra túi lưới có khả năng giữ khá hiệu quả nhiều đối tượng với các kích cỡ khác nhau. Tùy theo kinh nghiệm, điều kiện kinh tế và phụ thuộc vào công suất máy chính, tải trọng của tàu mà mỗi vàng lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có khoảng từ 180 đến 240 cheo lưới.
Hình 3.2: Bản vẽ triển khai lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy
PA sợi đơn, dcp = 0,50mm, 2acp = 70mm PA sợi đơn, dng = 0,40mm, 2ang = 300mm PA sợi đơn, dtr = 0,25mm, 2atr = 70mm Utr1 = 0,416; Ung1 = 0,557 PA sợi đơn, dcc = 0,75mm, 2acc = 60mm; Ucc1=0,505 Hth.trên =1,45m Hth.dưới = 1,62m Hcc = 0,48m Lp = 500mm Lc= 100mm Lphao = 140mm Hphao = 30mm Lchì = 25mm Hchì = 20mm L0 = 100m, L = 41,6m (Chiều dài 1 cheo lưới)
Uth.trên1= 0,416