M Ở ĐẦU
1.3.4. Thực trạng sản lượng khai thác
Sản lượng khai thác nghề khai thác sản được thể hiện ở phụ lục 5.
Hình 1.9: Biểu đồ sản lượng khai thác hải sản từ năm 2010 ÷ 6/2015
Qua hình 1.9 cho thấy, sản lượng khai thác từ năm 2010 ÷ 6/2015 tăng lên, sản lượng khai thác toàn tỉnh năm 2014 tăng 52,96% và nghề lưới rê 1 lớp và 3 lớp tầng đáy tăng 79,2% so với năm 2010. Sản lượng trung bình trên một đơn vị tàu thuyền
toàn tỉnh tăng từ 12,97 tấn/tàu năm 2010 lên 19,03 tấn/tàu năm 2014, nghề lưới rê 1 lớp và 3 lớp cũng tăng từ 39,38 tấn/tàu năm 2010 lên 73,09 tấn/tàu năm 2014. Trong khi đó, sản lượng trung bình trên một đơn vị công suất tàu toàn tỉnh giảm từ 0,48
tấn/cv năm 2010 xuống 0,39 tấn/cv năm 2014, nghề lưới rê 1 lớp và 3 lớp tầng đáy
cũng giảm từ 1,04 tấn/cv năm 2010 xuống 0,62 tấn/cv năm 2014, phục lục 6.
Từ phụ lục 6, có thể thấy rằng, sản lượng trung bình trên một đơn vị tàu nghề lưới rê 1 lớp và 3 lớp cao hơn gấp 3 lần sản lượng trung bình trên một đơn vị tàu toàn tỉnh và cao hơn gấp 2 lần sản lượng trung bình trên một đơn vị công suất tàu. Điều này cho thấy nghề lưới rê 1 lớp và 3 lớp khai thác khá hiệu quả so với các nghề khác của
tỉnh, đây là điều kiện cần nghiên cứu để có những định hướng phát triển nghề một
18
Sản lượng khai thác được nghề lưới rê trôi 1 lớp và 3 lớp tầng đáy chủ yếu là cá
đổng, cá phèn, cá mối, cá bánh đường, cá kình, cá chai, cá lạc, cá hố, cá chim... các sản phẩm này phần lớn xuất khẩu (Khoảng 70%), còn lại tiêu thụ nội địa. Hầu hết các chủ tàu đều phải thông qua chủ nậu để bán sản phẩm nên vào những thời điểm khai thác đạt hiệu quả thường bị ép giá.
Kết quả điều tra cho thấy, 70% số người được phỏng vấn cho rằng: Nghề lưới rê trôi 1 lớp và 3 lớp tầng đáy có tàu thuyền công suất nhỏ khai thác ở vùng biển ven bờ
không hiệu quả, ngư dân đang có xu hướng chung đầu tư vốn đóng tàu công suất lớn để khai thác ở vùng biển xa bờ. Đây cũng là định hướng phát triển nghề khai thác hải
19
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU