M Ở ĐẦU
3.2.2.2. Chi phí chuyến biển
Chi phí trung bình chuyến biển của một tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy trong thời
gian nghiên cứu, được thể hiện trong phụ lục 14.
Bảng 3.16: Chi phí chuyến biển của các khối tàu
TT Nhóm công suất (cv) Cao nhất Trung bình Thấp nhất
1 20 ÷ <50 8.312.000,0 7.973.538,5 7.138.000,0
2 50 ÷ <90 12.062.000,0 11.458.666,7 10.632.000,0
3 ≥ 90 15.320.000,0 13.569.666,7 11.926.000,0
Bảng 3.17: Cơ cấu chi phí biến đổi trung bình chuyến biển Nhóm công suất (cv) Chỉ tiêu
20 ÷ <50 50 ÷ <90 ≥ 90
1. Giá trị (đồng)
Dầu Diezel 3.901.538,5 6.240.000,0 7.786.666,7
Nhớt 142.769,2 192.000,0 288.000,0 Nước đá 1.144.615,4 1.493.333,3 1.920.000,0 Lương thực, thực phẩm 2.453.846,2 3.100.000,0 3.066.666,7 Khác 330.769,2 433.333,3 508.333,3 Tổng cộng 7.973.538,5 11.458.666,7 13.569.666,7 2. Tỉ lệ (%)
Dầu Diezel 48,9 54,5 57,4
Nhớt 1,8 1,7 2,1
Nước đá 14,4 13,0 14,1
Lương thực, thực phẩm 30,8 27,1 22,6
Khác 4,1 3,8 3,7
Tổng cộng 100 100 100
Từ bảng 3.17 nhận thấy rằng, chi phí nhiên liệu và lương thực, thực phẩm của 3
44
xã Duy Vinh, trong đó chi phí nhiên liệu chiếm cao nhất, trên 50% tổng chi phí chuyến
biển. Chi phí nhiên liệu tăng theo chiều tăng của công suất tàu.
Hình 3.11: Chi phí biến đổi trung bình một chuyến biển từ tháng 1 ÷ 8/2015 3.2.2.3. Lợi nhuận chuyến biển
Theo kết quả điều tra, các khối công suất tàu được chia theo tỷ lệ như nhau, sau
khi trừ chi phí chuyến biển và trích 10% tổng thu nhập để khấu hao ngư cụ, còn lại chủ tàu: 33%; ngư cụ: 33,5%; công lao động: 33,5%.
- 10% khấu hao ngư cụ do chủ tàu giữ dùng để mua mới phần lưới 3 lớp nhằm thay khi lưới cũ, bị hỏng khai thác không hiệu quả. Thường một cheo lưới sau thời
gian khai thác khoảng 3 tháng thay lưới mới một lần nhằm đảm bảo độ mềm, mảnh
của lưới để khai thác đạt hiệu quả hơn.
- 33% của chủ tàu: Kinh phí này để chủ tàu vừa khấu hao tàu, máy, các trang thiết bị khác trên tàu và để sửa chữa tàu thuyền, máy móc, bảo dưỡng vỏ tàu...
- 33,5% của chủ ngư cụ: Nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy ngư cụ được thực hiện
theo hình thức cổ phần, chủ tàu và thuyền viên đều đầu tư lưới vào như nhau để sản
xuất. Trong trường hợp thuyền viên không có đủ kinh phí để mua ngư cụ thì chủ tàu
cho mượn khoảng 30 ÷ 50% kinh phí để mua ngư cụ. Vì thế, tỷ lệ này chia đều cho
mỗi thành viên trên tàu được hưởng lợi và chịu trách nhiệm sửa chữa phần hư hỏng
của tấm trên (Một lớp), chao chì, giềng phao và giềng chì phần lưới của mình đóng
45
trách nhiệm của mình, tránh được tình trạng tranh giành thủy thủ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
- 33,5% công lao động: Được chia đều cho thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu.
Bảng 3.18: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận trung bình chuyến biển Nhóm công suất (cv)
Nội dung
20-<50 50-<90 ≥ 90
Doanh thu chuyến biển 56.682.932,7 65.590.000,0 81.062.291,7
Chi phí chuyển biển 7.973.538,5 11.458.666,7 13.569.666,7
Khấu ngư cụ 4.870.939,4 5.413.133,3 6.749.262,5
Lợi nhuận chuyến biển 43.838.454,8 48.718.200,0 60.743.362,5
Chủ tàu (33%) 14.466.690,1 16.077.006,0 20.045.309,6
Chủ ngư cụ (33,5%) 14.685.882,4 16.320.597,0 20.349.026,4
Công lao động (33,5%) 14.685.882,4 16.320.597,0 20.349.026,4
Thu nhập bình quân/lao động 1.468.588,2 1.632.059,7 2.034.902,6
Từ bảng 3.18 cho thấy, thu nhập bình quân/lao động của khối tàu có công suất
trên 90cv cao nhất và khối tàu có công suất từ 20 ÷ <50cv thấp nhất. Điều này chỉ ra
rằng, tàu có công suất lớn hoạt động hiệu quả hơn tàu có công suất nhỏ. Thông thường
mỗi tháng nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh khai thác 2 chuyến biển và gần như hoạt động quanh năm. Vì thế, thu nhập bình quân mỗi lao động đối với tàu có công suất từ 20 ÷ <50cv khoảng 30 triệu đồng/năm, tàu từ 50 ÷ <90cv khoảng 35 triệu đồng/năm và tàu có công suất trên 90cv khoảng 44 triệu đồng/năm. Ngoài ra, hầu hết các lao động tham gia khai thác đều có cổ phần lưới nên thu nhập bình quân hàng năm
mỗi lao động tăng gần gấp đôi. Đặc biệt, lợi nhuận này được duy trì ổn định trong một năm khai thác, giúp cho bà con ngư dân yên tâm đầu tư và phát triển nghề cá ngày càng hiện đại hơn.
3.2.3. Hiệu quả về xã hội
Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng nguồn thu
nhậpổn định cho ngư dân địa phương.
Ngay từ khi đưa vào sản xuất, các tàu đã thành lập các tổ, đội đoàn kết nên các
tàu đã hỗ trợ đắc lực cho nhau khi có sự cố trên biển, đảm bảo an toàn cho người và
phương tiện khi hoạt động trên biển. Mặt khác, các tàu tham gia khai thác vùng biển khơi góp phần duy trì lực lượng dân sự trên biển, đồng thời những tàu có công suất
46
trên 90cv là lực lượng thường trực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc khi
có yêu cầu.
Tăng cường tình đoàn kết, tương thân, tương ái giữa các chủ tàu với thuyền viên và giữa các tàu trong tổ với nhau, tạo mối quan hệ mật thiết hỗ trợ nhau trong sản xuất
và trong cộng đồng. Đồng thời, hạn chế được tình trạng cạnh tranh ngư trường, cạnh
tranh thuyền viên, góp phần ổn định sản xuất, giữ vững an ninh trật tự trên biển và ở địa phương.
Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chính quyền địa phương trong công tác, tập huấn
khuyến ngư, phổ biến pháp luật cũng như tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với ngư dân một cách kịp thời, hiệu quả.
3.2.4. Hiệu quả về bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Qua kết quả cân, đo trực tiếp trên đối tượng khai thác, kích thước các đối tượng
nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.19.
Bảng 3.19: Thống kê cá mối, mực nang nhỏ bị khai thác
Lần thử nghiệm 1 Lần thử nghiệm 2 Lần thử nghiệm 3 Nội dung Cá Mực Cá Mực Cá Mực Toàn bộ (Kg) 11,80 7,30 11,50 7,80 12,10 7,60 Cá, mực nhỏ (Kg) 1,70 0,80 1,60 0,80 1,50 0,70 Chuyến biển 1 Tỷ lệ (%) 14,41 10,96 13,91 10,26 12,40 9,21 Toàn bộ (Kg) 11,60 7,90 11,40 7,20 10,90 7,50 Cá, mực nhỏ (Kg) 1,70 0,90 1,60 0,70 1,60 0,80 Chuyến biển 2 Tỷ lệ (%) 14,66 11,39 14,04 9,72 14,68 10,67 Toàn bộ (Kg) 12,00 7,90 11,80 7,70 11,20 7,20 Cá, mực nhỏ (Kg) 1,70 0,60 1,50 0,70 1,70 0,90 Chuyến biển 3 Tỷ lệ (%) 14,17 7,59 12,71 9,09 15,18 12,50 Tỷ lệ trung bình (%) 14,41 9,98 13,55 9,69 14,8 10,79
Từ bảng 3.19, cho thấy tỷ lệ cá mối và mực nang không được phép khai thác
lần lượt như sau: Cá mối chiếm 14,02%, mực nang chiếm 10,15% tổng sản lượng các
mẫu đo đạt được.
Đối chiếu với quy định tại phụ lục 7Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản thì kích thước chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác của cá mối và mực nang đều nhỏ hơn 15%. Điều này cho thấy rằng, nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy
47
những nghề cần lựa chọn ưu tiên để chuyển đổi một số nghề khai thác kém hiệu quả, có tác động xấu đến nguồn lợi và các hệ sinh thái vùng biển ven bờ.
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả nghề lưới rê trôi 3 tầng đáy
3.3.1. Khối tàu khai thác
Cơ sở đề xuất giải pháp:
-Dựa vào kết quả nghiên cứu ở mục 3.2.1.
-Định hướng phát triển nghề khai thác của địa phương đến năm 2020, đề án tổ
chức lại sản xuất trong khai thác hải sản và tái cơ cấu ngành thủy sản.
Nội dung của giải pháp:
Từ kết quả nghiên cứu mục 3.2.1 cho thấy, khối tàu có công suất từ 50-<90cv có hiệu quả nghề cao nhất, bình quân đạt 0,72 tấn/km3/tàu/tháng; khối tàu có công suất từ
90cv trở lên đạt 0,375 tấn/km3/tàu/tháng; khối tàu có công suất từ 20-<50cv có hiệu
quả nghềđạt 0,12 tấn/km3/tàu/tháng.
Về hiệu quản kinh tế: Kết quả nghiên cứu mục 3.2.2 cho thấy, khối tàu có công suất từ 90cv trở lên có hiệu quả cao nhất, khối tàu từ 20-<50cv có hiệu quả kinh tế
thấp nhất (Bảng 3.18). Đối với ngư dân, người ta thường quan tâm đến hiệu quả kinh
tế, nên việc phát triển tập trung cho tàu có khối công suất trên 90cv trở lên. Tính khả thi của giải pháp:
Phát triển khối tàu có công suất từ 90cv trở lên phù hợp với “Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” của Tỉnh, đề án “Tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản” theo Quyết định 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ và “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 2760/QĐ- BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
3.3.2. Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch
Cơ sở đề xuất giải pháp:
48
-Định hướng phát triển nghề khai thác của địa phương đến năm 2020, đề án tổ
chức lại sản xuất trong khai thác hải sản và tái cơ cấu ngành thủy sản.
Nội dung của giải pháp:
Thực trạng cho thấy, tất cả các tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy đều bảo quản sản
phẩm bằng nước đá, trong khi vỏ tàu cũ, hầm cách nhiệt kém, thời gian chuyến biển
dài từ 7 ÷ 10 ngày nên chất lượng sản phẩm đa phần không được đảm bảo, giá trị của
sản phẩm giảm đi rất nhiều. Để chất lượng sản phẩm được tăng lên, việc sử dụng hầm
bảo quản sản phẩm đạt chất lượng là yếu tố quan tâm hàng đầu. Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng vật liệu Polyurethane (PU foams) để làm hầm bảo quản sản phẩm, và ở
Quảng Nam các tàu dịch vụ hậu cần nghề cá và tàu lưới vây đang sử dụng vật liệu này làm hầm bảo quản sản phẩm. Từ thực tế cho thấy, sản phẩm bảo quản tốt, thời gian
bảo quản tăng từ 7 ngày lên trên 20 ngày, chất lượng vẫn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với
tỷ lệ ướp đá là 1,5đá : 1cá. Hầm giữ trữ nước đá với tỷ lệ hao hụt dưới 5% trong thời
gian 20 ngày.
Hầm bảo quản bằng vật liệu Polyurethane rất phù hợp với nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy, bởi đây là nghề có sản phẩm giá trị kinh tế cao nên việc sử dụng hầm bảo
quản sản phẩm bằng vật liệu mới này là cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập.
49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Đề tài đã đánh giá được hiệu quả nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh qua các tiêu chí: Hiệu quả nghề, hiệu quả kinh tế, hiệu quả về xã hội, hiệu quả bảo vệ
nguồn lợi thủy sản, cụ thể:
Hiệu quả nghề: Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy, khối tàu có công suất
từ 50-<90cv có hiệu quả cao nhất, đạt 0,72 tấn/km3/tàu/tháng, khối tàu từ 90cv trở lên
đạt 0,375 tấn/km3/tàu/tháng.
Hiệu quả kinh tế: Khối tàu có công suất từ 90cv trở lên cho hiệu quả cao nhất, cụ thể: Doanh thu gấp 1,42 lần khối tàu từ 50-<90cv và 1,23 lần khối tàu từ 20-<50cv; lợi nhuận bình quân của một chuyến biển và thu nhập bình quân của một lao động
trong một chuyến biển khối tàu từ 90cv trở lên gấp 1,25 lần khối từ 50-<90cv và 1,39 lần khối tàu từ 20-<50cv.
Hiệu quả về xã hội: Đã giải quyết việc làm cho 257 lao động của địa phương và
có thu nhập ổn định.
Hiệu quả về bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Không vi phạm quy định quản lý hoạt động khai thác của Luật Thủy sản, cụ thể cá non bị khai thác chiếm tỷ lệ dưới 15% sản lượng của mỗi chuyến biển.
KIẾN NGHỊ
Để có các giải pháp thúc đẩy nghề cá của tỉnh nói chung và nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy nói riêng, trong thời gian tới tỉnh cần triển khai thực hiện một số việc sau:
Tiếp tục nghiên cứu cấu trúc ngư cụ nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy tại xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên.
Nghiên cứu ứng dụng máy thu lưới và khai thác để giảm bớt cường lực lao động và thời gian thu lưới.
Nghiên cứu ứng dụng hầm bảo quản bằng vật liệu Polyurethane cho nghề lưới
50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Mai Văn Điện 2009. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của nghề lưới rê xa bờ ở vùng biển miền Trung Việt Nam. Trường Đại học Nha Trang.
2. Hoàng Hoa Hồng 2004. Kỹ thuật khai thác nghề lưới rê. Nhà xuất bản Nông
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Văn Kháng 2011. Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản. Viện Nghiên cứu Hải sản.
4. Bùi Hữu Kỷ 1987. Báo cáo kết quả thí nghiệm lưới rê ba lớp tôm khơi, tại Cát Hải - Hải Phòng. Báo cáo đề tài khoa học, Hải Phòng.
5. Nguyễn Long 2003. Nghiên cứu khai thác mực nang bằng lưới rê 3 lớp. Báo
cáo đề tài khoa học, Hải Phòng.
6. Nguyễn Long 1992. Nghiên cứu sử dụng lưới rê ba lớp khai thác một số loài cá biển kinh tế. Báo cáo đề tài khoa học, Hải Phòng.
7. Ngô Đăng Nghĩa 2014. Bài giảng Thiết kế và Phân tích thí nghiệm.
8. Võ Tấn Thành - Nguyễn Huỳnh Nam 2013. Điều tra, khảo sát nghề lưới rê trôi tầng đáy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
thủy sản tỉnh Quảng Nam.
9. Nguyễn Phi Toàn 2009. Nghiên cứu cải tiến lưới rê hỗn hợp để khai thác các loài cá thu, dưa, song... ở vùng biển xa bờ Việt Nam. Viện Nghiên cứu Hải sản.
10. Nguyễn Tuấn, Nguyễn Thị Kim Anh, Ola Flaaten, Phan Thị Dung, Nguyễn
Thị Trâm Anh 2007. Phân tích một số nhân tố tác động đến doanh thu nghề lưới rê thu ngừ tại Nha Trang. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản số 01/2007, Trường Đại học Nha Trang.
11. Trần Văn Vũ 1979. Kết quả thực nghiệm đánh cá bằng lưới rê cơ giới, tại Đồ Sơn, Hải Phòng. Báo cáo đề tài khoa học, Hải Phòng.
12. Báo cáo tổng kết nguồn lợi biển Việt Nam. Công ty công trình phát triển Đại dương FUOY Nhật Bản, Dự án JΠCA 1997.
13. Bộ Thủy sản 2006. Thông tư “Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản”.
14. Niên giám thống kê huyện Duy Xuyên năm 2013, 2014.
15. Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản.
B . Tiếng Anh
16. A.L. Fridman, Canculations for fhing gear desingns, FAO Fising Manuals. 17. John C. Sansbury, Commercial Fishing Methords, Fishing New Books. 18. J.Prado (1990), Fishingman’s Workbook, FAO, Oxford.
19. Fishing gear and Methors in Southeast Asia: II. Malaysia, Training Department Southeast Asian Fisheries Development Center.
20. Dale Squires 2002. Technical Efficiency in the Malaysian Gilnet Artisanal fishery. The Australian Marine University.
21. Nguyen Trong Luong 2009. Economic performance indicators for coastal fisheries the case of pure-seining in Cam Ranh and Nha Trang. Tạp chí khoa học - Công nghệ thuỷ sản, số 4/2009, Trường Đại học Nha Trang.
51
PHỤ LỤC
Phụ lục Nội dung Số trang
1 Cơ cấu tàu thuyền phân theo công suất huyện Duy Xuyên 1
2 Cơ cấu tàu thuyền theo nghề khai thác hải sản huyện Duy
Xuyên 1
3 Cơ cấu tàu thuyền theo nghề và công suất xã Duy Vinh 1
4 Biến động nghề lưới rê trôi 1 lớp và 3 lớp tầng đáy 1
5 Sản lượng khai thác hải sản từ năm 2010 ÷ 6/2015 1