Thời gian thu lưới :

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khai thác nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy tại xã duy vinh, huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 41)

năng suất lao động và hiệu quả đánh bắt. Tuy nhiên, hiện nay đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh nói riêng và Quảng Nam nói chung chưa sử dụng máy thu lưới.

3.1.2. Ngư cụ

3.1.2.1. Thông số cơ bản của ngư cụ

Lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có cấu tạo gồm 3 tấm lưới rê đơn có kích thước mắt lưới, đường kính chỉ lưới, hệ số rút gọn khác nhau được lắp chung nhau trên cùng hệ

thống khung dây giềng. Lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có hai lớp ngoài có kích thước mắt lưới lớn, lớp ở giữa có kích thước mắt lưới nhỏ và lắp chùng so với hai lớp lưới lớn

bên ngoài. Với kết cấu này, lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy cho phép nhiều loại đối tượng

dễ dàng đi qua lớp lưới có kích thước mắt lưới lớn và bị giữ lại bởi lớp lưới có kích thước mắt lưới nhỏ, cùng với lớp lưới còn lại tạo ra túi lưới có khả năng giữ khá hiệu quả nhiều đối tượng với các kích cỡ khác nhau. Tùy theo kinh nghiệm, điều kiện kinh tế và phụ thuộc vào công suất máy chính, tải trọng của tàu mà mỗi vàng lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có khoảng từ 180 đến 240 cheo lưới.

Hình 3.2: Bản vẽ triển khai lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy

PA sợi đơn, dcp = 0,50mm, 2acp = 70mm PA sợi đơn, dng = 0,40mm, 2ang = 300mm PA sợi đơn, dtr = 0,25mm, 2atr = 70mm Utr1 = 0,416; Ung1 = 0,557 PA sợi đơn, dcc = 0,75mm, 2acc = 60mm; Ucc1=0,505 Hth.trên =1,45m Hth.dưới = 1,62m Hcc = 0,48m Lp = 500mm Lc= 100mm Lphao = 140mm Hphao = 30mm Lchì = 25mm Hchì = 20mm L0 = 100m, L = 41,6m (Chiều dài 1 cheo lưới)

Uth.trên1= 0,416

2x42.00PP8

30

Cấu tạo của một cheo lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy cụ thể như sau:

- Chiều cao rút gọn vàng lưới: 3,55m - Chiều dài rút gọn cheo lưới: 41,60m - Kích thước mắt lưới:

+ Chao phao: 70mm + Chao chì: 60mm

+ Áo lưới tấm trong: 70mm

+ Áo lưới tấm ngoài: 300mm

- Hệ số rút gọn tấm trong: Utr1 = 0,416 - Hệ số rút gọn tấm ngoài: Ung1 = 0,557 - Hệ số độ chùng: α = 1,095

- Đường kính chỉ lưới thân trên: dth.trên = 0,50mm - Đường kính chỉ lưới chao chì: dcc = 0,75mm - Đường kính chỉ lưới tấm trong: dtr = 0,25mm - Đường kính chỉ lưới tấm ngoài: dng = 0,40mm

Định mức vật liệu và thông số kỹ thuật của một cheo lưới được thể hiện ở phục

lục 7.

3.1.1.2. Mức trang bị ngư cụ

Kết quả điều tra mức trang bị ngư cụ theo nhóm công suất máy chính được thể

hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Mức trang bị ngư cụ

TT Nhóm công suất (cv) Số mẫu điều tra (tàu) Htb(m) Ltb(m) Ntb(tấm)

1 20 ÷ <50 13 3,55 41,6 190

2 50 ÷ <90 3 3,55 41,6 200

3 ≥ 90 6 3,55 41,6 220

Từ bảng 3.5 cho thấy, nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy các khối tàu có kích thước ngư cụ như nhau, chỉ khác nhau về số lượng tấm lưới (Cheo lưới) trong vàng lưới của

31

3.1.3. Ngư trường và đối tượng khai thác3.1.3.1. Ngư trường 3.1.3.1. Ngư trường

Ngư trường của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy tại Quảng Nam thường cách bờ

từ 60 đến 100 hải lý, vùng biển khai thác có độ sâu từ 50 đến 160m nước. Theo kết

quả điều tra, ngư trường khai thác của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có Vĩ độ φ =

15000’ ÷ 17030’N và Kinh độ λ = 107000’ ÷ 109000E, hiện có 3 ngư trường truyền

thống thường xuyên tham gia khai thác, cụ thể:

- Từ tháng 3 ÷ 8 Âm lịch, khai thác ở ngư trường có tọa độ: Vĩ độ φ = 16000’÷ 17030’N, Kinh độ λ = 108040’ ÷ 108050’E;

- Từ tháng 8 ÷ 10 Âm lịch, khai thác ở ngư trường có tọa độ: Vĩ độ φ = 15010’ ÷ 16010’N, Kinh độ λ = 108040’ ÷ 109000’E;

- Từ tháng 10 ÷ 3 Âm lịch năm sau, khai thác ở ngư trường có tọa độ: Vĩ độ φ =

15050’ ÷ 16000’N, Kinh độ λ = 108030’ ÷ 108040’E.

Như vậy, có thể thấy rằng ngư trường khai thác nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy

xã Duy Vinh nằm trong phạm vi ngư trường khai thác của tỉnh. Điều này phù hợp với đặc điểm ngư trường, nguồn lợi của vùng biển Quảng Nam và khu vực lân cận là đa

dạng về chủng loại nhưng số lượng từng loài không nhiều. Do đó, việc bố trí kiêm nghề hoặc sử dụng nghề có thể khai thác được nhiều đối tượng nhằm nâng cao hiệu

quả sản xuất thì nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy là ngư cụ lựa chọn hợp lý để phát triển

nghề cá của địa phương.

3.1.3.2. Đối tượng khai thác

Đối tượng khai thác của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh chủ yếu là

các loài cá đáy như: Cá đổng, cá bánh đường, cá mối, cá chai, cá lạc, các trác, cá lượng, cá phèn, cá bã trầu, mực nang, ghẹ…

32

Hình 3.3: Một số đối tượng chính của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy 3.1.4. Nguồn lực và chất lượng lao động

3.1.4.1. Nguồn lực lao động

Lực lượng lao động đánh bắt hải sản của huyện Duy Xuyên có khoảng 1.565

người, chiếm khoảng 10% lực lượng lao động làm nghề khai thác hải sản của tỉnh

(1.565/15.580). Trong đó, lao động nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh có 257 người (Bình quân mỗi tàu 10 lao động), chiếm 16,42% lao động nghề khai thác

hải sản của huyện và chiếm 46,98% (257/547) lao động nghề khai thác hải sản của xã.

3.1.4.2. Chất lượng lao động

Chất lượng lao động nghề khai thác hải sản hầu hết đều chưa qua đào tạo bài bản,

chỉ mới được đào tạo chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng nhằm đảm bảo điều kiện để

tham gia khai thác trên biển. Mặt bằng trình độ dân trí của ngư dân còn thấp, phần lớn chưa học xong Trung học phổ thông, chỉ có 3 người học xong Trung cấp nhưng không đúng nghề, hiện chưa xin được việc làm nên ở nhà cùng đi biển với gia đình. Với trình

độ đội ngũ như hiện nay, ngư dân chủ yếu làm việc dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được

từ thực tế sản xuất. Vì thế, việc tiếp nhận nghề mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật tiên tiến vào trong sản xuất của ngư dân ở đây còn nhiều hạn chế, bảng 3.6.

Bảng 3.6: Trình độ học vấn lao động nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh

Cấp học Tiểu học THCS THPT Trung cấp trở lên Tổng cộng Số người 37 161 46 3 257 Tỷ lệ (%) 14,40 66,54 17,90 1,17 100 Cá mối Cá bánh đường

33

3.1.4.3. Cơ cấu độ tuổi lao động

Cơ cấu độ tuổi lao động của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh có nhiều mức độ khác nhau, nhưng chủ yếu là lao động trẻ. Kết quả điều tra về cơ cấu độ

tuổi lao động (7/2015) được thể hiện qua bảng 3.7.

Bảng 3.7: Cơ cấu độ tuổi lao động nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy

TT Nhóm tuổi Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

01 Từ 15 ÷17 tuổi 5 1,95 02 Từ 18 ÷ 30 tuổi 64 24,90 03 Từ 31 ÷ 40 tuổi 143 55,64 04 Từ 41 ÷ 50 tuổi 39 15,18 05 Từ 51 ÷ 60 tuổi 6 2,33 06 Trên 60 tuổi 0 0,00 Tổng cộng 257 100,00

Qua bảng 3.7 cho thấy, lao động nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh tập

trung chủ yếu có độ tuổi từ 18 ÷ 50 tuổi, chiếm 95,72% tổng lao động của nghề, trong đó số lượng lao động từ 31 ÷ 40 tuổi chiếm phần lớn, với 55,64%. Điều này rất phù hợp với yêu cầu của nghề khai thác hải sản, đồng thời cho thấy được tiềm năng phát

triển nghề này với lực lượng lao động trẻ chiếm đa số như hiện nay.

Số thuyền viên chưa đến tuổi lao động (Dưới 18) có 5 người, chiếm 1,95%. Điều

này thể hiện sự quản lý thiếu chặt chẽ của cơ quan chức năng về lao động, nhất là lao

động khai thác hải sản. Đây cũng là thực trạng chung của lao động nghề khai thác hải

sản của tỉnh hiện nay.

Số lao động trên 51 tuổi tham gia khai thác nghề này khá ít, chỉ chiếm 2,33% trong tổng số lao động. Đây là nghề mới du nhập vào xã Duy Vinh từ năm 2009, nghề

này hoạt động chủ yếu ở tuyến lộng và tuyến khơi với thời gian khai thác thường 7 ÷

10 ngày nên hầu hết lao động ở độ tuổi này không thích thay đổi nghề mới mà chỉ

muốn gắn bó với nghề truyền thống từ bao đời nay. Vì thế, lực lượnglao động chính

34

3.1.4.4. Tuổi đời và kinh nghiệm khai thác của thuyền trưởng

Trong giới hạn của đề tài, chỉ nghiên cứu về độ tuổi và kinh nghiệm của thuyền trưởng trong quản lý, vận hành và sản xuất của tàu. Tuổi đời và kinh nghiệm của

thuyền trưởng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất

của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy.

Tuổi đời, cơ cấu độ tuổi và kinh nghiệm của thuyền trưởng được thể hiện ở bảng

3.8, 3.9, 3.10.

Bảng 3.8: Tổng hợp tuổi đời và kinh nghiệm của thuyền trưởng

TT Nội dung Cao nhất Thấp nhất Trung bình

01 Tuổi đời (Năm) 55 28 39,14

02 Kinh nghiệm (Năm) 7 1 3,64

Bảng 3.9: Cơ cấu độ tuổi thuyền trưởng nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy

TT Nội dung Dưới 18

tuổi Từ 18 ÷ 30 tuổi Từ 31 ÷ 40 tuổi Từ 41 ÷ 50 tuổi Từ 51 ÷ 60 tuổi Tổng cộng 01 Số lượng (Người) 0 4 9 7 2 22 02 Tỷ lệ (%) 0,00 18,18 40,91 31,82 9,09 100,00

Bảng 3.10: Kinh nghiệm của thuyền trưởng TT Nội dung Một năm Hai năm Ba năm Bốn năm Năm năm Sáu năm Bảy năm Tổng cộng 01 Số lượng (người) 5 3 2 4 2 5 1 22 02 Tỷ lệ (%) 22,73 13,64 9,09 18,18 9,09 22,73 4,55 100,00

Thuyền trưởng của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có độ tuổi chủ yếu từ 31 ÷

50 tuổi, chiếm 72,73% trong tổng số cơ cấu độ tuổi của nghề. Đây là độ tuổi có những

suy nghĩ chín chắn, đủ khả năng để đưa ra những quyết định chính xác trong quản lý, điều động tàu trong suốt quá trình sản xuất.

Nhìn chung, kinh nghiệm của thuyền trưởng nghề này còn khá non trẻ, bởi đây

là nghề mới du nhập vào địa phương. Tuy nhiên, qua thời gian tìm hiểu, thuyền trưởng

cho biết, mặc dù mới tiếp cận nghề này nhưng với kinh nghiệm đi biển lâu năm, đồng

thời được đào tạo nghề thuyền trưởng và đã từng làm thuyền trưởng nghề lưới rê trôi 1 lớp tầng đáy trước đây. Mặt khác, kỹ thuật khai thác nghề này tương đối đơn giản và

35

khá tương đồng với nghề cũ nên trong thời gian ngắn thuyền trưởng đã thành thạo và làm chủ được kỹ thuật trong quá trình sản xuất.

3.1.5. Kỹ thuật khai thác3.1.5.1. Thả lưới 3.1.5.1. Thả lưới

Khi tàu chạy tới ngư trường, thuyền trưởng xác định hướng nước, hướng gió để

quyết định hướng thả lưới. Tốc độ thả lưới thường từ 3 ÷ 4 hải lý/giờ, tùy thuộc vào

điều kiện sóng, gió và nước. Hướng thả lưới chếch với hướng nước một góc từ 60 ÷ 900. Lưới rê được thả theo thứ tự từ phao cờ đầu lưới đến phao cờ cuối lưới. Trong quá

trình thả lưới thuyền trưởng cho tàu chạy lùi, đồng thời sử dụng lái phụ ở trước mũi tàu để tàu chạy theo hướng ổn định nhằm thuận tiện hơn trong quá trình thả lưới.

Khi thả lưới, bố trí 1 người thả chì, 1 người đưa chì, 1 người thả phao, 1 người phân dây, 1 người thả cờ, 1 người thả lưới, 2 người đưa lưới, 1 người lái chính và 1

người lái phụ trong trường hợp khi có gió lớn.

3.1.5.2. Ngâm lưới

Tùy thuộc vào tình hình trên biển thuyền trưởng quyết định thời gian ngâm lưới; nước

thuận (Chảy xiết) thời gian ngâm lưới từ 5 ÷ 7 giờ, nước nghịch (Ít chảy) thời gian ngâm lưới

từ 3 ÷ 4 giờ. Trong quá trình ngâm lưới, người

trực ca phải thường xuyên quan sát khu vực

thả lưới tránh sự cố xảy ra.

3.1.5.3. Thu lưới

Khi thu lưới, thuyền trưởng điều khiển

tàu luôn nằm ở vị trí dưới gió để tiến hành thu

lưới. Trong quá trình thu lưới kiểm tra xếp

phần lưới bị rách riêng ra để sửa chữa kịp

thời.Khi thu lưới cần bố trí 1 người kéo phao, 1 người ban lưới vào, 1 người kéo chì, 1

người ban chì vào, 1 người dựt dây thẻo và tóm dây thẻo, 1 người kéo tời, 3 người gỡ cá.

Hình 3.4: Lái phụ trên tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy

36

Hình 3.5: Thu lưới và gỡ cá vào ban ngày

Hình 3.6: Thu lưới và gỡ cá vào ban đêm 3.1.6. Thời gian hoạt động

Nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh thời gian khai thác phụ thuộc vào thủy triều, do đó tùy thuộc vào con nước mà người ta có thể khai thác vào ban đêm

37

10 ngày, vì thế nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy hoạt động mỗi tháng trung bình 2 chuyến biển và hoạt động quanh năm, trừ những ngày nước biển chảy yếu hoặc bị bão, áp thấp nhiệt đới.

3.1.7. Thực trạng bảo quản sản phẩm sau thu hoạch

Hầu hết các tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy đều sử dụng công nghệ bảo quản lạnh

sản phẩm sau thu hoạch bằng nước đá lạnh mang theo từ đất liền. Các tàu sử dụng vật

liệu Styropore (Xốp trắng) và cao su xốp để làm hầm nhằm bảo quản sản phẩm. Các

vật liệu này có ưu điểm là giá thành hạ, người dân có thể tự làm cho tàu của mình,

nhưng nhược điểm là sau 3 đến 4 năm xốp trắng bị ngấm nước, tính năng cách nhiệt

của các loại vật liệu này sẽ hết tác dụng, vì thế mà chất lượng sản phẩm cũng giảm đi

rất nhiều.

Qua kết quả điều tra, các tàu đóng hầm bảo quản bằng công nghệ này chỉ sau 3 đến 4 năm đều bị tổn thất nhiệt rất lớn, cứ 3 ngày tổn thất 30% lượng nước đá trong

hầm, 7 ngày hao hụt mất 50% lượng nước đá mang theo và 10 ngày thì hầu hết đá

mang theo tan chảy hết. Trong đó, có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là

do hầm bảo quản của ngư dân không đạt tiêu chuẩn cách nhiệt.

Sản phẩm thu hoạch lên phải được phân loại, sơ chế và bảo quản kịp thời để đảm

bảo chất lượng. Sản phẩm được rửa sạch rồi xếp vào khay nhựa (Mỗi khay có khối lượng khoảng 10 ÷ 12 kg), túi nilon hoặc thùng xốp, tùy theo từng sản phẩm mà chọn

dụng cụ bảo quản phù hợp. Thông thường khay nhựa và thùng xốp dùng để muối cá,

còn túi nilon dùng để muối mực. Sau đó, đưa sản phẩm xuống hầm chứa và bảo quản

bằng nước đá lạnh, riêng đối với mực cột lỏng miệng bao và đặt miệng bao xuống phía dưới nhằm hạn chế nước đọng lại sẽ làm cho mực bị chuyển màu, ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Khi kết thúc một mẻ lưới, thủy thủ tiến hành rửa sạch boong tàu và chuẩn bị các công việc cần thiết khác để tiếp tục khai thác khi tàu đến vị trí khai thác tiếp theo.

3.2. Đánh giá hiệu quả khai thác

3.2.1. Hiệu quả nghề

38

3.2.1.1. Số ngày không hoạt động trong tháng

Theo kết quả điều tra từ ngư dân và các nhà quản lý, tàu khai thác nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy không hoạt động vào thời gian nghỉ tết âm lịch, nước chảy yếu và khi thời tiết trên biển có gió từ cấp 6 trở lên. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng

3.11 và phụ lục 8.

Bảng 3.11: Số ngày không hoạt động trung bình/tháng của các khối tàu Nhóm công suất (cv) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 20 ÷ <50 16,00 14,08 11,92 10,00 10,08 10,00 10,08 10,00 50 ÷ <90 16,00 14,33 12,00 10,00 10,33 10,00 9,67 10,67 ≥ 90 15,83 13,67 12,00 10,00 10,00 10,00 10,17 9,83

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khai thác nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy tại xã duy vinh, huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)