Thực trạng nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khai thác nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy tại xã duy vinh, huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 37)

M Ở ĐẦU

3.1.Thực trạng nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh

3.1.1. Đặc điểm tàu thuyền và trang thiết bị

3.1.1.1. Tàu thuyền

a. Kích thước tàu thuyền

Tàu thuyền nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có hình dạng và kích thước khác

nhau, nhưng hình dạng chủ yếu của tàu được đóng theo mẫu dân gian Quảng Nam, có khả năng hoạt động được nhiều nghề khai thác khác nhau. Kích thước tàu thuyền được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kích thước tàu thuyền nghề lưới rê 3 lớp tầng đáy

Kích thước trung bình của vỏ tàu (m)

Nội dung Nhóm công

suất (cv) Lmax Bmax Dmax

20 ÷ <50 14,69 3,82 1,50

50 ÷ <90 15,42 4,00 1,62

Lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy

≥ 90cv 15,98 4,38 1,74

b. Vỏ tàu

Vật liệu đóng tàu 100% là gỗ, tuổi thọ vỏ tàu được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tuổi thọ vỏ tàu Thời gian sử dụng

vỏ tàu (năm) 1 ÷ <5 5 ÷ <10 10 ÷ <15 ≥ 15 Tổng

Số lượng (tàu) 0 4 11 7 22

Tỷ lệ (%) 0,00 18,18 50,00 31,82 100,00

Qua bảng 3.2 cho thấy, tuổi thọ của gỗ dùng để đóng tàu khá bền, vì thế hiện nay

đa số ngư dân làm nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy đều sử dụng tàu vỏ gỗ để làm

phương tiện khai thác. Điều này cho thấy, các tàu này vẫn trung thành với vật liệu truyền thống mà chưa có ứng dụng vật liệu mới để làm vỏ tàu phục vụ cho sản xuất.

Đây cũng là một trong những hạn chế trong việc ứng dụng vật liệu mới vào trong sản xuất nhằm góp phần hiện đại hóa đội tàu khai thác ở địa phương.

26

3.1.1.2. Máy tàu a. Máy chính a. Máy chính

Máy thủy mà bà con ngư dân sử dụng để lắp trên tàu cá nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy 100% là máy thủy đã qua sử dụng của các hãng khác nhau, xuất xứ từ Nhật,

trong đó máy hiệu Yanmar chiếm 46,15%, Mitsubishi chiếm 30,77%, Hino chiếm 23,08%.

Động cơ chính (Diezel) truyền lực qua hệ thống hộp số. Cơ cấu trục quay làm cho chân vịt quay giúp tàu hành trình. Mặt khác, từ động cơ chính trích lực làm cho máy tời hoạt động phục vụ cho quá trình khai thác bằng cách người ta sử dụng tang ma sát thông qua hệ thống phụ trở để thu dây tời trong quá trình thu lưới.

b. Máy phụ

Máy phụ chủ yếu dùng để phát điện chiếu sáng sử dụng khai thác vào ban đêm

và trong sinh hoạt. Qua điều tra, khảo sát thì ngư dân sử dụng máy đã qua sử dụng để

phát điện có công suất từ 15 ÷ 20cv.

3.1.1.3. Trang thiết bị hàng hải a. La bàn a. La bàn

Qua kết quả điều tra cho thấy, các tàu làm nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy đều

dùng la bàn để định hướng trong quá trình hành trình và sản xuất. Đa số các tàu đều sử

dụng hai la bàn, một cái sử dụng trên tàu, cái còn lại để dự phòng, được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Thống kê trang thiết bị trên tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy

b. Định vị vệ tinh

Máy định vị vệ tinh dùng để xác định vị trí tàu trên biển, vị trí ngư trường khai

thác của tàu, giúp thuyền trưởng điều động tàu trong quá trình hành trình và sản xuất.

Trang thiết bị trên tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy

La bàn Định vị vệ tinh Liên lạc tầm gần Liên lạc tầm xa Mức đầu tư (Cái) Số tàu (Chiếc) Tỷ lệ (%) Số tàu (Chiếc) Tỷ lệ (%) Số tàu (Chiếc) Tỷ lệ (%) Số tàu (Chiếc) Tỷ lệ (%) 1 2 9,09 17 77,27 3 13,64 0 0 2 20 90,91 5 22,73 19 86,36 0 0 Tổng cộng 22 100 22 100 22 100 0 0

27

Số lượng máy trang bị trên tàu từ 1-2 máy/tàu. Điều tra 22 tàu, có 77,27% tàu trang bị 01 máy, 22,73% tàu trang bị 02 máy.

Loại máy trang bị: FURUNO (Nhật Bản), KODEN (Mỹ), HAIYANG (Hàn Quốc).

c. Thông tin liên lạc tầm gần

Máy thông tin liên lạc tầm gần dùng để liên lạc giữa tàu với tàu trong quá trình sản xuất và đàm về nhà khi khai thác gần bờ.

Số lượng máy trang bị 01 máy/tàu, tuy nhiên trong quá trình sử dụng, chủ tàu mua thêm máy có chất lượng hơn để phục vụ sản xuất và không bán lại máy cũ nên phần lớn mỗi tàu sử dụng 02 máy trong quá trình khai thác. Sử dụng các loại máy hiệu Sea Eagle 6900, Super star (Đài Loan), Galaxy (Mỹ) loại 6 band, 12 band.

Qua bảng 3.3 cho thấy, tất cả các tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy đều trang bị máy định vị vệ tinh, la bàn và máy thông tin liên lạc tầm gần phục vụ cho khai thác trên biển. Riêng máy thông tin liên lạc tầm xa, các tàu chưa trang bị, hiện các tàu có công suất trên 90cv đã đăng ký mua và dự định lắp vào cuối năm 2015. Máy dò cá, radar nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy chưa sử dụng.

3.1.1.4. Trang bị thiết bị an toàn trên tàu

Trang thiết bị an toàn trên tàu bao gồm thiết bị chữa cháy, cứu hỏa, cứu sinh, cứu

thủng... Theo quy định của Thông tư 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007, một số trang

thiết bị được trang bị trên tàu được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Thống kê các trang thiết bị an toàn trên tàu

ĐVT: Tàu

Tỷ lệ (%) một số trang thiết bị trên tàu

TT Loại thiết bị

Đủ 100% Từ 80 đến

dưới 100%

Từ 60 đến

dưới 80% Dưới 60%

1 Trang bị cứu sinh

- Phao bè 0 0 0 0

- Phao tròn 9 11 3 0

- Phao áo 22 0 0 0

2 Trang bị cứu hỏa

- Bình chữa cháy 20 0 2 0

28

- Trang bị cứu sinh: Hầu hết các tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy đều được trang

bị phao tròn và phao áo, trong đó phao áo đảm bảo đủ số lượng 100% cho thuyền viên thì phao tròn có 13,64% số tàu thiếu số lượng hoặc chất lượng phao không đảm theo quy định. Riêng phao bè, tất cả tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy đều chưa trang bị. Điều

này thể hiện sự quản lý thiếu chặt chẽ của các cơ quan chức năng trong công tác đảm

bảo an toàn cho tàu cá hoạt động.

- Trang bị cứu hỏa: Tất cả các tàu đều trang bị dụng cụ cứu hỏa, trong đó có 6 tàu (Chiếm 9,09%) thiếu 1 bình cứu hỏa, còn bơm nước đảm bảo 100% theo quy định.

Mặc dù, các tàu thuyền trang bị tương đối đầy đủ theo quy định nhưng chất lượng các

bình cứu hỏa đã cũ, ít được kiểm tra thường xuyên nên sẽ không đáp ứng được yêu cầu

khi có sự cố xảy ra.

3.1.1.5. Máy tời khai thác

Hình 3.1: Tời khai thác

Thông số hoạt động của máy tời: - Lực kéo lớn nhất : Pmax = 1.000kg; - Tốc độ thu dây : n = 60 vòng/phút;

- Động lực lai tời : Trích công suất từ máy chính.

Máy tời được lắp đặt trên boong tàu, sát phía trước cabin buồng lái của tàu, tời chỉ có 01 ru lo (Tang ma sát) được đặt bên mạn phải của tàu. Máy tời là thiết bị khai thác rất quan trọng trên các tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy, đây là thiết bị cơ giới hóa quá trình thu dây tời từ dưới nước lên trên boong tàu và thu neo. Việc cơ giới hóa quá

29

trình khai thác giúp cho thời gian thu lưới nhanh hơn, giảm sức lao động chân tay, tăng năng suất lao động và hiệu quả đánh bắt. Tuy nhiên, hiện nay đội tàu lưới rê trôi 3 lớp năng suất lao động và hiệu quả đánh bắt. Tuy nhiên, hiện nay đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh nói riêng và Quảng Nam nói chung chưa sử dụng máy thu lưới.

3.1.2. Ngư cụ

3.1.2.1. Thông số cơ bản của ngư cụ

Lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có cấu tạo gồm 3 tấm lưới rê đơn có kích thước mắt lưới, đường kính chỉ lưới, hệ số rút gọn khác nhau được lắp chung nhau trên cùng hệ

thống khung dây giềng. Lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có hai lớp ngoài có kích thước mắt lưới lớn, lớp ở giữa có kích thước mắt lưới nhỏ và lắp chùng so với hai lớp lưới lớn

bên ngoài. Với kết cấu này, lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy cho phép nhiều loại đối tượng

dễ dàng đi qua lớp lưới có kích thước mắt lưới lớn và bị giữ lại bởi lớp lưới có kích thước mắt lưới nhỏ, cùng với lớp lưới còn lại tạo ra túi lưới có khả năng giữ khá hiệu quả nhiều đối tượng với các kích cỡ khác nhau. Tùy theo kinh nghiệm, điều kiện kinh tế và phụ thuộc vào công suất máy chính, tải trọng của tàu mà mỗi vàng lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có khoảng từ 180 đến 240 cheo lưới.

Hình 3.2: Bản vẽ triển khai lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy

PA sợi đơn, dcp = 0,50mm, 2acp = 70mm PA sợi đơn, dng = 0,40mm, 2ang = 300mm PA sợi đơn, dtr = 0,25mm, 2atr = 70mm Utr1 = 0,416; Ung1 = 0,557 PA sợi đơn, dcc = 0,75mm, 2acc = 60mm; Ucc1=0,505 Hth.trên =1,45m Hth.dưới = 1,62m Hcc = 0,48m Lp = 500mm Lc= 100mm Lphao = 140mm Hphao = 30mm Lchì = 25mm Hchì = 20mm L0 = 100m, L = 41,6m (Chiều dài 1 cheo lưới)

Uth.trên1= 0,416

2x42.00PP8

30

Cấu tạo của một cheo lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy cụ thể như sau:

- Chiều cao rút gọn vàng lưới: 3,55m - Chiều dài rút gọn cheo lưới: 41,60m - Kích thước mắt lưới:

+ Chao phao: 70mm + Chao chì: 60mm

+ Áo lưới tấm trong: 70mm

+ Áo lưới tấm ngoài: 300mm

- Hệ số rút gọn tấm trong: Utr1 = 0,416 - Hệ số rút gọn tấm ngoài: Ung1 = 0,557 - Hệ số độ chùng: α = 1,095

- Đường kính chỉ lưới thân trên: dth.trên = 0,50mm - Đường kính chỉ lưới chao chì: dcc = 0,75mm - Đường kính chỉ lưới tấm trong: dtr = 0,25mm - Đường kính chỉ lưới tấm ngoài: dng = 0,40mm

Định mức vật liệu và thông số kỹ thuật của một cheo lưới được thể hiện ở phục

lục 7.

3.1.1.2. Mức trang bị ngư cụ

Kết quả điều tra mức trang bị ngư cụ theo nhóm công suất máy chính được thể

hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Mức trang bị ngư cụ

TT Nhóm công suất (cv) Số mẫu điều tra (tàu) Htb(m) Ltb(m) Ntb(tấm)

1 20 ÷ <50 13 3,55 41,6 190

2 50 ÷ <90 3 3,55 41,6 200

3 ≥ 90 6 3,55 41,6 220

Từ bảng 3.5 cho thấy, nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy các khối tàu có kích thước ngư cụ như nhau, chỉ khác nhau về số lượng tấm lưới (Cheo lưới) trong vàng lưới của

31

3.1.3. Ngư trường và đối tượng khai thác3.1.3.1. Ngư trường 3.1.3.1. Ngư trường

Ngư trường của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy tại Quảng Nam thường cách bờ

từ 60 đến 100 hải lý, vùng biển khai thác có độ sâu từ 50 đến 160m nước. Theo kết

quả điều tra, ngư trường khai thác của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có Vĩ độ φ =

15000’ ÷ 17030’N và Kinh độ λ = 107000’ ÷ 109000E, hiện có 3 ngư trường truyền

thống thường xuyên tham gia khai thác, cụ thể:

- Từ tháng 3 ÷ 8 Âm lịch, khai thác ở ngư trường có tọa độ: Vĩ độ φ = 16000’÷ 17030’N, Kinh độ λ = 108040’ ÷ 108050’E;

- Từ tháng 8 ÷ 10 Âm lịch, khai thác ở ngư trường có tọa độ: Vĩ độ φ = 15010’ ÷ 16010’N, Kinh độ λ = 108040’ ÷ 109000’E;

- Từ tháng 10 ÷ 3 Âm lịch năm sau, khai thác ở ngư trường có tọa độ: Vĩ độ φ =

15050’ ÷ 16000’N, Kinh độ λ = 108030’ ÷ 108040’E.

Như vậy, có thể thấy rằng ngư trường khai thác nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy

xã Duy Vinh nằm trong phạm vi ngư trường khai thác của tỉnh. Điều này phù hợp với đặc điểm ngư trường, nguồn lợi của vùng biển Quảng Nam và khu vực lân cận là đa

dạng về chủng loại nhưng số lượng từng loài không nhiều. Do đó, việc bố trí kiêm nghề hoặc sử dụng nghề có thể khai thác được nhiều đối tượng nhằm nâng cao hiệu

quả sản xuất thì nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy là ngư cụ lựa chọn hợp lý để phát triển

nghề cá của địa phương.

3.1.3.2. Đối tượng khai thác

Đối tượng khai thác của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh chủ yếu là

các loài cá đáy như: Cá đổng, cá bánh đường, cá mối, cá chai, cá lạc, các trác, cá lượng, cá phèn, cá bã trầu, mực nang, ghẹ…

32

Hình 3.3: Một số đối tượng chính của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy 3.1.4. Nguồn lực và chất lượng lao động

3.1.4.1. Nguồn lực lao động

Lực lượng lao động đánh bắt hải sản của huyện Duy Xuyên có khoảng 1.565

người, chiếm khoảng 10% lực lượng lao động làm nghề khai thác hải sản của tỉnh

(1.565/15.580). Trong đó, lao động nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh có 257 người (Bình quân mỗi tàu 10 lao động), chiếm 16,42% lao động nghề khai thác

hải sản của huyện và chiếm 46,98% (257/547) lao động nghề khai thác hải sản của xã.

3.1.4.2. Chất lượng lao động

Chất lượng lao động nghề khai thác hải sản hầu hết đều chưa qua đào tạo bài bản,

chỉ mới được đào tạo chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng nhằm đảm bảo điều kiện để

tham gia khai thác trên biển. Mặt bằng trình độ dân trí của ngư dân còn thấp, phần lớn chưa học xong Trung học phổ thông, chỉ có 3 người học xong Trung cấp nhưng không đúng nghề, hiện chưa xin được việc làm nên ở nhà cùng đi biển với gia đình. Với trình

độ đội ngũ như hiện nay, ngư dân chủ yếu làm việc dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được

từ thực tế sản xuất. Vì thế, việc tiếp nhận nghề mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật tiên tiến vào trong sản xuất của ngư dân ở đây còn nhiều hạn chế, bảng 3.6.

Bảng 3.6: Trình độ học vấn lao động nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh

Cấp học Tiểu học THCS THPT Trung cấp trở lên Tổng cộng Số người 37 161 46 3 257 Tỷ lệ (%) 14,40 66,54 17,90 1,17 100 Cá mối Cá bánh đường

33

3.1.4.3. Cơ cấu độ tuổi lao động

Cơ cấu độ tuổi lao động của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh có nhiều mức độ khác nhau, nhưng chủ yếu là lao động trẻ. Kết quả điều tra về cơ cấu độ

tuổi lao động (7/2015) được thể hiện qua bảng 3.7.

Bảng 3.7: Cơ cấu độ tuổi lao động nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy

TT Nhóm tuổi Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

01 Từ 15 ÷17 tuổi 5 1,95 02 Từ 18 ÷ 30 tuổi 64 24,90 03 Từ 31 ÷ 40 tuổi 143 55,64 04 Từ 41 ÷ 50 tuổi 39 15,18 05 Từ 51 ÷ 60 tuổi 6 2,33 06 Trên 60 tuổi 0 0,00 Tổng cộng 257 100,00

Qua bảng 3.7 cho thấy, lao động nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh tập

trung chủ yếu có độ tuổi từ 18 ÷ 50 tuổi, chiếm 95,72% tổng lao động của nghề, trong đó số lượng lao động từ 31 ÷ 40 tuổi chiếm phần lớn, với 55,64%. Điều này rất phù hợp với yêu cầu của nghề khai thác hải sản, đồng thời cho thấy được tiềm năng phát

triển nghề này với lực lượng lao động trẻ chiếm đa số như hiện nay.

Số thuyền viên chưa đến tuổi lao động (Dưới 18) có 5 người, chiếm 1,95%. Điều

này thể hiện sự quản lý thiếu chặt chẽ của cơ quan chức năng về lao động, nhất là lao

động khai thác hải sản. Đây cũng là thực trạng chung của lao động nghề khai thác hải

sản của tỉnh hiện nay.

Số lao động trên 51 tuổi tham gia khai thác nghề này khá ít, chỉ chiếm 2,33% trong tổng số lao động. Đây là nghề mới du nhập vào xã Duy Vinh từ năm 2009, nghề

này hoạt động chủ yếu ở tuyến lộng và tuyến khơi với thời gian khai thác thường 7 ÷

10 ngày nên hầu hết lao động ở độ tuổi này không thích thay đổi nghề mới mà chỉ

muốn gắn bó với nghề truyền thống từ bao đời nay. Vì thế, lực lượnglao động chính

34

3.1.4.4. Tuổi đời và kinh nghiệm khai thác của thuyền trưởng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khai thác nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy tại xã duy vinh, huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 37)