Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ (Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (Trang 90 - 92)

nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp)

Cán bộ tín dụng là người thực hiện mọi công việc từ hoạch định chính sách, thẩm định dự án, đến xét duyệt cho vay, cho vay và thu nợ do đó cán bộ tín dụng cần một khối lượng kiến thức tổng hợp các ngành, nên bên cạnh việc nghiên cứu

chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng nói riêng, nghiệp vụ tín dụng nói chung cần phải có kiến thức về các ngành và xu hướng phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới.

Vì vậy, công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ phải luôn được các NH chú trọng. Mục đích của nhóm giải pháp này là đào tạo được một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nhanh nhạy chủ động sáng tạo trong công việc, có phẩm chất đạo đức tốt, tận tâm với công việc. Để thực hiện được nhóm giải pháp này CN cần phải thực hiện những nội dung sau:

Phải đảm bảo đủ cơ số cán bộ theo qui định của chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam, số lượng cán bộ tín dụng phải chiếm từ 50% tổng số cán bộ. Hiện nay số cán bộ tín dụng của NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên mới chỉ đạt 109/360 cán bộ chiếm 30,3%/ tổng số cán bộ, vì vậy NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên cần có ý kiến với NHNo & PTNT Việt Nam để được bố trí thêm cán bộ, giảm tải sự quá tải trong công việc cho cán bộ tín dụng hiện tại.

Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ tác nghiệp bằng các hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo tại chức…khuyến khích cán bộ tự học chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính, cán bộ tín dụng có thể học thêm văn bằng 2 về kỹ thuật để đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao. Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng cán bộ kinh nghiệm cũng như kiến thức bổ trợ cho quá trình làm việc như:

Tập huấn trên lớp, hội thảo theo phương pháp tập trung: Tập huấn các văn bản luật, nghị định, thông tư, hướng dẫn có liên quan đến ngành ngân hàng, đất đai, thương mại, tài chính, thuế, quy trình giao đất, cho thuê đất,...

Tập huấn thực hành: Phân tích tài chính, phân tích đối thủ cạnh tranh, nắm diễn biến lãi suất, tỷ giá, biến động giá cả liên quan đến công tác cho vay, tập huấn các phương pháp thẩm định giá.

Tập huấn quan sát, tổng hợp: Giao cho phát hiện các lỗi sai trong dự án cho vay của đồng nghiệp,....

Muốn nâng cao trình độ năng lực chuyên môn cho CBCNV thì trước hết chi nhánh phải lựa chọn ra được các đối tượng cần đào tạo vì việc đào tạo không thể diễn ra tràn lan, phải đảm bảo công việc của chi nhánh được thực hiện tốt. Định kỳ 03 tháng một lần, chi nhánh tổ chức thi sát hạch nghiệp vụ, kiểm tra quy trình đối với từng cán bộ, nhân viên tín dụng. Trên cơ sở kết quả bài thi, chi nhánh sẽ lựa chọn những người có điểm thấp để đưa vào diện đào tạo. Hình thức đào tạo có thể đào tạo tại chỗ hoặc cử đi đào tạo. Tùy theo mức độ hoàn thành bài thi của các cá nhân tham gia sát hạch cần được đào tạo mà áp dụng các hình thức cho phù hợp. Ngoài đào tạo thêm về kiến thức chuyên môn, truyền đạt kinh nghiệm, Chi nhánh cũng xem xét cán bộ đưa đi đào tạo để tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác tín dụng này trong tương lai.

Song song với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phải thường xuyên giáo dục tư tưởng phẩm chất, đạo đức, lối sống cho cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (Trang 90 - 92)