Quy trình hoạt động tín dụng tại NH No&PTNT tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (Trang 46 - 52)

Hình 2.2. Quy trình tín dụng tại CN NH No&PTNT tỉnh Hưng Yên

Khách hàng nộp hồ sơ xin vay vốn

CBTD hướng dẫn khách hàng bổ sung

hồ sơ

Giải ngân vốn, theo dõi tiền vay, thu hồi vốn vay

Từ chối cho vay, trả lại hồ sơ cho khách hàng Không đạt Không đạt CBTD kiểm tra Đạt Trưởng phòng TD kiểm tra Đạt

Giám đốc duyệt Không đạt

Quy trình hoạt động tín dụng tại NH No&PTNT tỉnh Hưng Yên tuân thủ theo quy trình số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ban hành.

Trình tự các bước quy trình như sau:

Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng:

Khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ trực tiếp gặp cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn của mình để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục vay vốn. Cán bộ tín dụng sẽ tìm hiểu sơ bộ những thông tin liên quan đến khách hàng. Từ đó hướng dẫn cho khách hàng một cách cụ thể, đầy đủ về các điều kiện cũng như thủ tục vay vốn của NH theo cơ chế tín dụng hiện hành. Sau khi tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ yêu cầu khách hàng nộp các loại giấy tờ cần thiết. Nếu đầy đủ các giấy tờ thì cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình sơ bộ về khách hàng, trình lên Trưởng (Phó) phòng tín dụng, trong đó nêu rõ ý kiến và lý do đề xuất tiếp tục thẩm định cho vay hoặc từ chối cho vay.

Bước 2: Thẩm định cho vay:

Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định các vấn đề sau:

Năng lực pháp lý của khách hàng: cán bộ tín dụng sẽ xem xét, kiểm tra khách hàng dựa trên hồ sơ vay vốn sau:

- Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc phương án sử dụng vốn của khách hàng. Thẩm định và đánh giá tình hình tài chính của đơn vị .

- Thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố thì việc đầu tiên là xem xét các giấy tờ liên quan đến tài sản có đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp không, có nằm trong khu vực quy hoạch hay giải tỏa không.

- Thẩm định thực tế: cán bộ tín dụng sẽ đi khảo sát nơi sản xuất kinh doanh để xem xét tình hình hoạt động thực tế của khách hàng: việc kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, cách thức tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh… Ngoài ra cán bộ tín dụng còn phải xem xét tài sản thế chấp, cầm cố có đúng, phù hợp với những giấy tờ mà khách hàng đã xuất trình hay không cũng như tình trạng hiện tại của nó.

Sau khi đã nghiên cứu, thẩm định tỷ mỹ và toàn diện về khách hàng và hồ sơ vay, cán bộ tín dụng sẽ lập Báo cáo kết quả thẩm định món vay trình lên Trưởng (phó) phòng tín dụng.

Bước 3: Xét duyệt cho vay:

Trưởng (phó) phòng tín dụng xem xét lại hồ sơ, thẩm định lại các chỉ tiêu đã được cán bộ tín dụng tính toán, sau đó ghi ý kiến vào Báo cáo thẩm định kết quả món vay cho vay hoặc không cho vay rồi trình bộ hồ sơ lên Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc).

Giám đốc sẽ căn cứ vào Báo cáo thẩm định kết quả món vay đã được cán bộ tín dụng, Trưởng (phó) phòng tín dụng thẩm định và hồ sơ của khách hàng để quyết định cho vay hay không cho vay.

Bước 4: Giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, thu nợ, thanh lý hợp đồng tín dụng. Bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng sau khi đã được phê duyệt, cán bộ tín dụng sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ cho Phòng kế toán - ngân quỹ. Bộ phận ngân quỹ tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng sau khi có xác định thẩm tra của bộ phận tín dụng.

- Kiểm tra việc sử dụng vốn vay:

Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra sau khi cho vay để xem khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích hay không, theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình công nợ của khách hàng. Đối với cho vay có tài sản làm đảm bảo, cán bộ tín dụng phải xem xét việc khai thác sử dụng tài sản có làm hư hại hoặc giảm chất lượng, giá trị tài sản hay không, định giá lại giá trị tài sản theo thời giá và hiện trạng.

- Thu nợ - thu lãi

Việc thu lãi và thu nợ được tiến hành theo đúng thủ tục trong hợp đồng. Trước khi đến hạn thu nợ, cán bộ tín dụng phải gửi giấy báo nợ đến hạn cho khách hàng, đồng thời tìm hiểu xem khách hàng có thể trả nợ vay được hay không để tìm biện pháp thu hồi nợ vay hoặc gia hạn nợ vay. Khi khách hàng đóng lãi trễ hạn thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm nhắc nhở khách hàng. Tiền lãi chưa thu sẽ được áp dụng lãi phạt nhưng hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để thu dần, không nhập lãi vào nợ gốc.

Khi đến hạn mà khách hàng chưa trả được nợ vì một lý do nào đó có thể chấp nhận được trong khi tình hình hoạt động kinh doanh vẫn được tiếp tục thì khách hàng có thể đến NH để xin gia hạn nợ.

- Thanh lý hợp đồng, giải chấp tài sản thế chấp, cầm cố và tất toán hồ sơ vay Khi khách hàng đã trả hết nợ, bộ phận tín dụng sẽ lập văn bản đề nghị trả các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản thế chấp của khách hàng. Giám đốc sẽ căn cứ vào đề nghị của bộ phận tín dụng có xác nhận của bộ phận kế toán để phê duyệt giải chấp. Sau đó bộ phận kho quỹ xuất kho trả lại các giấy tờ đã giữ của khách hàng. Cán bộ tín dụng lập thông báo giải chấp tài sản thế chấp gửi đến các cơ quan có liên quan. Sau đó bộ phận kế toán lập phiếu xuất ngoại bảng, kết thúc hồ sơ vay và tất toán tài khoản.

Một số quy định chung về quy định cho vay của NH No&PTNT tỉnh Hưng Yên: - Hạn mức cho vay tối đa:

+ Đối với cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiếu 10% trong tổng nhu cầu vốn. Trường hợp khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản; khách hàng là doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác vay vốn có bảo đảm bằng tài sản, nhưng được xếp hạng A theo quy định của NH, nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, thì trình giám đốc NH xem xét, quyết định.

+ Đối với cho vay trung hạn, dài hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn.

- Thời gian thẩm định cho vay:

+ Các dự án, phương án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NH nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu, NH phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng.

+ Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với cho

vay trung, dài hạn kể từ khi NH nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu, NH phải làm đầy đủ thủ tục trình lên NHNo cấp trên

+ Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do chi nhánh trình, NHNo cấp trên phải thông báo châp thuận hoặc không chấp thuận cho vay.

- Phân định trách nhiệm đối với cán bộ

Nhiệm vụ và trách nhiệm của các cán bộ liên quan được quy định như sau: + Cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định: là người chịu trách nhiệm về khoản vay do mình thực hiện và được phân công các công việc sau:

Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án khả thi của khách hàng, làm đâu mối tiếp xúc với khách hàng, với cấp ủy, chính quyên địa phương;

Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, thực hiện sưu tầm các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến khách hàng; lập hồ sơ kinh tế theo địa bàn và hồ sơ khách hàng được phân công; xác định nhu cầu vôn cho vay theo địa bàn, ngành hàng, khách hàng; trực tiếp theo dõi danh mục cho vay, thu nợ;

Giải thích, hướng dẫn khách hàng các quy định về cho vay và thủ tục, hồ sơ vay vốn;

Thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định; lập báọ cáo thẩm định, cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, ký kết các hợp đồng tín dụng, họp đồng bảo đảm tiên vay khi được uỷ quyên;

Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay sau khi có văn bản của giám đốc hoặc người được ủy quyền;

Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đê xuất biện pháp xử lý khi cần thiết; thực hiện những biện pháp xử lý vi phạm tín dụng theo quyết định của giám đốc hoặc người được ủy quyền;

Nhận hồ sơ và thẩm định các trường họp khách hàng đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi. Định kỳ đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để làm cơ sở phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

Thu nợ gốc, lãi và các khoản phí theo quy trình, chức năng nhiệm vụ được giao; Chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định hiện hành;

Lưu giữ hồ sơ theo quy định.

+ Trưởng phòng Tín dụng: chịu trách nhiệm về các công việc sau:

Phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn hoặc các khách hàng, kiểm tra đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam;

Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định các điều kiện vay (nếu thấy cần thiết); kiểm soát bộ hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ kinh tế, thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ đó; ký kết các hợp đồng tín dụng, họp đồng bảo đảm tiền vay theo thẩm quyền được phân cấp;

Giám sát, kiểm tra việc chấm điểm xếp hạng khách hàng, việc phân loại nợ của cán bộ tín dụng;

Trường hợp kiêm cán bộ tín dụng thì thực hiện các nội dung công việc nêu tại khoản 1 Điều này.

+ Cán bộ kế toán cho vay: là người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc: Kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn;

Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền vay;

Làm thủ tục phát tiền vay theo quyết định của giám đốc hoặc người được ủy quyền;

Hạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thu lãi...

Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, sao kê nợ đến hạn, quá hạn cung cấp cho tín dụng theo quy định hiện hành về chế độ kể toán;

+ Giám đốc NH: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ tín dụng theo quyền hạn được phân công và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình (cho vay/không chovay); thực hiện các công việc sau:

Xem xét nội dung báo cáo thẩm định do Ban, Phòng Tín dụng/ phòng kếhoạch kinh doanh trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay;

Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập;

Quyết định các biện pháp xử lý nợ: cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, chuyển nhóm nợ và các biện pháp xử lý khác đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w