Tổng quan các công trình nghiên cứu về tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (Trang 37)

Đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề tương tự đề tài này, cụ thể là: - Luận văn với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt thiện hoạt động tín dụng tại No&PTNT - CN Sài Gòn - Phòng giao dịch số 2” năm 2011 của học viên Nguyễn Thị Tấn. Trong Luận văn cũng trình bày những nghiên cứu về lý thuyết hoạt động tín dụng của các NH thương mại, nghiên cứu thực tế hoạt động tín dụng tại No&PTNT - CN Sài Gòn - PGD số 2 so sánh, phân tích tổng hợp đưa ra những mặt tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đã đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động tín dụng cho PGD số 2. Thời gian nghiên cứu của tác giả cũng gần với thời điểm hiện tại, tuy nhiên, giữa No&PTNT tỉnh Hưng Yên và No&PTNT - CN Sài Gòn có những khác biệt lớn: Về quy mô, vị trí địa lý… Hưng Yên là tỉnh thuần nông vì vậy đối tượng hoạt động tín dụng cho vay chủ yếu là hộ gia đình nông thôn, cá nhân, doanh nghiệp nhỏ, quy mô sản xuất không lớn như đối tượng cho vay ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…. Vì vậy những kiến

nghị, giải pháp mà luận văn nêu ra áp dụng đối với CN No&PTNT tỉnh Hưng Yên có nhiều điểm không phù hợp.

- Luận văn: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Hà Tĩnh” do học viên Nguyễn Văn Bình thực hiện năm 2014, luận văn này vừa mới được hoàn thành đã cập nhật và phân tích được thực trạng cũng như các mặt đã thực hiện được và mặt còn tồn tại của hoạt động tín dụng đồng thời đưa ra được một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương - chi nhánh Hà Tĩnh. Tuy nhiên mỗi địa phương vùng miền (Hưng Yên, Hà Tĩnh) lại có những đặc điểm khác nhau và từng hệ thống ngân hàng (No&PTNT và công thương) có những điểm khác biệt nhau.

Luận văn với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH No&PTNT tỉnh Hưng Yên” năm 2003 của học viên Lương Quang Thức. Luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng đồng thời phân tích được thực trạng chất lượng tín dụng của NH No&PTNT tỉnh Hưng Yên, dựa trên số liệu kinh doanh của giai đoạn 2000-2002 của NH No&PTNT tỉnh Hưng Yên để chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân và một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NH No&PTNT tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên thời điểm nghiên cứu của luận văn này là khoảng thời gian 2000-2002, đã hơn mười năm so với thời điểm hiện tại, vì vậy một số tồn tại, nguyên nhân và giải pháp để phát triển hoạt động tín dụng ở thời điểm hiện tại đã có sự thay đổi đáng kể cần phải được nghiên cứu, xem xét và đánh giá lại.

Tổng quan nghiên cứu trên đây cho thấy đã có những tác giả nghiên cứu về vấn đề tương tự, nhưng phạm vi và nội dung nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra có những điểm khác biệt về các điều kiện hoạt động của đối tượng nghiên cứu và cơ sở thông tin sử dụng cho đề tài. Vì vậy đề tài được tác giả lựa chọn nhằm, một mặt hoàn thiện về phương diện lý luận, mặt khác, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thích hợp về thời gian, không gian cũng như cơ sở thông tin để áp dụng cho đối tượng nghiên cứu là Chi nhánh NH No&PTNT tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.

Kết luận chương 1

Hoạt động tín dụng có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển của các NHTM. Do vậy khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các NH phải luôn chú trọng đến vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho chính mình, cũng là đảm bảo an toàn cho nền kinh tế. Để đảm bảo chất lượng tín dụng, các NH phải luôn tuân thủ chặt chẽ các bước trong qui trình cấp tín dụng, đưa ra những chính sách tín dụng linh hoạt và phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng trong từng giai đoạn cụ thể. Không ngừng mở rộng qui mô tín dụng song cũng cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ trong quá trình cấp tín dụng để giảm thiểu tối đa nợ quá hạn và nợ xấu, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng uy tín và hình ảnh cho NH. Có như vậy NH mới có thể cân bằng giữa mục tiêu an toàn và mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của NH.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN 2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH No&PTNT tỉnh Hưng Yên

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tỉnh Hưng Yên là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh). Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính gồm 01 Thành Phố và 9 huyện (Kim Động, Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu, Ân Thi, Tiên Lữ, Mỹ Hào, Văn Lâm và Phù Cừ) với tổng diện tích tự nhiên là 926,04km2, dân số 1.116 nghìn người.

Là vùng động lực phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của vùng Bắc Bộ và cả nước; là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, có 23 km quốc lộ 5 và 20 km tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua. Đó là cơ hội để tỉnh Hưng Yên đón nhận và tận dụng sự phát triển chung của cả vùng, trước hết về khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm... đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Cuối năm 1996 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá 9 có Nghị quyết chia tách tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, theo đó ngày 16/12/1996 tại Quyết định số 595/QĐ/NHNo-02 của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam “Về việc giải thể NHNo & PTNT tỉnh Hải Hưng thành lập NHNo & PTNT tỉnh Hải Dương và Hưng Yên”.

CN NH No&PTNT tỉnh Hưng Yên có trụ sở tại số 304 đường Nguyễn Văn Linh - thành phố Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên, được thành lập ngày 01/01/1997 cùng với ngày tái lập tỉnh Hưng Yên. Là CN cấp I trực thuộc NH No & PTNT Việt Nam, No&PTNT tỉnh Hưng Yên thành lập theo phương thức nhận bàn giao từ CN NH No&PTNT tỉnh Hải Hưng. Buổi đầu thành lập với nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, cán bộ, công nghệ..., quy mô hoạt động nhỏ bé, kinh doanh đơn năng, các sản

phẩm dịch vụ còn hạn chế. Qua 17 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay CN No&PTNT tỉnh Hưng Yên đã trở thành một trong những NH thương mại hàng đầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, với tổng số biên chế đến 31/12/2014 là: 360 cán bộ, mạng lưới hoạt động gồm một trụ sở chính, 8 NH loại 3 và 14 phòng giao dịch trực thuộc. Quy mô hoạt động lớn, màng lưới rộng, kinh doanh đa năng, các sản phẩm dịch vụ đã đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng với nền công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ đủ mạnh để đứng vững trong cạnh tranh và hội nhập.

Chức năng và nhiệm vụ của CN NH No&PTNT tỉnh Hưng Yên thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ của một NHTM theo sự chỉ đạo của NH cấp trên như:

a. Huy động vốn:

- Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước (cả nội và ngoại tệ).

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các hình thức huy động khác theo qui định của NH No & PTNT Việt Nam.

b. Hoạt động cho vay:

- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Cho vay trung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

c. Các hoạt động khác:

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành bảo lãnh và các dịch vụ khác theo chính sách quản lí ngoại hối của NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam.

- Hoạt động thanh toán: Thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, chuyển tiền qua mạng SWIFT.

- Dịch vụ ngân quỹ: Chi trả lương qua tài khoản, qua thẻ ATM, thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo qui định của NH No & PTNT Việt Nam

- Kinh doanh các nghiệp vụ NH theo luật các TCTD: Mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, thẻ thanh toán, nhận ủy thác cho vay của các cá nhân, tổ chức tài chính mà NH No & PTNT Việt Nam cho phép.

2.1.2 Mô hình tổ chức

Gồm có Ban Giám đốc, các phòng chức năng như: phòng Kế hoạch Tổng hợp, phòng Tín dụng, phòng Kế toán Ngân quỹ, phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ, phòng Hành chính Nhân sự, phòng Điện toán, phòng Dịch vụ Maketting và 08 NH loại 3 trực thuộc.

Hình 2.1. Bộ máy tổ chức của CN NH No&PTNT tỉnh Hưng Yên

- Ban Giám đốc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc thực hiện chức năng quản trị điều hành. - Phòng Kế hoạch Tổng hợp:

Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi... và quản lý hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.

Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi ro lãi

Giám Đốc Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng tín dụng Phòng kế toán ngân quỹ Phòng dịch vụ marke ting Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng hành chính nhân sự Phòng điện toán 08 NH loại 3 trực thuộc Phó Giám đốc

suất, tỷ giá, kỳ hạn). Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các CN loại 3 trực thuộc.

- Phòng Tín dụng:

Trực tiếp giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng như phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

Thẩm định và đề xuất cho vay các hồ sơ xin vay theo phân cấp uỷ quyền, thẩm định các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lược khách hàng và phân loại khách hàng, giải ngân cho những hồ sơ vay vốn đủ điều kiện, giám sát, thanh lý và thu hồi nợ. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT; Tiếp nhận chuyển tiền kiều hối, thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền ra nước ngoài. Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro.

- Phòng Kế toán Ngân quỹ:

Trực tiếp thực hiện giao dịch một cửa về nghiệp vụ thanh toán, huy động vốn với khách hàng, cung cấp các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của NH. Quản lý quĩ tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt cho khách hàng.

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu - chi tài chính, quỹ tiền lương, phối hợp với các phòng chuyên đề tính toán quyết toán khoán tiền lương cho các CN loại 3 trực thuộc; Quản lý các quỹ chuyên dùng theo quy định; Tổ chức thực hiện nhiệm vụ hậu kiểm chứng từ, giao dịch theo quy định của NH No & PTNT Việt Nam; Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định; Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định; Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định.

- Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ:

Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể để giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên

quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của CN. Phát hiện những vấn đề về pháp chế trong các văn bản do Giám đốc CN ban hành. Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ việc theo quy định, thực hiện quản lý thông tin và lập báo cáo về kiểm tra nội bộ theo quy định. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của NHNo & PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại Hội sở các các CN loại 3 trực thuộc.

- Phòng Hành chính Nhân sự:

Trực tiếp quản lý, lưu trữ hồ sơ cán bộ thuộc CN quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ. Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật của cán bộ, nhân viên. Thực hiện công tác tuyển dụng lao động, nhận xét đánh giá, quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác trong và ngoài nước. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể.

Trực tiếp quản lý con dấu, thực hiện công tác Hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, y tế. Thực hiện công tác Xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, công cụ lao động.

- Phòng Điện toán:

Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, tín dụng và các hoạt động khác. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh.

- Phòng Dịch vụ Maketting:

Trực tiếp thực hiện quy trình giao dịch một cửa với khách hàng về nghiệp vụ thẻ, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ, xây dựng kế hoạch, triển khai quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp. Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát sinh, thanh toán thẻ và hệ thống thiết bị đầu cuối. Giải đáp, xử lý thắc mắc

của khách hàng. Xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ.

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của CN NH No&PTNT tỉnh Hưng Yên

Stt Diễn giải Số người Tỷ trọng

I Trình độ 360 100% 1 Trên đại học 27 7.5% 2 Đại học 300 83.4% 3 Cao đẳng 33 9.1% II Độ tuổi 360 100% 1 Trên 50 tuổi 54 15% 2 Từ 30-50 tuổi 212 58.9% 3 Dưới 30 94 26.1% III Giới tính 360 100% 1 Nam 208 57,8%. 2 Nữ 152 42,2%

Với 360 CBCNV trong toàn hệ thống được phân phối trên chi nhánh tỉnh Hưng Yên (bao gồm ban Giám đốc và các phòng ban) và 08 chi nhánh huyện, thành phố lượng CBCNV có trình độ tương đối cao chủ yếu có bằng đại học và trên đại học chiếm: 91% trong đó trên đại học là 7.5%, đại học là 83.4%, còn lại là cao đẳng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (Trang 37)