Chỉ tiêu bảo đảm hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (Trang 61 - 66)

a. Chỉ tiêu tổng dư nợ tín dụng: Mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động theo chiều hướng xấu nhưng trong những năm qua, dư nợ tín dụng tại CN vẫn tăng trưởng một cách đều đặn được thể hiện qua bảng sau:

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 3.706,6 4.196 4.815 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng 12,45% 13,2% 14,75%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của CN từ 2012 - 2014)

Năm 2012 đạt 3.706,6 tỷ đồng, sang năm 2013 mức dư nợ đạt 4.196 tỷ đồng, tốc độ tăng 13,2% và năm 2014 tổng dư nợ là 4,815 tỷ đồng, tốc độ tăng là 14,75%. Xu hướng này theo quan sát thì ngược so với các NH khác trên cùng địa bàn. Trong khi các NH khác hạn chế tăng trưởng tín dụng vì lo ngại trước diễn biến xấu của nền kinh tế thì CN lại có mức tăng trưởng dương. Nguồn vốn cung cấp cho các doanh nghiệp chiếm một phần không nhỏ, đây là đối tượng vay được đánh giá là có thể mang lại nhiều rủi ro nhất cho NH trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay. Mức dư nợ đối với doanh nghiệp năm 2012 đạt 1.290,5 tỷ đồng và năm 2013 là 1.592,8 tỷ đồng và năm 2014 là 1,686.7 tỷ đồng. NH đã rất mạo hiểm khi đưa ra chính sách mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp. Bởi vì doanh nghiệp khi tiếp cận được với nguồn vốn của NH thì phải chịu mức lãi suất tín dụng cao, dẫn tới chi phí giá thành sản phẩm tăng, lợi nhuận giảm, kèm theo đó là năng lực tài chính suy giảm, tăng nguy cơ rủi ro mất vốn cho NH.

Xét về mặt dài hạn, việc mở rộng chính sách tín dụng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp là một chiều hướng tốt, tạo điều kiện cho CN mở rộng qui mô tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhưng xét trong điều kiện nền kinh tế đang trên đà suy thoái như hiện nay thì việc áp dụng chính sách tín dụng mở rộng có thể làm tăng nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng cho CN.

Trong những năm qua, NH cũng đã tập trung vào các khoản vay trung dài hạn vì mục tiêu an toàn. Tuy nhiên do tình hình kinh tế xã cũng như đặc thù khách hàng vay chủ yếu là vốn lưu động nên dư nợ trung dài hạn có chiều hướng giảm. Năm 2012, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 36,82% tổng dư nợ, đến năm 2013 chỉ còn chiếm 30,19% tổng dư nợ và đến năm 2014 thì tỷ lệ này chỉ còn 26,72% tổng dư nợ.

b) Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ tín dụng 3.706,6 4.196 4.815

Nợ quá hạn 32 35 93.4

Tỷ lệ nợ quá hạn 0,86% 0.83% 1,94%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của CN từ 2012 - 2014) Tỷ lệ nợ quá hạn của năm 2012, 2013 là tương đối thấp nhưng sang năm 2014 cùng với việc tăng tổng dư nợ tín dụng là gần 5 nghìn tỷ thì tỷ lệ nợ quá hạn là 1,94% tăng đột biến so với 2 năm trước đó, điều này phản ánh khả năng NH gặp rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng không tốt. Nợ quá hạn cao, khả năng mất vốn NH gặp phải là rất lớn. Số nợ không được hoàn trả gia tăng, ảnh hưởng đến dòng tiền dự tính thu về trong tương lai, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh cũng như khả năng thanh khoản của NH. NH không dự tính được điều này nên phải đi vay vốn với lãi suất cao để bù đắp, gây mất uy tín của NH. Mặt khác khi nợ quá hạn cao làm tăng chi phí thực tế cho việc giám sát, đôn đốc thu hồi nợ.

c. Chỉ tiêu nợ xấu

Bảng 2.9. Tình hình nợ xấu

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ tín dụng 3.706,6 4.196 4.815

Nợ xấu 19,7 19,8 107,7

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,53% 0,47% 2,23%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của CN từ 2012 - 2014)

Qua bảng 8 số liệu có thể thấy tình hình nợ xấu tại CN vẫn ở mức thấp so với các NH trong cùng hệ thống. Năm 2012 là 0,53%, đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn 0,47% nhưng năm 2014 lại tăng vọt rất nhanh lên đến 2,23%. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2014 tăng vọt và cao như vậy là do công tác quản lý và thu hồi nợ chưa tốt, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến không thể tra nợ được, tốc độ xử lý nợ xấu diễn ra chậm, qui mô tín dụng tăng cao nhưng chất lượng lại không đảm bảo và có sự sụt giảm nghiêm trọng. Do quá chú trọng đẩy mạnh nhằm nâng cao doanh số cấp tín dụng mà NH đã cho vay tràn lan, không hiệu quả. Thêm vào đó, công tác thẩm định và kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay còn chưa được sát sao, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nên dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng nhanh. Tổng mức dư nợ xấu năm 2014 là 107,7 tỷ đồng chứng tỏ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp rất khó khăn, quy mô sản xuất bị thu hẹp vốn bị ứ đọng… nên không có khả năng trả nợ NH đúng hạn.

d) Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn của CN NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.10. Hiệu suất sử dụng vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ tín dụng 3.706,6 4.196 4.815

Tổng nguồn vốn huy động 2.797,1 3.156,5 4.366

Hiệu suất sử dụng vốn 1,32 1,33 1,10

Dựa vào số liệu bảng 9 có thể thấy nguồn vốn huy động của CN không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. NH chưa tự lực được vốn mà vẫn phải đi vay của cấp trên. Uy tín và khả năng cạnh tranh của NH có thể bị giảm sút nếu như không đảm bảo nguồn vốn cung ứng kịp thời cho khách hàng. Do vậy, trong thời gian tới, để chủ động trong hoạt động kinh doanh, NH cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao nguồn vốn huy động, đảm bảo sự cân xứng trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Bên cạnh đó cũng đưa ra mức tăng trưởng tín dụng hợp lý để vừa đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho NH.

e. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Bảng 2.11. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ tín dụng 3.706,6 4.196 4.815

Lợi nhuận từ hoạt động TD 152,6 241,2 246.92

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng (%) 4,12% 5,75% 5,13%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của CN từ 2012 - 2014)

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại NH No&PTNT tỉnh Hưng Yên được thể hiện qua Bảng 10, năm 2012 là 4,12%, năm 2013 là 5,75% và năm 2014 là 5,13%.

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng được thể hiện, năm 2012 đạt 152,6 tỷ đồng, năm 2013 đạt 241,2 tỷ đồng và năm 2014 đạt 246,92 tỷ đồng. Mặc dù trong nhưng năm qua ngành NH chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền kinh tế, đa phần các NH không đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra nhưng ở CN, do đẩy mạnh công tác cho vay nên lợi nhuận từ hoạt động tín dụng vẫn cao. Mặc dù lợi nhuận tăng trưởng nhưng hoạt động tín dụng tại CN vẫn không được đánh giá có chất lượng cao. Bởi vì để đạt được mục tiêu lợi nhuận thì trong những năm qua, CN đã nới lỏng trong cho vay nên nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhanh, tăng đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu trong năm 2014 lên đến 2.23%, tăng 374% so với năm trước . Do vậy trong thời gian tới NH phải cân nhắc kỹ lưỡng khi mở rộng qui mô tín dụng cùng với đó là nâng cao chất lượng tín dụng để có tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý mà vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cho NH.

g. Vòng quay vốn tín dụng trong năm

Bảng 2.12. Vòng quay vốn tín dụng trong năm

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ trong năm (tỷ đồng) 2.797,1 3.156,5 4.366

Dư nợ bình quân trong năm (tỷ đồng) 2.614,1 2.895,89 4.118,86 Vòng quay vốn tín dụng trong năm (lần) 1.07 1.09 1.06 Ta thấy tỷ lệ này qua các năm có xu hướng ổn định. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ NH thu được và cho vay khá đều, nguồn vốn mà NH đã cho vay được thu hồi và cho vay liên tục.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (Trang 61 - 66)

w