Nhóm chỉ tiêu này cho biết hiệu quả đem lại của các khoản mục mà Công ty đã đầu tƣ vào đó, nó đã đƣợc đầu tƣ đúng đắn hay chƣa và hiệu quả nhƣ thế nào. Từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, ta tính đƣợc các tỷ số về quản trị tài sản nhƣ sau:
Bảng 4.1: Các tỷ số về quản trị tài sản
CHỈ TIÊU ĐVT 2011 2012 2013
Doanh thu thuần Triệu đồng 116.290,90 120.316,80 125.650,83
Vốn lƣu động Triệu đồng 6.371,29 7.366,21 8.778,74
Tổng tài sản Triệu đồng 6.371,29 7.366,21 8.778,74
Giá vốn hàng bán Triệu đồng 116.326,32 120.081,22 124.817,51
Hàng tồn kho Triệu đồng 4.188,56 4.495,23 5.354,60
Khoản phải thu Triệu đồng 307,77 267,78 155,84
Doanh thu bình quân / ngày Triệu đồng 323,03 334,21 349,03
Vòng quay hàng tồn kho Vòng 27,77 26,71 23,31
Kỳ thu tiền bình quân Ngày 0,95 0,80 0,45
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Lần 18,25 16,33 14,31
Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn Vòng 1,00 1,00 1,01
4.3.2.1 Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho của Công ty khá dài dẫn đến số ngày bình quân hàng tồn kho khá thấp. Vì vậy hàng hóa tồn kho ít nên chi phí tồn kho không đáng kể. Thế nhƣng, ta thấy đƣợc sự chuyển biến xấu của số vòng quay hàng tồn kho cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho tại Công ty chƣa đƣợc chú trọng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán qua các năm thấp hơn tốc độ tăng của trị giá hàng tồn kho, năm 2012 vòng quay hàng tồn kho là 26,71 vòng giảm 1,06 vòng so với năm 2011, nguyên nhân do giá vốn tăng khoảng 3,23% so với năm trƣớc trong khi đó trị giá hàng tồn kho tăng đến 7,32%. Đến năm 2013, vòng quay hàng tồn kho giảm còn 23,31 vòng, tức giảm 3,4 vòng so với năm trƣớc là do giá vốn hàng bán tăng 3,94% trong khi đó lƣợng hàng tồn kho tăng đến 19,12%. Nhìn chung tỷ số này của Công ty khá tốt nhƣng lại giảm dần qua 3 năm và có xu hƣớng giảm ngày càng nhiều
50
hơn là một tín hiệu không tốt cho Công ty. Điều này cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho ở Công ty chƣa đƣợc quan tâm chú ý nhiều, vì thế nó đã làm tăng chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho.
4.3.2.2 Kỳ thu tiền bình quân (DSO)
Tỷ số này đo lƣờng khả năng thu hồi các khoản phải thu là nhanh hay chậm. Nhìn vào bảng ta thấy kỳ thu tiền bình quân của khách hàng biến động qua các năm. Năm 2011 kỳ thu tiền bình quân là 0,95 ngày, tức bình quân mất 0,95 ngày để thu hồi một khoản phải thu. Sang năm 2012 tỷ số này giảm xuống 0,80 ngày. Đến năm 2013, kỳ thu tiền bình quân của Công ty là 0,45 ngày giảm 0,35 ngày so với năm 2012 chứng tỏ Công ty ngày càng quản lý tốt hơn tình hình thu tiền khách hàng. Mức thu tiền bình quân của Công ty luôn ở mức thấp chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản phải thu của Công ty rất cao. Nguyên nhân là do Công ty có quy định chỉ bán hàng thu bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, không chấp nhận hình thức bán chịu cho khách hàng. Chính sách này giúp Công ty quản lý vốn lƣu động hiệu quả hơn, loại bỏ đi khả năng bị khách hàng chiếm dụng vốn làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
4.3.2.3 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Tỷ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lƣu động, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lƣu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của chính đơn vị kinh doanh, phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lƣợng công tác quản lý vốn, chất lƣợng công tác kinh doanh. Qua bảng phân tích cho thấy hiệu quả quản lý nguồn vốn lƣu động của Công ty khá tốt nhƣng có xu hƣớng giảm. Năm 2011 vòng quay vốn lƣu động là 18,25 vòng tức một đồng vốn lƣu động tạo ra 18,25 đồng doanh thu. Năm 2012 giảm còn 16,33 vòng và giảm còn 14,31 vòng vào năm 2013. Qua 3 năm, dù doanh thu thuần vẫn tăng nhƣng vốn lƣu động lại càng tăng mạnh hơn nên hiệu quả sử dụng vốn ngày càng giảm sút. Nguyên nhân của sự tăng vốn lƣu động là do Công ty đang thực hiện chính sách mở rộng quy mô sang một số mặt hàng mới và nâng cao số lƣợng đối với các mặt hàng cũ nên nhu cầu về vốn vay tại các ngân hàng ngày càng cao trong khi đó tình hình tiêu thụ các mặt hàng này những năm gần đây lại không đạt đƣợc kế hoạnh nhƣ mong muốn do sức ép từ nền kinh tế khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác và chi phí gia tăng từ các chính sách ƣu đãi thu hút khách hàng.
4.3.2.4 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn
Tỷ số này khá ổn định và có xu hƣớng tăng nhẹ qua các năm là một điều khá tốt, nó thể hiện hiệu quả của doanh thu khi sử dụng 1 đồng tài sản. Năm 2011 và năm 2012 giữ mức ổn định, cứ 1 đồng vốn mà Công ty đƣa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra đƣợc 1,00 đồng doanh thu. Và năm 2013, con số này tăng trƣởng lên 1,01 đồng doanh thu cho một đồng vốn. Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đang diễn biến một cách khả quan, Công ty nên tiếp tục duy trì để có thể đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa.
51
4.4.2 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
Lợi nhuận là mục tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả toàn bộ quá trình đầu tƣ, tái sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại đơn vị. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ đơn vị kinh doanh nào cũng đều quan tâm. Tuy nhiên để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không chỉ quan tâm đến mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận.
Từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh, ta tính toán đƣợc bảng số liệu sau:
Bảng 4.2: Các tỷ số về khả năng sinh lợi
CHỈ TIÊU ĐVT 2011 2012 2013
Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 542 192 70
Doanh thu thuần Triệu đồng 116.291 120.317 125.651
Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 1.542 3.495 6.612
Tổng tài sản Triệu đồng 6.371 7.366 8.779
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản
(ROA) % 8,51 2,61 0,79
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ
sở hữu (ROE) % 35,16 5,50 1,05
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh
thu (ROS) % 0,47 0,16 0,06
4.4.3.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA)
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản đƣợc đầu tƣ, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh. Tỷ số này cho biết 100 đồng tài sản ngắn hạn đƣợc sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ đơn vị kinh doanh sử dụng vốn có hiệu quả. Tỷ lệ ROA qua các năm khá tốt đã có thể bù đắp cho phần tài sản mất đi nhƣng lại có xu hƣớng giảm đi. Thực tế một đồng tài sản bỏ ra vào năm 2011 đem lại 8,51% đồng lợi nhuận và năm 2012 đem lại 2,61% đồng lợi nhuận. Năm 2013 thì một đồng tài sản bỏ ra đã mang về cho Công ty một khoản lợi nhuận 0,79%. Tài sản mất đi đã mang về cho Công ty một khoản lợi nhuận làm tăng lợi nhuận ròng, nhƣng khoản lợi nhuận này lại sụt giảm qua các năm. Công ty cần cố gắng phấn đấu để đƣa tỷ lệ này lên mức cao nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất.
4.4.3.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy ROE năm
52
2011 là 35,16% tức cứ 100 đồng vốn kinh doanh Công ty lãi 35,16 đồng dẫn đến khoản lợi nhuận 542 triệu đồng. Năm 2012 tổng nguồn vốn chủ sở hữu bỏ ra mang về lợi nhuận là 192 triệu đồng, tƣơng ứng với ROE là 5,50%. Dù vẫn trong tình trạng lãi nhƣng số liệu cho thấy con số thu lãi đã giảm đáng kể so với năm 2011. Đến năm 2012 ROE lại tiếp tục sụt giảm với con số 1,05% có nghĩa là tổng vốn bỏ ra mang về lợi nhuận ròng tăng 1,05%, làm cho lợi nhuận đạt 70 triệu đồng, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đang dần đi xuống. Vì thế, Công ty cần chú ý hơn về mức độ chu chuyển đồng vốn trong các hoạt động của mình, chú ý về sự tăng lên của các khoản mục chi phí và giá vốn trong quá trình hoạt động để từ đó có những biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng ấy trên cơ sở không làm ảnh hƣởng đến sự gia tăng doanh thu. Nếu bản thân Công ty có thể làm tốt điều này thì khả năng thúc đẩy lợi nhuận sau thuế sẽ tiến triển nhiều hơn nữa từ đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ đạt hiệu quả hơn, tức đƣa vòng lƣu chuyển vốn chủ sở hữu vào hoạt động một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt Công ty cần chú ý sử dụng nguồn vốn của mình vào các hoạt động đầu tƣ tài chính. Vì lợi nhuận từ hoạt động này có nhiều hứa hẹn trong việc góp phần đẩy lợi nhuận của Công ty tăng lên.
4.4.3.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 tỷ số là 0,47% hay cứ 100 đồng doanh thu nhận về Công ty sẽ lãi 0,47 đồng. Năm 2012 tỷ suất này còn 0,16% tức 100 đồng doanh thu sẽ lãi 0,16 đồng. Tuy Công ty vẫn giữ đƣợc lợi nhuận nhƣng có thể thấy rằng lợi nhuận của Công ty đang dần sụt giảm. Đến năm 2013 tỷ suất này vẫn là con số dƣơng 0,06%, dù tỷ số đạt đƣợc không cao chỉ thu về 0,06 đồng lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu. Nhƣng con số này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng sụt giảm và không mang lại hiệu quả nhƣ trƣớc. Nguyên nhân là do năm 2012 và năm 2013, Công ty có những chính sách ƣu đãi nhằm thu hút khách hàng làm gia tăng chi phí. Cụ thể Công ty đã làm gia tăng các khoản mục chi phí chủ yếu nhƣ chi phí giá vốn, chi phí quản lý kinh doanh nhƣng sự gia tăng này là hợp lý bởi số lƣợng sản phẩm của Công ty đƣợc tiêu thụ ngày càng nhiều, quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty đang dần đƣợc mở rộng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng của doanh thu ngày càng cao nên đã phần nào trang trải đƣợc chi phí của Công ty. Mặc dù vậy, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của Công ty sụt giảm vẫn là vấn đề cần chú ý, do đó Công ty cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa để có đƣợc những kết quả cao hơn.
Tóm lại, qua những phân tích nêu trên ta thấy các khoản mục doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả của Công ty vẫn còn khá bấp bênh. Việc sụt giảm lợi nhuận đã làm cho công việc kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn, suất sinh lời qua lợi nhuận qua nguồn vốn và lãi ròng đã sụt giảm đáng kể và hiện tại đang là con số thấp. Tin rằng trong những năm tới Công ty sẽ cố gắng phát huy hơn nữa khả năng của mình và nâng tỷ lệ hiệu quả hoạt động kinh doanh lên con số cao nhất.
53
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN BÁN HÀNG XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VẠN LỢI VĨNH LONG
5.1 NHẬN XÉT CHUNG
5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán
5.1.1.1 Về thực hiện chế độ kế toán
a) Hình thức kế toán sử dụng
Công ty sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Đây đƣợc xem là hình thức đơn giản và phù hợp với tình hình, đặc điểm kinh doanh cũng nhƣ bộ máy kế toán của doanh nghiệp hiện nay.
b) Cách sử dụng hệ thống tài khoản
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006. Việc sử dụng hệ thống tài khoản này hoàn toàn phù hợp với cơ chế hoạt động và quy mô của Công ty. Công ty cũng rất chú trọng sử dụng tài khoản cấp 2, cấp 3 để theo dõi chặt chẽ các khoản mục. Các tài khoản đƣợc theo dõi trên từng tài khoản chi tiết cụ thể đúng với bản chất của loại tài khoản phù hợp lĩnh vực kinh doanh của Công ty.
c) Về việc sử dụng chứng từ
- Ƣu điểm: Với mỗi nghiệp vụ phát sinh, Công ty đã lập đầy đủ chứng từ theo đúng quy định và mẫu chứng từ đƣợc thiết kế theo đúng Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC.
- Hạn chế: Chứng từ phát sinh tại Công ty vẫn chƣa điền đầy đủ nội dung, chƣa có đủ chữ ký của các bên liên quan. Ví dụ nhƣ thiếu một vài thông tin của ngƣời bán hàng và ngƣời mua hàng, chữ ký…
d) Về sổ kế toán
- Ƣu điểm: Sổ kế toán để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc sử dụng đúng quy định, theo đúng mẫu sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Đa số các tài khoản đều đƣợc theo dõi trên sổ chi tiết.
- Hạn chế: trong năm các nghiệp vụ mua hàng, bán hàng, thu tiền, chi tiền phát sinh rất nhiều nhƣng Công ty không mở sổ Nhật ký đặc biệt để theo dõi khiến khối lƣợng ghi chép lên sổ Cái nhiều hơn.
54
5.1.1.2 Về tổ chức công tác kế toán
a) Về luân chuyển chứng từ trong nghiệp vụ bán hàng
Trình tự luân chuyển chứng từ khoa học, nhịp nhàng và đồng bộ giữa các bộ phận từ lúc nhận đơn đặt hàng đến lúc giao hàng cho khách hàng. Quy trình phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty.
b) Về phương thức thanh toán
- Ƣu điểm: Công ty chỉ chấp nhận hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Hình thức này có mức an toàn cao và đảm bảo đƣợc khả năng quay vòng vốn của Công ty.
- Hạn chế: quy chế hoạt động của Công ty đã bỏ lỡ một số hợp đồng bán chịu cho khách hàng, hạn chế lƣợng khách hàng của Công ty. Đó có thể là những hợp đồng mang lại lợi nhuận lớn cho Công ty.
c) Về chính sách ưa đãi khách hàng
- Ƣu điểm: Công ty áp dụng chính sách chiết khấu thƣơng mại cho khách hàng đối với mặt hàng mì gói với mức ƣu đãi 3% trên tổng giá trị hàng hóa bán ra và khuyến mãi khi mua hàng với số lƣợng lớn. Đây là chính sách ƣu đãi nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng truyền thống của Công ty.
- Hạn chế: Công ty không chấp thuận hình thức bán chịu cho khách hàng nên trong quy chế Công ty chƣa áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng trả nợ trƣớc thời hạn.
d) Mối liên hệ giữa các phòng ban trong Công ty
Các phòng ban trong Công ty đƣợc tổ chức hợp lý với sự phân công công việc rõ ràng, đảm bảo phối hợp một cách nhịp nhàng và thống nhất, giúp công việc đƣợc thực hiện trôi chảy.
5.1.2 Nhận xét về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty
5.1.2.1 Doanh thu
Doanh thu tăng qua các năm là tín hiệu khả quan cho Công ty trong tình