Phân tích mơi trường bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh hồ tiêu tại công ty cổ phần cà phê petec đến năm 2020 (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC

1.4 Quy trình xây dựng chiến lược

1.4.3 Phân tích mơi trường bên trong doanh nghiệp

1.4.3.1 Sản xuất:

Phân tích yếu tố sản xuất (hay còn gọi là quản trị hoạt động đối với lĩnh vực dịch vụ và thương mại) trên ba phương diện; quy mô sản xuất (quy mô hoạt động); kinh nghiệm sản xuất (kinh nghiệm hoạt động); phương thức tổ chức sản xuất

(phương thức tổ chức hoạt động). Quy mô hoạt động lớn thường giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Những doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm, cán bộ nhân viên có tay nghề cao cũng giúp nâng cao năng suất lao động và góp phần giảm chi phí. Cuối cùng, phương thức tổ chức hoạt động tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và giảm chi phí. Như vậy các yếu tố thuộc về hoạt động có thể góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh về chi phí cho doanh nghiệp.

1.4.3.2 Marketing:

Năng lực marketing của doanh nghiệp bao gồm một số yếu tố: khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P trong hoạt động marketing, trình độ nguồn nhân lực marketing. Năng lực marketing là nhân tố có ý nghĩa quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như tới quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh. Năng lực marketing tác động trực tiếp tới việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nắm bắt và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng từ đó góp phần tăng doanh thu, tăng thị phần và nâng cao vị thế của công ty.

1.4.3.3 Quản trị nguồn nhân lực:

Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Yếu tố này cực kỳ quan trọng vì con người quyết định mọi vấn đề liên quan đến quá trình quản trị chiến lược. Khả năng cạnh tranh trên thị trường mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chưa tốt v.v... đều xuất phát từ con người.

Việc phân tích nguồn nhân lực thường xuyên là cơ sở giúp các doanh nghiệp, các tổ chức đánh giá kịp thời các điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên trong tổ chức so với yêu cầu về tiêu chuẩn nhân sự trong từng vị trí cơng việc và so với nguồn nhân lực của đối thủ cạnh tranh nhằm có kế hoạch bố trí sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện có. Việc đánh giá khách quan cũng giúp doanh nghiệp chủ động thực hiện việc đào tạo và tái đào tạo cho các thành viên của doanh nghiệp từ nhà quản trị cấp cao đến người thừa hành nhằm bảo đảm thực hiện chiến lược thành cơng lâu dài và ln thích nghi với những u cầu về nâng cao liên tục chất lượng con người trong nền kinh tế hiện nay.

1.4.3.4 Quản trị tài chính:

Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện qua quy mô vốn, khả năng huy động và khả năng cân đối vốn, năng lực quản lý tài chính… trong doanh nghiệp. Để hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lượng vốn nhất định bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay và các loại vốn khác. Doanh nghiệp cần tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế - tài chính và kỷ luật thanh tốn của Nhà nước.

Doanh nghiệp muốn tăng năng lực cạnh tranh đồng thời xây dựng và thực hiện chiến lược hiệu quả cần phát triển nguồn tài chính của mình, tập trung vào khả năng sinh lời, giảm thiểu rủi ro về tài chính, tăng khả năng huy động vốn và đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết.

1.4.3.5 Quản trị đầu vào:

Yếu tố này bao gồm các hoạt động liên quan đến tiếp nhận, quản lý nguyên vật liệu, lưu kho, quản lý hàng tồn kho. Hàng tồn kho nhiều để lâu có thể gia tăng chi phí. Ngược lại, áp dụng các phương pháp quản trị tồn kho tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Một doanh nghiệp cần cân bằng giữa chi phí và rủi ro trong việc dự trữ lượng hàng tồn kho, vì nó ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả tồn kho và kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp. Trong xu hướng tồn cầu hóa và liên kết mạng lưới sản xuất, hoạt động cung ứng đầu vào có vai trị ngày càng quan trọng hơn do phải đáp ứng các yêu cầu về cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ khách hàng, thiết kế và phát triển sản phẩm mới liên tục.

1.4.3.6 Văn hóa doanh nghiệp:

Mỗi doanh nghiệp cần có văn hóa kinh doanh hay còn được gọi là nề nếp tổ chức trong kinh doanh, yếu tố này định hướng cho phần lớn các hoạt động trong doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có văn hóa kinh doanh sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn so với các doanh nghiệp khơng có hoặc thiếu văn hóa trong kinh doanh. Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thường gồm các yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất: các tiêu chuẩn về đạo đức kinh doanh theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh phải được quán triệt đến tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.

Thứ hai: Lễ nghi và nghi thức là thói quen hàng ngày được quy định trong giao tiếp đối với khách hàng, thể hiện ở trang phục, hành vi và thái độ của nhân viên, tạo được cảm tình và niềm tin cho khách hàng.

Thứ ba: Các tiêu chuẩn văn hóa là các quy ước giao tiếp, ứng xử của doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn này thường là phương cách hữu hiệu nhất nhằm thực hiện công việc.

Thứ tư: Cá nhân người quản lý là đại diện cho các giá trị văn hóa, là hình mẫu trực quan cho nhân viên noi theo.

1.4.3.7 Nghiên cứu và phát triển (R&D):

Chất lượng của các nỗ lực nghiên cứu phát triển của cơng ty có thể giúp cơng ty giữ vững vị trí đi đầu trong ngành hoặc ngược lại, làm cho công ty tụt hậu so với các công ty đầu ngành trong các lĩnh vực như phát triển sản phẩm mới, chất lượng sản phẩm, kiểm sốt giá thành và cơng nghệ sản xuất. Trình độ, kinh nghiệm và năng lực khoa học là cơ sở cho công tác nghiên cứu phát triển tốt. Ngoài ra, bộ phận này phải thường xuyên theo dõi các điều kiện môi trường ngoại lai, các thông tin về đổi mới liên quan đến quy trình cơng nghệ, sản phẩm và ngun vật liệu. Sự trao đổi thông tin một cách hữu hiệu giữa bộ phận nghiên cứu và phát triển và các lĩnh vực hoạt động khác, cụ thể là marketing có ý nghĩa hết sức quan trọng đảm bảo sự thảnh công của công ty.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh hồ tiêu tại công ty cổ phần cà phê petec đến năm 2020 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)