Vai trò của hòa giải viên là gì?

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC CUỘC ĐIỀU TRẦN ĐÚNG THỦ TỤC VỀ GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT ĐƯỢC CUNG CẤP BỞI VĂN PHÒNG ĐIỀU TRẦN HÀNH CHÁNH (Trang 29 - 32)

Vai trò của hòa giải viên không phải hành động như một thẩm phán và tìm hiểu các sự kiện và/hoặc các kết luận pháp lý về các vấn đề. Hòa giải viên làm những điều sau:

• Giúp đỡ như một nhóm trung lập, không có thành kiến, khách quan và vô tư, và là người không có lợi lộc gì trong kết quả của nội vụ.

• Tạo sự thuận tiện trong việc truyền đạt cởi mở giữa quý vị và các bên khác.

• Tạo ra một môi trường an toàn, thoải mái thuận tiện cho sự tương tác qua lại, tích cực giữa các bên.

• Giúp các bên hiểu quan điểm của nhau và giúp họđạt đến một giải pháp thỏa đáng cho các bên về sự tranh tụng.

• Làm sáng tỏ các điểm thỏa thuận và bất đồng giữa các bên để giúp trong việc tìm ra các lựa chọn có thể hiện có để giải quyết cho nội vụ.

Không cảm thấy bị áp lực để dàn xếp tại buổi hòa giải. Tùy quý vị quyết định là sự thỏa thuận có thích hợp cho quý vị và con em quý vị hay không. Nếu quý vị không thể giải quyết được vấn đề theo các điều kiện chấp nhận được đối với tất cả các bên, vấn đề sẽđược chuyển sang phiên điều trần đúng thủ tục hợp pháp.

Ai thường tham dự buổi hòa giải?

Những người tham dự tại buổi hòa giải gồm có hòa giải viên, phụ huynh, một đại diện của khu học chánh là người có thể quyết định thay mặt cho trường, và bất cứ thành viên nào trong nhóm IEP là người có thông tin thích hợp về vấn đề mà các bên sẽ bàn tại cuộc họp.

Các bên có thểđem theo một luật sư hoặc biện hộ viên tới buổi hòa giải, trừ khi yêu cầu đó là chỉ cho "buổi hòa giải đơn độc." Phụ huynh cũng có thểđem theo một biện hộ viên hoặc người bạn hỗ trợ tới buổi hòa giải.

Tôi có thể thu băng buổi hòa giải được không?

Không. Đây là các cuộc bàn bạc kín đáo.

Tôi chuẩn bị cho buổi hòa giải như thế nào?

• Viết xuống một bản phác họa những điều mà quý vị tin là nhu cầu của con em mình, và kể cả các sáng kiến để có các giải pháp có thểđược.

• Sắp xếp các tài liệu của mình. Đem theo các tài liệu nào hỗ trợ cho tư thế của quý vị về nhu cầu giáo dục của con mình, như các bài thử nghiệm hoặc báo cáo đánh giá mà quý vị có thểđã tự mình lấy

được.

• Xét đến việc tham khảo với một luật sư hoặc biện hộ viên trước buổi hòa giải. Nếu luật sư hoặc biện hộ viên sẽđại diện cho quý vị, phải chắc chắn bàn về các vấn đề, và các giải pháp có thể có, với người đó trước buổi hòa giải. Quý vị không bắt buộc phải báo cho khu học chánh biết là mình có định

đem theo một luật sư hay biện hộ viên tới buổi hòa giải hay không.

• Có thể hữu ích trong việc nhận ra các đoạn của luật pháp hoặc các điều lệ mà quý vị cảm thấy là khu học chánh có thể không làm theo.

• Đến bàn luận mà đã chuẩn bị trước, và cởi mởđối với, các giải pháp khác nhau có thể có.

• Cố gắng dựđoán các câu hỏi mà khu học chánh hoặc hòa giải viên có thể có hoặc các trả lời mà họ có thể có cho tư thế hoặc các đề nghị của quý vị, và sẵn sàng trả lời các câu hỏi hoặc tranh luận về tư thế

của khu học chánh bằng các thí dụ cụ thể.

• Hòa giải có thể là một kinh nghiệm xúc cảm cho tất cả các bên và cố gắng tập trung vào các giải pháp sau này hơn là các vấn đề trong quá khứ.

• Lắng nghe thực sự các giải pháp được đưa ra và các lý do tại sao.

Các lợi ích của buổi hòa giải là gì?

Sự thỏa thuận hỗ tương thường dẫn đến sự hài lòng nhiều hơn cho tất cả các bên. Hòa giải có thể ít tốn kém hơn là đi đến điều trần và có thể dẫn đến các giải quyết nhanh chóng hơn là các thủ tục pháp lý theo truyền thống. Các giải pháp không được ra lệnh bởi một thẩm phán trong một cuộc điều trần có thể có sẵn qua buổi hòa giải. Quan trọng hơn hết là, các bên kiểm soát được kết quả nếu họđạt đến sự thỏa thuận.

Điều gì diễn ra trong buổi hòa giải?

Hòa giải viên sẽ giới thiệu mọi người và cho mọi người ngồi vào bàn. Người này sẽ giải thích mục đích của buổi hòa giải, vai trò của hòa giải viên, và buổi hòa giải sẽđược tiến hành như thế nào. Hòa giải viên sẽ yêu cầu tất cả các bên hiện diện ký vào một mẫu đơn của OAH để cho thấy ai đã tham dự.

Hòa giải viên sẽ mời bên nộp đơn yêu cầu cho một cái nhìn tổng quát về các vấn đề trong trường hợp này, các vấn đề nào đã được giải quyết, nếu có, và các vấn đề nào vẫn còn đang tranh tụng, và bên nộp đơn muốn nhìn thấy được giải quyết như thế nào. Sau đó bên kia sẽđược cho có cơ hội đểđáp ứng. Sau đó, hòa giải viên sẽ giúp các bên trong việc bàn bạc từng vấn đề và sáng kiến trong việc giải quyết sự tranh tụng.

Bên nào cũng có thể yêu cầu được nói chuyện với hòa giải viên một mình. Điều này được gọi là cuộc họp kín. Nếu phụ huynh yêu cầu họp kín với hòa giải viên, nhân viên khu học chánh sẽ thường đi vào một

phòng khác để phụ huynh có thể bàn riêng với hòa giải viên. Nếu hòa giải viên họp kín với một bên, hòa giải viên rất có thể cũng sẽ họp kín với phía bên kia. Đôi lúc các bên có thể yêu cầu được nói chuyện riêng tư mà không có sự hiện diện của phía bên kia và hòa giải viên. Mỗi buổi hòa giải đều khác nhau. Trong suốt buổi họp, các bên có thể họp kín một mình hoặc với hòa giải viên nhiều lần. Các đề nghị dàn xếp có thểđược bàn bạc trong các kỳ họp kín và các bên có thể yêu cầu hòa giải viên chuyển các đề nghị

và phản đề nghị cho phía bên kia, tương tự như cách quý vị có thể thương lượng mua nhà với một nhân viên địa ốc.

Các buổi hòa giải có thể kéo dài cả ngày ngoại trừ các buổi hòa giải có liên quan tới Los Angeles Unified School District. Các buổi hòa giải đó được quy định nửa ngày. Nếu cần thiết, và theo sự yêu cầu của cả đôi bên, hòa giải viên sẽ tiếp tục buổi hòa giải vào một ngày khác nếu làm điều này sẽ có ích lợi.

Điều gì xảy ra nếu chúng tôi dàn xếp xong sự bất đồng tại buổi hòa giải?

Các bên có thể giải quyết một số hoặc tất cả mọi vấn đề tại buổi hòa giải, và quý vị sẽ xác nhận điều này bằng cách ghi vào một văn bản tại chỗ. Điều này được gọi là một thỏa thuận dàn xếp trên văn bản hoặc một thỏa thuận dàn xếp đã hòa giải.

Các bên và đại diện của họ sẽ duyệt qua ngôn ngữ dàn xếp và đưa ra các đề nghị và thay đổi nếu cần. Sau khi các bên và đại diện của họ tất cảđều đã thỏa thuận về các điều kiện và ngôn ngữ của sự thỏa thuận dàn xếp, tất cả quý vị sẽ ký vào văn bản này. Trừ khi phải cần đến sự chấp thuận của ủy ban nhà trường, nội vụ sẽđược đúc kết. Hòa giải viên sẽđem theo mình các mẫu đơn OAH mà các bên có thể ký vào để đúc kết hồ sơ. Trừ khi phải cần đến sự chấp thuận của ủy ban nhà trường, phiên điều trần sẽđược hoãn lại, mà không bãi bỏ. Một khi lấy được sự chấp thuận của ủy ban nhà trường, bên nộp đơn yêu cầu lên OAH cần phải đưa một lá thư cho OAH cho biết là vấn đềđã được giải quyết tại buổi hòa giải để OAH có thểđúc kết hồ sơ và hủy bỏ tất cả các ngày đã được quy định để có phiên điều trần. Nếu ủy ban nhà trường không chấp thuận sự thỏa thuận, các bên sẽ thông báo cho OAH biết, và vấn đề sẽđưa thẳng sang một buổi hòa giải khác và sau đó là phiên điều trần đúng thủ tục hợp pháp nếu vấn đề chưa dàn xếp xong.

Điều gì xảy ra nếu không đạt đến sự thỏa thuận tại buổi hòa giải?

Nếu vấn đềđược nộp lên là chỉ có "hòa giải đơn độc," nội vụ sẽđược OAH bãi bỏ vào lúc đúc kết buổi hòa giải. Nhưng nên nhớ là, quý vị vẫn có thể tái nộp đơn xin có một phiên điều trần nếu các vấn đề chưa

được giải quyết xong qua việc nộp đơn yêu cầu có buổi hòa giải và phiên điều trần đúng thủ tục hợp pháp (Mẫu 2).

Nếu yêu cầu xin có một phiên điều trần đúng thủ tục hợp pháp có trong đó, vấn đề sẽđược đưa thẳng qua cuộc hội nghị trước khi điều trần (xem Phần 7) và một phiên điều trần đúng thủ tục hợp pháp (xem Phần 10). Vào lúc đúc kết buổi hòa giải, hòa giải viên sẽ xác nhận ngày của các phiên điều trần.

Nếu chúng tôi không giải quyết được trường hợp này tại buổi hòa giải, nhưng muốn có một buổi hòa giải khác để thử lại một lần nữa thì sao?

Buổi hòa giải có sẵn vào bất cứ lúc nào trong khi có phiên điều trần đúng thủ tục hợp pháp miễn là cả hai bên đều đồng ý tham gia. Nếu các bên tin rằng sẽ hữu ích nếu có thêm một buổi hòa giải nữa, họ phải

đồng ý về một ngày cho buổi này và đệ trình yêu cầu lên cho OAH. OAH sẽ thường quy định buổi hòa giải vào ngày mà các bên chọn lựa.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC CUỘC ĐIỀU TRẦN ĐÚNG THỦ TỤC VỀ GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT ĐƯỢC CUNG CẤP BỞI VĂN PHÒNG ĐIỀU TRẦN HÀNH CHÁNH (Trang 29 - 32)