10. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng bài tậpphân hoá
Việc xây dựng câu hỏi và bài tập phân hoá, trước hết phải tuân thủ theo các nguyên tắc chung sau:
+ Quán triệt mục tiêu dạy học: Khi thiết kế các hoạt động học tập cho HS, GV cần cụ thể hoá bằng các bài tập hướng vào mục tiêu bài học. Tiến trình tổ chức cho HS từng bước giải quyết được các bài tập đó cũng đồng thời là quá trình thực hiện các mục tiêu dạy học đã đề ra.
+Đảm bảo tính khoa học, chính xác của nội dung: Bài tập dùng để mã hoá nội dung dạy học. Tuy nhiên, bài tập cần đảm bảo tính khoa học, chính xác.
+Phát huy tính tích cực của HS: Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức. Bài tập phải được xây dựng sao cho có thể tạo ra động lực tìm tòi cái mới, tức là tạo ra mâu thuẫn chủ quan giữa cái biết và chưa biết ở HS nhằm phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo của HS.
+Đảm bảo tính hệ thống: Nội dung kiến thức trong từng phần, từng chương, từng bài đều được trình bày theo một lôgic hệ thống. Vì vậy bài tập với tư cách là công cụ hoạt động của HS khi xây dựng phải quán triệt tính hệ thống. Cụ thể, bài tập phải được sắp
36
xếp theo một lôgic hệ thống cho từng nội dung SGK: Cho một bài, cho một chương, một phần và cả chương trình môn học.
Khi xây dựng bài tập cần chú ý đến mối quan hệ có tính hệ thống giữa cái đã biết và cái chưa biết. Khi nhiều bài tập được sử dụng để tổ chức dạy học chúng phải được tổ hợp lại theo một hệ thống mà ở đó trật tự bài tập có ý nghĩa quan trọng. Bài tập ra trước nhiều khi có tác dụng làm tiền đề cho xây dựng và trả lời câu hỏi tiếp theo liền kề hoặc không liền kề. Một số trường hợp lời giải đáp cho bài tập trước có tác dụng làm nảy sinh bài tập tiếp theo.
+ Đảm bảo tính thực tiễn: Việc thiết kế bài tập cũng phải cố gắng gắn liền với thực tiễn cuộc sống.
Ví dụ: Khi dạy học bài “Sơ lược về hợp chất có oxi của clo” (Hoá học 10), nên xây dựng bài tập gắn liền với thực tiễn như: Sau mỗi đợt lũ qua, các nhân viên y tế dự phòng thường rắc vôi bột (clorua vôi) lên các chuồng trại chăn nuôi, cống rãnh, hố rác…?
Hướng dẫn trả lời: Sau mỗi đợt lũ, xác động thực vật bị phân hủy rất nhiều, gây ra mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên các dịch bệnh truyền nhiễm. Để hạn chế điều này, người ta tiến hành rắc vôi bột lên các chuồng trại chăn nuôi, hố rác, cống rãnh… để tẩy uế, sát trùng. Sở dĩ vôi bột được sử dụng bởi hai nguyên nhân chính:
- Thứ nhất: vôi bột có công thức là CaOCl2, đây là muối của kim loại canxi với hai loại gốc axit là clorua và hipoclorit. Trong không khí, clorua vôi tác dụng dần dần với khí CO2 và hơi nước giải phóng axit hipoclorơ HClO
2CaOCl2 + CO2 + H2O CaCO3 + CaCl2 + 2HClO
Axit hipoclorơ có tính oxi hóa mạnh nên có tác dụng sát trùng, tẩy uế.
- Thứ hai: so với một số chất tẩy khác như nước Javel thì clorua vôi rẻ tiền hơn, có hàm lượng hipoclorit cao hơn, dễ bảo quản và dễ chuyên chở hơn.
+ Phù hợp với trình độ, đối tượng HS: Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng để xây dựng bài tập phân hoá trong dạy học Hoá học.
Bài tập nếu không phù hợp với trình độ và đối tượng HS sẽ dễ gây hiện tượng nhàm chán. Bài tập nếu không phân hoá sẽ không phù hợp với từng đối tượng HS. Bài
37
tập càng phân hoá mịn càng phù hợp với việc sử dụng cho các đối tượng khác nhau, và hiệu quả dạy học càng cao.
Tóm lại, việc xây dựng bài tập phân hoá phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản trên. Tuy nhiên, không phải bài tập nào cũng phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc đó. Tuỳ vào từng nội dung kiến thức, tuỳ vào mục đích của từng bài học mà vận dụng các nguyên tắc một cách linh hoạt.