Sử dụng bài tậpphân hóa khi ra bài tập về nhà

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học lớp 10 trung học phổ thông luận văn ths giáo dục học (Trang 77 - 79)

10. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Sử dụng bài tậpphân hóa khi ra bài tập về nhà

Sau mỗi bài mới đều có bài tập củng cố kiến thức nằm ở cuối bài trong SGK, các bài tập trong SGK đã có tính phân hóa về mức độ nhận thức của HS tuy vậy số lượng vẫn chưa được nhiều. Để HS có điều kiện củng cố và nâng cao kiến thức của bản thân GV có thể ra thêm bài tập cho HS về nhà tự làm. Bài tập ra về nhà cho HS đảm bảo về mức độ vừa sức với các em HS, có thể tạo được hứng thú học tập của các em khi giải bài tập. Muốn thực hiện được điều đó bài tập cần đảm bảo về tính chất phân hóa sau:

69

Để củng cố một kiến thức, một kĩ năng, phương pháp nào đó, HS có trình độ khác nhau có thể nhận được số lượng bài tập khác nhau từ GV. Cùng một nội dung kiến thức cơ bản nhưng số lượng bài ra cho HS yếu có thể nhiều hơn, có độ lặp cao hơn, độ phân bậc mịn hơn HS khá giỏi.

Ví dụ: sau khi học xong bài Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua, ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, GV có thể cho thêm các bài tập về nhà.

- Phân hóa về nội dung:

Mức độ khó của các bài tập phải phù hợp với trình độ chung của HS trong nhóm, cùng một nội dung kiến thức cơ bản nhưng các dạng bài tập ra cho mỗi nhóm HS có độ khó khác nhau.

Ví dụ (Cho phân hóa về số lượng và nội dung): Sau khi học xong bài Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua, ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, GV có thể cho thêm các bài tập về nhà.

Với học sinh yếu kém, số lượng bài tập nhiều hơn, độ lặp cao hơn, mức độ khó thấp nhất. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

1. HCl + NaOH 2. HCl + Ba(OH)2 3. HCl + Al(OH)3 4. HCl + Na2O 5. HCl + FeO 6. HCl + Fe2O3

7. HCl + Na2CO3 8. HCl + AgNO3 9. HCl + BaSO3 10. HCl + Mg 11. HCl + Fe 12. HCl + Al

Với học sinh trung bình, số lượng bài tập ít hơn, khó hơn. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

1. HCl + Fe(OH)2 2. HCl + Fe(OH)3 3. HCl + Fe3O4 4. HCl + KMnO4

Với học sinh khá giỏi, số lượng bài tập ít nhất song mức độ khó nhất, đòi hỏi có sự liên hệ nhiều đến kiến thức đã học trước đó.

Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

1. HCl + FexOy 2. HCl + KClO3 3*. HCl + KNO3 + Cu

70

Mức độ độc lập tư duy thể hiện ở khả năng giải toán. Em có khả năng độc lập hoàn toàn khi tự giải bài toán mà không cần sự hướng dẫn, mức độ độc lập thấp hơn khi cần sự gợi ý của GV. Khi ra bài tập tùy vào mức độ tư duy của HS bài tập đảm bảo độ khó, độ khái quát về kiến thức. Với HS tư duy thấp GV có thể chia nhỏ vấn đề thành những bài tập nhỏ còn với HS có tư duy tốt thì có thể ra trong một bài tập

Ví dụ: Cho 19,2g Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được khí X. Lượng khí X này đem hấp thụ hết vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 thu được 21,7g kết tủa. Tính nồng độ của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.

Nếu HS có tư duy tốt các em có thể làm được bài tập này mà không cần sự gợi ý. Tuy nhiên, đối với HS có tư duy chưa tốt GV có thể chia nhỏ bài toán thành các câu hỏi nhỏ, cũng là một hình thức trợ giúp. Cụ thể:

1. Cho 19,2g Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được khí X. Tính thể tích của X (đktc)?

2. Lượng khí X này đem hấp thụ hết vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 thu được 21,7g kết tủa. Tính nồng độ của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng?

Sau khi HS giải xong hai bài tập nhỏ GV có thể yêu cầu HS giải lại bài tập gốc.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học lớp 10 trung học phổ thông luận văn ths giáo dục học (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)