Sử dụng các nhóm học tập linh hoạt và hợp tác

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học lớp 10 trung học phổ thông luận văn ths giáo dục học (Trang 29)

10. Cấu trúc của luận văn

1.3.5.4.Sử dụng các nhóm học tập linh hoạt và hợp tác

Chỉ định các hoạt động dành cho HS để làm việc cá nhân, theo cặp và các loại hoạt động khác làm việc theo nhóm. Tạo ra một loạt các cặp và các nhóm tham gia phù hợp với mức độ, khả năng, phong cách học tập, sự quan tâm và sở thích của HS.

Sử dụng các nhóm khác nhau cho các hoạt động khác nhau, đôi khi là có lợi cho HS khi các em tham gia vào nhóm hỗn hợp về cả trình độ và phong cách học tập, trong khi đó vào thời điểm khác nhóm đồng nhất sẽ có lợi hơn...

Dự kiến trước các thành viên của mỗi nhóm và một kế hoạch cho HS di chuyển về nhóm trước để tận dụng tối đa thời gian thực hiện các nhiệm vụ học tập trong lớp học.

1.3.5.5. Tiến hành đánh giá thư ng xuyên

Đánh giá việc học tập của HS thường xuyên và liên tục. Mục tiêu của dạy học phân hoá là đáp ứng nhu cầu học tập của mỗi HS. Vì vậy, đánh giá trong suốt quá trình học tập cho phép GV điều chỉnh hướng dẫn và thay đổi các bài tập khi cần thiết.

Đánh giá chính thức và không chính thức. Tiến hành đánh giá không chính thức có thể bao gồm việc quan sát HS khi các em làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, cung cấp các đánh giá bằng văn bản được thiết kế để chứng minh sự thành thạo, xem xét các kế hoạch hoặc dự án đang tiến hành hoặc sau khi hoàn thành và yêu cầu HS dạy hoặc hướng dẫn các kỹ năng cho các bạn khác.

Phân hoá đánh giá tổng kết. Cách duy nhất để thực sự đánh giá sự thành thạo của các kỹ năng là đưa ra một đánh giá tổng kết phù hợp với phong cách học, sự quan tâm, sở

21 thích và năng lực của HS.

1.3.6. Nhiệm vụ của GV và HS trong dạy học phân hóa

Có thể nói dạy học phân hóa là phương pháp dạy học tổng hợp, có thể kết hợp được với nhiều phương pháp dạy học khác như dạy học dự án, dạy học theo nhóm nhỏ...Chính vì vậy mà trong quá trình thực hiện GV cần đặt ra nhiệm vụ rõ ràng cho HS và chính bản thân GV.

Nhiệm vụ của thầy giáo:

- Thường xuyên tiếp xúc với HS để nắm bắt tình hình của từng HS một, kiểm tra đánh giá năng lực của các em để thấy được mức độ tiến bộ

- Lập kế hoạch giảng dạy phù hợp

- Xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với từng đối tượng HS

Nhiệm vụ của HS:

- Thực hiện tốt nhiệm vụ mà thầy giáo giao cho, hợp tác với thầy giáo để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Phải biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, HS học giỏi có nhiệm vụ giúp đỡ HS yếu kém, HS yếu kém phải có tinh thần học hỏi bạn bè, không tự ti, tách rời khỏi nhóm học tập.

- HS trưởng nhóm phải giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm có ý kiến đóng góp, phản hồi tới GV có thể cùng với GV xây dựng kế hoạch học tập.

1.4. Bài tập hóa học [8][26]

1.4.1.Khái niệm

Đối với bất cứ một môn học nào sau khi được nghiên cứu vấn đề lý thuyết thì người học luôn được giao các bài tập. Vậy bài tập là gì? Bài tập là hệ thống câu hỏi, yêu cầu có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề lý thuyết tương ứng mà người học phải thực hiện được sau khi nghiên cứu lý thuyết.

Như vậy, bài tập hóa học là hệ thống câu hỏi, yêu cầu về các vấn đề hóa học. Hệ thống các câu hỏi và yêu cầu này có thể đề cập trực tiếp đến vấn đề lý thuyết, ví dụ: Hãy nêu tính chất hóa học cơ bản của oxi đơn chất?, nhưng cũng có thể là câu hỏi, yêu cầu áp

22

dụng lý thuyết vào trường hợp cụ thể, ví dụ: Vì sao coi SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường?

Trong chương trình hóa học phổ thông, các bài tập hóa học thường được trình bày sau mỗi bài học. HS có nhiệm vụ phải hoàn thành các bài tập này sau khi được học xong phần lý thuyết. Đa số các bài tập hóa học trong chương trình phổ thông đề cập trực tiếp đến vấn đề lý thuyết vừa nghiên cứu hoặc áp dụng lý thuyết vào một số dạng bài tập nhất định như bài toán nhận biết, viết phương trình phản ứng, bài tập tính toán có liên quan đến các phản ứng hóa học vừa được nghiên cứu... Các bài tập có áp dụng các trường hợp thực tế trong cuộc sống chiếm một số lượng nhỏ (mặc dù được tăng lên đáng kể sau mỗi lần cải cách sách giáo khoa).

1.4.2.Ý nghĩa của BTHH trong dạy học

Việc dạy học không thể thiếu bài tập. Sử dụng bài tập để luyện tập là một biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Bài tập hóa học có những ý nghĩa, tác dụng to lớn về nhiểu mặt.

Về mặt tr dục

- Bài tập hóa học giúp củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức. HS chỉ có thể vận dụng kiến thức vào việc giải các bài tập khi đã nắm vững kiến thức.

- Việc làm các bài tập hóa học giúp cho HS ôn tập lại các kiến thức đã học, đồng thời tự hệ thống hóa các đơn vị kiến thức.

- Bài tập hóa học giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng hóa học như cân bằng phương trình phản ứng, tính toán theo công thức hóa học và phương trình hóa học... Các bài tập thực hành giúp rèn các kỹ năng thực hành như thao tác thí nghiệm, viết báo cáo thí nghiệm... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bài tập hóa học giúp rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy.

Về mặt phát triển

Bài tập hóa học giúp phát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thông minh và sáng tạo.

23

Về mặt giáo dục

Bài tập hóa học giúp rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học Hóa học.

1.4.3.Sự phân loại bài tập hoá học [26]

Có nhiều cách phân loại bài tập khác nhau dựa trên cơ sở khác nhau. Cụ thể:  Phân loại dựa vào tính chất hay nội dung toán học của bài tập

o Bài tập định tính (không có tính toán)

o Bài tập định lượng (có tính toán)

Phân loại dựa vào tính chất hoạt động của HS khi giải bài tập

o Bài tập lý thuyết (không có tiến hành thí nghiệm)

o Bài tập thực nghiệm (có tiến hành thí nghiệm)

Phân loại dựa vào khối lượng kiến thức, mức độ đơn giản hay phức tạp của bài tập

o Bài tập cơ bản

o Bài tập tổng hợp

Phân loại dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra

o Bài tập trắc nghiệm tự luận (bài tập tự luận)

o Bài tập trắc nghiệm khách quan (bài tập trắc nghiệm)

Phân loại dựa vào nội dung hoá học của bài tập: cách phân loại này hay dùng khi dạy học và củng cố bài mới, gồm:

o Bài tập hoá đại cương

o Bài tập hoá vô cơ

o Bài tập hoá hữu cơ

Phân loại dựa vào nội dung của bài tập hay dạng bài tập, gồm:

o Bài tập cân bằng phương trình phản ứng

o Bài tập viết chuỗi phản ứng

24 o Bài tập nhận biết các chất o Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp o Bài tập tinh chế chất o Bài tập xác định thành phần hỗn hợp o Bài tập xác định nguyên tố

o Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất

o Bài tập có sử dụng hình vẽ, …

Phân loại dựa vào chức năng bài tập hay mức độ nhận thức và tư duy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Bài tập ở trình độ biết (tái hiện kiến thức như nêu định nghĩa, phát biểu định luật, …)

o Bài tập ở trình độ hiểu

o Bài tập ở trình độ vận dụng

o Bài tập ở trình độ vận dụng sáng tạo  Phân loại dựa vào phương pháp giải bài tập

o Bài tập dùng các giá trị trung bình

o Bài tập tính theo công thức và phương trình hoá học

o Bài tập biện luận

o Bài tập giải bằng phương pháp bảo toàn electron

o Bài tập giải bằng phương pháp đường chéo, …

Phân loại dựa vào mục đích sử dụng hay các bước dạy học

o Bài tập dùng để kiểm tra đầu giờ

o Bài tập dùng để mở bài, tạo tình huống dạy học

o Bài tập dùng để vận dụng khi giảng bài mới

o Bài tập dùng để củng cố kiến thức

o Bài tập dùng để ôn tập, tổng kết

o Bài tập cho HS luyện tập ở nhà

25

o Bài tập dùng để phụ đạo HS yếu, kém, …

Phân loại dựa vào đặc điểm của hoạt động nhận thức

o Bài tập tái hiện: yêu cầu HS nhớ lại kiến thức, kỹ năng đã học.

o Bài tập sáng tạo: yêu cầu HS vận dụng phối hợp những kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới. Ở mức độ cao hơn, bài tập sáng tạo đòi hỏi HS giải quyết vấn đề theo một hướng mới, một kỹ thuật mới, một phương pháp mới.

Trong thực tế dạy học, hai cách phân loại bài tập có ý nghĩa hơn cả là phân loại theo nội dung và theo nhiệm vụ, yêu cầu hay dạng bài của bài tập.

Theo “Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 Trung học phổ thông” do tác giả Nguyễn Xuân Trường chủ biên cùng các cộng sự có đề xuất thêm là để thuận tiện trong dạy học thì khi dạy học bài mới ta có thể phân loại BTHH theo nội dung để phục vụ việc dạy học và củng cố bài. Tên mỗi loại bài có thể là tên các chương. Ví dụ: Bài tập về cấu tạo nguyên tử, bài tập về halogen, … Còn khi ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và kiểm tra – đánh giá do mang tính chất tổng hợp, có sự phối hợp giữa các chương nên ta phân loại dựa trên các cơ sở như tính chất hoạt động của HS khi giải bài tập, chức năng, tính chất của bài tập, …

1.5. Bài tập phân hóa

1.5.1. Khái niệm bài tập phân hoá

Như đã nói ở trên, dạy học phân hóa là phương pháp giảng dạy tiếp cận đối tượng và có tính vừa sức. Nhiệm vụ mà GV đặt ra là phù hợp và có tính khả thi đối với các đối tượng HS. Bài tập là một phần không thể thiếu được trong quá trình học tập các môn học nói chung và đối với môn hóa nói riêng. Bài tập giống như thước đo mức độ phát triển tư duy của HS trong quá trình nhận thức. Với môn hóa học, bài tập hóa học không chỉ là thước đo mức độ phát triển tư duy mà còn rèn luyện kĩ năng, kĩ xão, rèn tư duy, rèn trí thông minh. Để phát huy ưu điểm của bài tập người thầy giáo phải biết lựa chọn hệ thống bài tập mang tính vừa sức với khả năng của HS để phát huy tối đa năng lực giải quyết vấn

26

đề của các em. Vậy bài tập phân hóa là loại bài tập mang t nh khả thi với mọi đối tượng HS đồng th i phát huy được hết khả năng hiện có của HS trong khi các em giải bài tập.

Ví dụ: Khi ra bài tập về khả năng tác dụng của Clo với kim loại, tùy vào năng lực của mỗi HS mà GV có thể ra các dạng bài tập như sau:

Đối với HS yếu: bài tập ra ở dạng áp dụng, chất và số liệu rõ ràng. Ví dụ: Cho 5,4g nhôm tác dụng hết với Clo. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng muối thu được? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với HS trung bình: mức độ yêu cầu của bài tập là biết và vận dụng. Ví dụ: Cho 5,4g một kim loại tác dụng hết với Clo thu được 26,7g muối. Biết rằng trong công thức muối kim loại có hóa trị 3, hãy xác định kim loại?

Đối với HS khá, giỏi: bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng sáng tạo. Ví dụ: Cho 5,4g một kim loại hóa trị n tác dụng hết với Clo được 26,7g muối clorua. Xác định kim loại?

1.5.2. Sự phân loại bài tập phân hoá

Sự phân loại bài tập phân hóa cũng dựa trên cơ sở sự phân loại bài tập hóa học nói chung tuy nhiên theo quan điểm dạy học phân hóa có thể chú ý thêm một số cách phân loại như:

- Dựa theo mức độ nhận thức - Dựa vào trình độ học lực của HS - Dựa vào phong cách học tập của HS

1.5.3. Cơ sở sắp xếp bài tập phân hoá

 Bài tập hoá học đáp ứng phong cách học của HS  Bài tập hoá học theo mức độ tư duy của thang Bloom

 Bài tập hoá học theo yêu cầu HS làm việc độc lập và bài tập có sự trợ giúp HS ở các mức độ khác nhau.

27

1.6. Thực trạng dạy học môn Hóa học và sử dụng bài tập phân hoá ở các trường THPT

1.6.1. Mục đích điều tra.

- Tìm hiểu việc dạy học môn Hoá học ở trường trung học phổ thông thuộc địa bàn thành phố Hải Phòng để nắm được những phương pháp giảng dạy chính trong nhà trường hiện nay.

- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng việc học tập môn Hóa học lớp 10 các trường trung học phổ thông thuộc địa bàn thành phố Hải Phòng, coi đó là căn cứ để xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển của đề tài.

- Thông qua quá trình điều tra đi sâu phân tích các dạng bài tập mà hiện tại GV thường ra cho đối tượng lớp 10 có vừa sức với các em không, có làm cho các em hứng thú với bộ môn hoá học không.

- Nắm được mức độ ghi nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức của HS, xem đây là một cơ sở định hướng nghiên cứu để đưa ra hệ thống bài tập phân hoá.

1.6.2. Nội dung – Phương pháp – Đối tượng – Địa bàn điều tra.

* Nội dung điều tra :

- Điều tra tổng quát về tình hình dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông hiện nay.

- Điều tra tổng quát tình hình sử dụng bài tập của HS trong quá trình học tập. - Lấy ý kiến của các GV, chuyên viên về các phương án sử dụng bài tập phân hoá phù hợp với trình độ của HS trong quá trình giảng dạy.

* Phương pháp điều tra :

- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Hoá học lớp 10, dự giờ trực tiếp các tiết học hóa học ở trường trung học phổ thông.

- Gửi và thu phiếu điều tra (trắc nghiệm góp ý kiến).

- Gặp gỡ trao đổi, tọa đàm và phỏng vấn HS, GV, chuyên viên, cán bộ quản lý.

* Đối tượng điều tra :

- Các GV trực tiếp giảng dạy bộ môn hóa học ở các trường phổ thông. - Các GV có trình độ đại học, thạc sĩ.

28 - Cán bộ quản lý ở trường phổ thông.

- Các HS lớp 10 ở trường trung học phổ thông.

* Địa bàn điều tra :

Tôi đã tiến hành điều tra ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

- Đặc điểm về chương trình đào tạo : Chương trình SGK phổ thông. - Đặc điểm về chất lượng : Lớp học theo chương trình cơ bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.6.3. Kết quả điều tra.

Để đánh giá được thực trạng dạy Hoá học và việc sử dụng bài tập phân hoá ở trường phổ thông, nhằm xây dựng, tuyển chọn hệ thống bài tập phân hoá phù hợp nhất. Tôi đã tiến hành khảo sát vào tháng 12 năm 2011:

* Với GV, tôi đã xin ý kiến của 16 GV dạy hóa trong 4 trường THPT ở thành phố Hải Phòng là: THPT Hàng Hải, THPT Anhxtanh, THPT Hải An, THPT Lê Hồng Phong, THPT Lê Quý Đôn về việc sử dụng các phương pháp dạy học và cách đánh giá mức độ, khả năng nhận thức và khả năng học tập của HS (phiếu xin ý kiến trong phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

STT Phương pháp - phương tiện Rất Thường xuyên Thường xuyên Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Không bao giờ 1 Vấn đáp tìm tòi 4 (25,0%) 6 (37,5%)

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học lớp 10 trung học phổ thông luận văn ths giáo dục học (Trang 29)