10. Cấu trúc của luận văn
2.3.4. Sử dụng bài tậpphân hóa khi phụ đạo HS yếu kém
78
Hiện nay ở các trường trung học phổ thông ngoài những giờ học chính khóa còn tổ chức các lớp học phụ đạo cho HS yếu kém. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa, nó giúp các HS yếu kém có cơ hội bổ sung thêm phần kiến thức còn bị khiếm khuyết và tiếp tục phát triển lên. Hoạt động phụ đạo HS yếu kém là sự biểu hiện của dạy học phân hóa. Trong quá trình dạy học phụ đạo GV sẽ giảng dạy các HS có cùng năng lực nhận thức, đây là một điều kiện thuận lợi để GV có thể áp dụng phương pháp dạy học phân hóa vào để giảng dạy. Mặt khác trong trường hợp này GV chỉ tập trung cho một đối tượng HS nên chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn. Để phát huy hiệu quả của các giờ dạy học phụ đạo GV cần thực hiện những yêu cầu sau:
- Nắm được tình hình của HS về: Trình độ hiện có của HS, nguyên nhân làm cho các em tiếp thu kiến thức kém, những lỗ hổng kiến thức.
- Lập kế hoạch phụ đạo cụ thể
- Xây dựng một hệ thống bài tập vừa sức dành cho HS yếu kém - Theo dõi và khuyến khích các em làm bài tập
- Kiểm tra, đánh giá mức độ tiến bộ của các em
Trong quá trình phụ đạo nhiệm vụ chủ yếu của GV là phát hiện và lấp các lỗ hổng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cần thiết như kĩ năng giải bài tập, kĩ năng làm thí nghiệm nhằm mục đích đưa các em đạt trình độ chuẩn. Để đạt được mục đích trên đối với môn hóa học thì yếu tố bài tập đóng vai trò quyết định, tức là GV sử dụng chủ yếu là bài tập trong quá trình giảng dạy. Vì vậy chất lượng của hệ thống bài tập mà GV đưa vào quyết định đến chất lượng của giờ học phụ đạo.
Ví dụ khi phụ đạo về phần Oxi, lưu huỳnh và các hợp chất, hệ thống bài tập mà GV giao cho các em làm như sau:
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có 10 electron p. X là nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau?
A. O B. S C. Se D. Te
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, để thu khí oxi người ta thường dùng phương pháp đẩy nước. Tính chất nào sau đây là cơ sở để áp dụng cách thu khí này đối với khí oxi ?
A. Oxi có nhiệt độ hóa lỏng thấp : –183 o C.
79 B. Oxi ít tan trong nước.
C. Oxi là khí hơi nặng hơn không khí. D. Oxi là chất khí ở nhiệt độ thường.
Câu 3: Chất nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra sự phá huỷ tầng ozon?
A. NO2 B. hơi nước C. CO2 D. CFC
Câu 4: Cho các phản ứng :
(1) C + O2 CO2 (2) 2Cu + O2 2CuO (3) 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O (4) 3Fe + 2O2 Fe3O4
Trong phản ứng nào, oxi đóng vai trò chất oxi hóa
A. Chỉ có phản ứng (1) B. Chỉ có phản ứng (2) C. Chỉ có phản ứng (3) D. Cả 4 phản ứng.
Câu 5: Trong các nhóm chất nào sau đây, nhóm nào chứa các chất đều cháy trong oxi ? A. CH4, CO, NaCl B. H2S, FeS, CaO
C. FeS, H2S, NH3 D. CH4, H2S, Fe2O3
Câu 6: Để phân biệt O2 và O3, người ta thường dùng :
A. dung dịch KI và hồ tinh bột B. dung dịch H2SO4
C. dung dịch CuSO4 D. nước
Câu 7: Một hỗn hợp gồm O2, O3 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối đối với hiđro là 20. Thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp sẽ là :
A. 40% B. 50% C. 60% D. 75%
Lời giải
Xét hỗn hợp có = 20
Ta có: = 20 32x + 48y = 40x + 40y x = y
Ở cùng điều kiện về to và p, tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol nên % = . 100% = 50%
Câu 8 : Phản ứng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là
80 B. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
C. 5nH2O + 6nCO2 quang hîp (C6H10O5)n + 6nO2 D. 2KI + O3 + H2O I2 + 2KOH + O2
Câu 9: Oxi tác dụng được với tất cả các chất trong nhóm chất nào dưới đây ?
A. Na, Mg, Cl2, S B. Na, Al, I2, N2 C. Mg, Ca, N2, S D. Mg, Ca, Au, S
Câu 10: Cho một ít bột lưu huỳnh vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3(đặc), đun nh . Hiện tượng thu được :
A. Lưu huỳnh tan, có khí không màu thoát ra mùi xốc. B. Lưu huỳnh tan, có khí màu nâu, mùi xốc thoát ra. C. Lưu huỳnh không phản ứng.
D. Lưu huỳnh nóng chảy và bay hơi có màu vàng.
Lời giải
S phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng theo phương trình sau:
S + 6HNO3đ 6NO2 + H2SO4 + 2H2O
Câu 11: Khí H2S là khí rất độc, để thu khí H2S thoát ra khi làm thí nghiệm người ta đã dùng
A. dung dịch axit HCl. B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch NaOH. D. nước cất.
Câu 12: Trong số những tính chất sau, tính chất nào không là tính chất của axit sunfuric đặc, nguội ?
A. Háo nước B. Hoà tan được kim loại Al và Fe
C. Tan trong nước, toả nhiệt D. Làm hoá than vải, giấy, đường saccarozơ
Câu 13: Sản phẩm tạo thành của phản ứng giữa Fe3O4 với H2SO4 đặc, nóng là A. Fe2(SO4)3, SO2, H2O B. FeSO4, Fe2(SO4)3, H2O C. FeSO4 + H2O D. Fe2(SO4)3, H2O
Câu 14: H2SO4 đặc có thể làm khô khí nào sau đây ?
81
Câu 15: Hỗn hợp khí gồm O2, Cl2, CO2, SO2. Để thu được O2 tinh khiết người ta xử lí bằng cách cho hỗn hợp khí trên tác dụng với một hoá chất thích hợp, hoá chất đó là
A. nước brom. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HCl. D. nước clo.
Câu 16: Cho các dung dịch bị mất nhãn gồm: Na2S, Na2SO4, Na2SO3, NaCl, Thuốc thử dùng để nhận biết chúng lần lượt là.
A. Dung dịch BaCl2, dung dịch HCl. B. Dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3. D. Dung dịch Pb(NO3)2, dung dịch BaCl2
Lời giải
Chất
Thuốc thử Na2S Na2SO4 Na2SO3 NaCl
Dung dịch BaCl2 không BaSO4 trắng BaSO3 trắng không Dung dịch HCl H2S
mùi trứng thối
không SO2 mùi hắc
không
Câu 17: Một hợp chất sunfua của kim loại R hoá trị (III), trong đó lưu huỳnh chiếm 64% theo khối lượng . Tên của kim loại R là:
A. Fe B. Au C. Bi D. Al
Lời giải
Gọi công thức của hợp chất sunfua là R2S3
Vì S chiếm 64% theo khối lượng nên ta có phương trình 64% = . 100% R = 27 R là Al
Câu 18: S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây ?
A. S + O2 SO2 B. S + 6HNO3 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O C. S + Mg MgS D. S + 6NaOH 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O
Câu 19: Để phân biệt các dung dịch Na2S, dung dịch Na2SO3, dung dịch Na2SO4 bằng 1 thuốc thử duy nhất, thuốc thử nên chọn là
A. Dung dịch HCl B. Dung dịch Ca(OH)2 C. Dung dịch BaCl2 D. Dung dịch Pb(NO3)2
82
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
A. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử. B. H2S là chất oxi hoá, H2O là chất khử. C. H2S là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá. D. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
Câu 21: Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S có màu đen: 4Ag + 2H2S + O2 2Ag2S + 2H2O
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
A. Ag là chất khử, H2S là chất oxi hoá. B. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hoá. C. Ag là chất oxi hoá, H2S là chất khử. D. Ag là chất oxi hoá, O2 là chất khử.
Câu 22: Có 5 dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl2. Khi cho dung dịch Na2S vào các dung dịch muối trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng sinh kết tủa ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Lời giải
Na2S + Pb(NO3)2 PbS + 2NaNO3 Na2S + CuSO4 CuS + Na2SO4 Na2S + FeCl2 FeS + 2NaCl
Câu 23: Tính chất vật lí nào sau đâykhông phù hợp với SO2 ?
A. SO2 là chất khí không màu, có mùi hắc. B. SO2 nặng hơn không khí. C. SO2 tan nhiều trong nước hơn HCl. D. SO2 hoá lỏng ở –10 o
C.
Câu 24: Khi tác dụng với H2S, Mg , SO2 đóng vai trò
A. chất khử. B. chất oxi hoá.
C. oxit axit. D. vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.
Câu 25: Khi cho SO2 sục qua dung dịch X đến dư thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan. X là dung dịch nào trong các dung dịch sau?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch Ba(OH)2 C. Dung dịch Ca(HCO3)2. D. Dung dịch H2S.
Câu 26: Trong các chất : Na2SO3, CaSO3, Na2S, Ba(HSO3)2, FeS, có bao nhiêu chất khi tác dụng với dung dịch HCl tạo khí SO2?
83
Câu 27: Để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm, để SO2 sinh ra không có lẫn khí khác, người ta chọn axit nào sau đây để cho tác dụng với Na2SO3
A. axit sunfuric. B. axit clohiđic. C. axit nitric. D. axit sunfuhiđric.
Câu 28: Cách nào sau đây được dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp ?
A. Đốt cháy lưu huỳnh. B. Cho Na2SO3 + dung dịch H2SO4. C. Đốt cháy H2S. D. Nhiệt phân CaSO3.
Câu 29: Anion X2- có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cation Y3+ có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng là 2p6. Tên của X, Y lần lượt là:
A. Oxi và sắt B. Lưu huỳnh và Oxi C. Oxi và nhôm D. Oxi và cacbon
Câu 30: Cho phản ứng : Mg + H2SO4đặc -> MgSO4 + H2S + H2O Hệ số cân bằng của phản ứng là:
A. 4, 4, 5, 1, 4 B. 5, 4, 4, 4, 1 C. 4, 5, 4, 1, 4 D. 1, 4, 4, 4, 5.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn một lượng khí H2S thu được khí A. Dẫn khí A vào dung dịch nước brom dư thì thu được dung dịch B. Cho một ít dung dịch BaCl2 vào dung dịch B được kết tủa C. Vậy A, B, C lần lượt là:
A. SO2, H2SO4, BaSO4 B. S, H2SO4, BaSO4 C. SO2, HCl, AgCl D. SO3, H2SO4, BaSO4
Câu 32: Cho 2,24 lít SO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. Muối thu được sau phản ứng là :
A. NaHSO3 B. Na2SO4 C. Na2SO3 D. NaHSO3 hoặc Na2SO3
Lời giải
Ta có: 0,1 mol; 0,2 mol
Xét T = = 2 Muối tạo thành là Na2SO3
Câu 33: Sau khi hoà tan 8,45g ôlêum A vào nước được dung dịch B, để trung hoà dung dịch B cần 200ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của A là:
A. H2SO4.10SO3 B. H2SO4. 3SO3 C. H2SO4. 5SO3 D. H2SO4. 2SO3
Lời giải
Gọi công thức của ôleum là H2SO4.nSO3 0,2 mol
84 PTPƯ: H2SO4.nSO3+ nH2O (n+1) H2SO4 0,1 H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O 0,1 0,2 Môleum = = 98 + 80n n = 3 A là H2SO4. 3SO3
Câu 34: Trộn 100ml dung dịch H2SO4 20% (d = 1,14) với 400g dung dịch BaCl2 5,2%. Khối lượng chất kết tủa và các chất trong dung dịch thu được là:
A. 46,6g và BaCl2 dư B. 23,3g và H2SO4 dư C. 46,6g và H2SO4 dư D. 23,3g và BaCl2 dư
Câu 35: Trộn 11,7 gam kali với một lượng dư phi kim ở nhóm VIA. Đun nóng hỗn hợp trong bình kín không có oxi, thu được 16,5 gam muối. Tên phi kim đó là:
A. Lưu huỳnh B. Oxi C. Selen D. Telu
Câu 36: Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,54 gam bột nhôm, 0,24 gam bột magie và bột lưu huỳnh dư. Cho sản phẩm tác dụng với H2SO4 loãng dư. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào dung dịch Pb(NO3)2 0,1M. Thể tích dung dịch Pb(NO3)2 vừa đủ để phản ứng hết với chất khí được dẫn vào là:
A. 400cm3 B. 300cm3 C. 200cm3 D. 100cm3
Câu 37: Cho hỗn hợpgồm 11,2 gam Fe và 8,8 gam FeS tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra sục qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thấy xuất hiện a gam kết tủa màu đen. Kết quả nào sau đây đúng ?
A. a =11,95g B. a = 23,90g C. a = 57,8g D. a = 71,7g
Câu 38: Để chuyển hoàn toàn 4,8 gam lưu huỳnh thành lưu huỳnh oxit(SO2) thì thể tích không khí (đktc) cần dùng là:
A. 15,8 lít B. 16,8 lít C. 17,8 lít D. 18,8 lít
Câu 39: Để oxi hoá hoàn toàn 7,5 gam hỗn hợp gồm Mg và Al, cần vừa đủ 5,6 gam oxi. Phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu lần lượt là:
85
Câu 40: Hoà tan 1,2 gam một kim loại hoá trị II bằng 200ml dung dịch H2SO4 0,2M. Sau phản ứng người ta phải dùng hết 50ml dung dịch NaOH 0,4M để trung hoà hết axit còn dư. Tên kim loại đem dùng là :
A. Ca B. Cu C. Ba D. Mg
Trong các bài tập nêu ở trên có một số bài ở mức độ dành cho HS trung bình và HS khá giỏi. Việc đưa thêm các bài tập này trong quá trình phụ đạo HS yếu kém một mặt giúp các em thêm tự tin vào khả năng của mình mặt khác rút ngắn khoảng cách về học lực giữa các em với các bạn có học lực tốt hơn.