Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học lớp 10 trung học phổ thông luận văn ths giáo dục học (Trang 116)

10. Cấu trúc của luận văn

3.2.5.Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

3.2.5.1. Phân t ch kết uả về mặt định t nh

- Trong các giờ học ở lớp thực nghiệm HS rất sôi nổi, hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập và nắm vững kiến thức hơn, vận dụng vào giải quyết các vấn đề học tập nhanh hơn so với HS ở lớp đối chứng.

- Các GV tham gia dạy thực nghiệm đều khẳng định dạy học phân hóa có sử dụng bài tập phân hóa còn có tác dụng rèn luyện tính tích cực, trí thông minh sáng tạo cho HS, tăng hứng thú học tập và đặc biệt có tác dụng giúp HS phát triển năng lực nhận thức, tư duy.

3.2.5.2 Phân t ch định lượng kết uả thực nghiệm sư phạm

a/ Tỉ lệ HS yếu, kém, trung bình, khá và giỏi

Qua kết quả thực nghiệm sư phạm được trình bày ở bảng 3 cho thấy chất lượng học tập của HS khối TN cao hơn HS khối lớp ĐC, thể hiện:

- Tỉ lệ phần trăm (%) HS yếu kém, trung bình của khối TN luôn thấp hơn của khối ĐC (thể hiện qua biểu đồ hình cột)

- Tỉ lệ phần trăm(%) HS khá giỏi của khối TN luôn cao hơn của khối ĐC (thể hiện qua biểu đồ hình cột).

b/ Đường luỹ tích

Đồ thị đường luỹ tích của khối TN luôn nằm ở phía bên phải và phía dưới đường luỹ tích của khối ĐC (Đồ thị đường luỹ tích bài 13).

Điều này cho thấy chất lượng của lớp TN tốt hơn lớp ĐC.

c/ Giá trị các tham số đặc trưng

- Điểm trung bình cộng của HS khối TN cao hơn của khối ĐC (Bảng 2).

- Dựa vào bảng 3.15 thì các giá trị S và V của lớp TN luôn thấp hơn của lớp ĐC chứng tỏ chất lượng của lớp TN tốt hơn và đều hơn so với lớp ĐC.

- V nằm trong khoảng 10-30% , vì vậy kết quả thu được đáng tin cậy.

- Giá trị p < 0,05 cho ta thấy kiểm tra sau tác động giữa nhóm TN và ĐC là có ý nghĩa

- Mức độ ảnh hưởng đều nằm trong mức độ trung bình.

107

của uá trình dạy học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

d/ Độ tin cậy của số liệu

Để đánh giá độ tin cậy của số liệu trên tôi so sánh các giá trị Xcủa lớp TN và ĐC bằng chuẩn Student. Tính:       TN 2 2 x x y y x y x y x y X Y t f S f S n n n n 2 n n

Trong đó: n là số HS của mỗi lớp thực nghiệm X là điểm trung bình cộng của lớp TN Y là điểm trung bình cộng của lớp ĐC 2

x S và 2

y

S là phương sai của lớp TN và lớp ĐC

nx và ny tổng số HS của TN và lớp ĐC với xác suất tin cậy  và số bậc tự do f = nx + ny - 2. Tra bảng phân phối Student để tìm t,f.

Nếu tTN > t,f thì sự khác nhau giữa hai nhóm là có ý nghĩa.

Còn nếu t TN < t,f thì sự khác nhau giữa hai nhóm là không có ý nghĩa (hay là do nguyên nhân ngẫu nhiên).

Phép thử Student cho phép kết luận sự khác nhau về kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa hay không.

Ví dụ 1: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra số 1 của lớp 10A2 và lớp 10D02 của trường THPT Hàng Hải, ta có: 2,55 47 . 49 47 49 . 2 47 49 64 , 3 . 47 65 , 2 . 48 43 , 6 35 , 7        TN t

Lấy = 0,05 tra bảng phân phối student với f = 49 + 47 − 2 = 94 ta có t,f = 1,67.

108

Vậy sự khác nhau giữa X và Y là có ý nghĩa (Tức là sử dụng bài tập để phát huy tính tích cực của HS là có hiệu quả hơn trong dạy học)

3.2.5.3. Nhận xét

Qua kết quả thực nghiệm sư phạm trên chúng tôi có một số nhận xét sau: - Chất lượng học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC, cụ thể như sau:

+ Tỉ lệ % HS yếu kém, trung bình của các lớp TN luôn thấp hơn so với lớp ĐC.

+ Tỉ lệ % HS đạt khá, giỏi của các lớp TN cao hơn lớp ĐC, chứng tỏ HS ở lớp TN sau khi học xong bài thì hiểu bài và vận dụng kiến thức để giải bài tập tốt hơn lớp ĐC.

- Trung bình cộng điểm kiểm tra của các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC từng đôi một. Trong khi đó, độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của các lớp TN nhỏ hơn của các lớp ĐC (bảng 3.15). Như vậy, việc sử phương pháp dạy học phân hóa trong dạy học hóa học đã góp phần nâng cao hiệu quả học tập của HS thông qua điểm và xếp loại chất lượng các bài kiểm tra của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC.

Độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của các lớp TN nhỏ hơn các lớp ĐC chứng tỏ ở các lớp TN, các số liệu tập trung quanh giá trị trung bình cộng tốt hơn, chất lượng bộ số liệu tốt hơn. Điều này cho phép nhận xét rằng chất lượng bài kiểm tra của các lớp TN không những cao hơn mà còn đồng đều hơn và bền vững hơn các lớp ĐC

- Đồ thị đường lũy tích của các TN thường nằm bên phải và phía dưới so với các lớp ĐC. Điều này cho thấy chất lượng của lớp TN tốt hơn lớp ĐC.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này chúng tôi đã tình bày quá trình và kết quả thực nghiệm sư phạm. Những kết quả cụ thể:

+ Đã tiến hành thực nghiệm tại hai trường THPT (ngoài công lập) thuộc thành phố Hải Phòng, ở 4 lớp với số HS là 193 HS.

+ Số lớp đã tiến hành thực nghiệm : 4 lớp 10 (2 lớp TN và 2 lớp đối chứng). + Số bài thực nghiệm : 3 bài

+ Số HS tham gia thực nghiệm: 193

- Những kết luận rút ra từ việc đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm đã xác nhận giả thiết khoa học và tính khả thi của đề tài.

109

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Sau khi hoàn thành nghiên cứu luận văn “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập phân hóa phần phi kim hóa học lớp 10 – Trung học phổ thông” chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau về lí luận và thực tiễn như sau:

1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về dạy học và dạy học phân hóa bằng hệ thống bài tập nhằm củng cố nền tảng kiến thức vững chắc và tạo ra hứng thú học tập cho HS.

2. Nghiên cứu nội dung và chương trình sách giáo khoa lớp 10 THPT.

3. Xây dựng và tuyển chọn hệ thống bài tập phân hóa ở phần phi kim lớp 10 THPT. Hệ thống bài tập phân hóa được tuyển chọn và xây dựng bao gồm 158 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan, được chia thành 7 dạng bài và sắp xếp theo mức độ mức độ nhận thức và tư duy của thang Bloom phù hợp với trình độ học lực của học sinh.

4. Đã đề xuất 6 biện pháp sử dụng hệ thống BTPH trong dạy học phân hóa gồm: sử dụng trong dạng bài truyền thụ kiến thức mới, trong dạng bài luyện tập và ôn tập, khi ra BT về nhà, khi phụ đạo HS yếu kém, khi bồi dưỡng HS khá giỏi và trong kiểm tra đánh giá.

5. Thiết kế 3 giáo án theo dạy học phân hóa có sử dụng hệ thống bài tập phân hóa. 6. Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra mức độ hiệu quả của luận văn ở hai trường THPT Hàng Hải và Anhxtanh địa bàn tôi đang giảng dạy ở 4 lớp với tổng số HS là 193 em.

7. Đã xử lý thống kê số liệu thực nghiệm sư phạm cho thấy HS được học theo hướng của đề tài (HS lớp TN) đạt kết quả học tập cao hơn so với HS học không theo hướng của đề tài (lớp ĐC). Từ đó khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài.

8. Qua thực nghiệm chúng tôi đánh giá được chất lượng của hệ thống câu hỏi và BT để từ đó bổ sung những thiếu sót cho luận văn, loại bỏ những bài toán không hay, phức tạp.

110

Qua trao đổi với GV trực tiếp giảng dạy bước đầu rút ra kết luận như sau: Khi tiến hành dạy học phân hóa bằng hệ thống bài tập thì hầu như các em HS đều làm việc khá tốt, đa số HS đều cảm thấy các dạng bài tập mà GV giao cho đều phù hợp vời khả năng của bản thân không quá dễ và không quá khó. Số lượng bài tập mà GV giao cho các em đề hoàn thành tốt và kết quả đạt được cũng khá cao. Với việc giải bài tập HS có cơ hội vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học được vào tình huống cụ thể, đồng thời biết được những lỗ hổng kiến thức để tự mình bổ sung thêm hoặc nhờ GV. Trao đổi với HS các GV nhận thấy rằng các em rất thích được giải các dạng bài tập mà GV giao cho. Qua đó nhận thấy rằng phương pháp dạy học phân hóa bước đầu đã kích thích được hứng thú học tập của HS, dù HS đang ở mức độ nhận thức nào đều cảm thấy kiến thức mình đang tiếp thu phù hợp với khả năng của bản thân.

Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp chúng tôi có thêm tư liệu giảng dạy, nâng cao kiến thức chuyên môn và đặc biệt là phương pháp giảng dạy. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục thiết kế bài học theo phương pháp dạy học phân hóa có sử dụng bài tập.

Trên đây là kết quả của bước đầu nghiên cứu chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chưa chính xác. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để giúp chúng tôi bổ sung vào công trình đã nghiên cứu và hoàn thiện hơn trong các công trình nghiên cứu tiếp theo.

2. KIẾN NGHỊ

Thực hiện tốt phương pháp giảng dạy cần có sự kết hợp nhiều yếu tồ khác nhau. Để áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học phân hóa cho môn hóa ở THPT chúng tôi có những kiến nghị như sau:

1. Trang bị hoàn chỉnh và đầy đủ trang thiết bị trường học nói chung và phòng bộ môn Hóa học, phòng thí nghiệm Hóa học nói riêng ở các trường phổ thông, phân bố 25- 30 HS/lớp, tạo điều kiện thuận lợi để GV đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với sách giáo khoa mới và xu hướng dạy học hiện đại hiện nay. Đồng thời giúp HS có điều kiện học tập tốt, phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động, tạo được hứng thú trong học tập.

111

2. GV dành nhiều thời gian để tiếp cận HS trên nhiều phương diện khác nhau nhằm nắm bắt được khả năng học tập của từng HS, từ đó có kế hoạch giảng dạy phù hợp. Trong quá trình giảng dạy GV cần hướng các em tới những mục tiêu tốt đ p, động viên khuyến khích HS kịp thời, tạo ra động lực học tập, xây dựng mối quan hệ tốt đ p giữa các em HS trong lớp để các em giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập. Đặc biệt với hóa học là bộ môn gần gũi với cuộc sống hàng ngày chính vì vậy mà GV cần tạo ra được một mối liên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn, làm cho HS hiểu được ý nghĩa thực sự của môn học.

3. Hiện nay với sự hỗ trợ của máy tính cộng với sự phát triển của mạng internet cho nên có thể tạo ra được sự liên lạc thường xuyên giữa GV và HS, HS và HS mà không cần gặp nhau trực tiếp. Điều này sẽ giúp các em tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

112

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Duy Ái (2011), Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 10 – tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tũng (2004), Một số vấn đề chọn lọc của hoá học, tập 2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Ngô Ngọc An (2009), 350 bài tập Hóa học chọn lọc và nâng cao lớp 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Lê Thị Thùy Anh (2011), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông, Luận văn Thạc s giáo dục học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình; sách giáo khoa lớp 10 môn hóa học, NXB Giáo dục

7. Bộ giáo dục và đào tạo – Dự án Việt – Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

8. Nguyễn Cương (2007) Phương pháp dạy học hóa học ở trư ng phổ thông và đại học, một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Anh Duy (2011), Những biện pháp bồi dưỡng HS yếu môn Hóa lớp 10 Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

10.Dự án Việt Bỉ (2003-2009), Bộ phiếu đánh giá dạy học tích cực và 3 phương pháp học theo góc, học theo hợp đồng, học theo dự án, Hà Nội.

11.Dự án Việt Bỉ (2007, 2008, 2009), Tài liệu tập huấn thực hành đánh giá k năng áp dụng 3 phương pháp, Tài liệu hội thảo đánh giá kết quả áp dụng dạy học tích cực, Hà Nội.

113

công giáo Leuven, Vương quốc Bỉ (11-18/3/2007), Tài liệu tập huấn dạy và học tích cực cho giảng viên sư phạm, GV trư ng thực hành tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông dân tộc nội trú 14 tỉnh miền núi phía Bắc, Hà Nội.

13.Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN (2010) Tài liệu hướng dẫn tăng cư ng năng lực sư phạm cho cán bộ giảng dạy của các cơ sở đáo tạo giáo viên THPT và TCCN.

14.Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15.Phạm Đình Hiến (Chủ biên), Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Tường Lân (2009),

Các phương pháp cơ bản giải bài tập Hóa học Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16.Lê Văn Hồng (Chủ biên), Phạm Minh Nguyệt, Trần Thị Kim Thoa, Phan Sĩ Thuận(2002),Giải toán hóa học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội .

17.Hoàng Thị Kim Liên (2011), Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng và dạy học theo góc trong môn hóa học ở trư ng THPT – phần phi kim hóa học 10 nâng cao, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

18. Bùi Phương Nga- Đỗ Hương Trà (2011), Đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS vùng khó khăn nhất, Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất.

19.Vương Dương Minh (2005), Phân hóa trong giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Hà Nội.

20.Lê Đức Ngọc (2011), Đo lư ng và đánh giá thành uả học tập, Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng ngoài công lập – Trung tâm kiểm định, đo lường và đánh giá chất lượng giáo dục, Hà Nội.

21.Đặng Thị Oanh – Nguyễn Thị Sửu (2010), Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trư ng phổ thông, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

22.Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thư, Phạm Đình Hiến, Cao Văn Giang, Phạm Tuấn Hùng, Phạm Ngọc Bằng (2007), Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm Hóa học trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

114

23.Nguyễn Ngọc Quang (2004), L luận dạy học hóa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24.Nguyễn Văn Quý (2011), Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10 trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ giáo dục

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học lớp 10 trung học phổ thông luận văn ths giáo dục học (Trang 116)