Phân tích nội dung chương trình Hóa học phần Phi kim Hoá học lớp 10 –THPT

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học lớp 10 trung học phổ thông luận văn ths giáo dục học (Trang 40 - 44)

10. Cấu trúc của luận văn

2.1.Phân tích nội dung chương trình Hóa học phần Phi kim Hoá học lớp 10 –THPT

Phần phi kim Hóa học lớp 10 – THPT được trình bày thành hai chương là chương Halogen và chương Oxi – Lưu huỳnh. Trong các chương được chia thành từng bài cụ thể

2.1.1.Chương “Nhóm Halogen” 2.1.1.1. Cấu trúc chương

Chương 5 – Nhóm Halogen được phân gồm 12 tiết trong đó có 9 tiết học (7 tiết học bài mới và 2 tiết luyện tập), 2 tiết thực hành và 1 tiết kiểm tra cuối chương.

Hình 2.1: Cấu trúc chương 5 “ Nhóm Halogen”

2.1.1.2. Mục tiêu của chương [6]

Sau khi học xong chương, HS phải cơ bản đạt được các mục tiêu như sau:

Về kiến thức

- Học thuộc và nhắc lại được vị trí, tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, cấu tạo của nguyên tử, phân tử các halogen.

Khái quát về nhóm Halogen

Clo

Flo – Brom - Iot

Luyện tập: Nhóm Halogen

Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorrua

Thực hành: Tính chất hoá học của khí clo và hợp chất của clo

Sơ lược về hợp chất có oxi của clo

32

- Giải thích được tính oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen.

- Giải thích được nguyên nhân làm cho các halogen có sự giống nhau về tính chất hoá học cũng như sự biến đổi có quy luật tính chất của đơn chất và hợp chất của chúng.

- Giải thích được cơ sở khoa học ứng dụng của các halogen và một số hợp chất của chúng cũng như nguyên tắc chung và phương pháp điều chế các halogen và một số hợp chất quan trọng của halogen.

- Nhận biết được axit clohiđric, các gốc clorua, bromua, iotua, …

Về kỹ năng

- Dựa vào cấu tạo nguyên tử, phân tử để dự đoán, kiểm tra, so sánh và kết luận về TCHH cơ bản của các halogen và một số hợp chất quan trọng của chúng.

- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm để rút ra nhận xét và làm thí nghiệm (kiểm nghiệm lại một số tính chất của axit HCl, nhận biết ClP-P, …)

- Viết các PTHH minh hoạ TCHH và điều chế các halogen cũng như một số hợp chất của chúng, xác định vai trò của các chất trong phản ứng.

- Củng cố kỹ năng cân bằng phản ứng oxi hoá – khử.

- Giải được các dạng bài tập định tính và định lượng cơ bản của chương.

Về tình cảm, thái độ

- Tạo cho HS niềm say mê học tập, yêu thích môn học.

- Giáo dục tính kỉ luật, giữ trật tự và hợp tác với các bạn, với thầy cô giáo, tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Hoá học phục vụ cuộc sống, chống ô nhiễm môi trường, chống chiến tranh phi nghĩa. Giáo dục HS phòng bệnh do thiếu iot: vận động gia đình và cộng đồng dùng muối iot.

2.1.2.Chương “Oxi – Lưu huỳnh” 2.1.2.1. Cấu trúc chương

Chương 6 được phân gồm 12 tiết trong đó có 9 tiết học (7 tiết học bài mới và 2 tiết luyện tập), 2 tiết thực hành và 1 tiết kiểm tra cuối chương.

33

Hình 2.2: Cấu trúc chương 6 “Oxi, Lưu huỳnh”

2.1.2.2. Mục tiêu của chương

Sau khi học xong chương, HS phải cơ bản đạt được các mục tiêu như sau:

Về kiến thức

- Học thuộc, liên hệ thực tế để nêu được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, cấu tạo của nguyên tử, phân tử các đơn chất, hợp chất trong chương như O2, O3, S, H2S, SO2, SO3, H2SO4.

- Thuộc tính chất hoá học của các hợp chất H2S, SO2,SO3, H2SO4.

- Nêu được một số ứng dụng quan trọng của O2, O3, S và các hợp chất SO2, SO3, H2SO4 cũng như nguyên tắc và phương pháp điều chế các chất đó.

- Hiểu và nhận biết được axit sunfuric, gốc sunfat.

Về kỹ năng

- Giải thích được tính chất của oxi, lưu huỳnh cũng như các hợp chất của chúng trên cơ sở cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, độ âm điện và số oxi hoá.

- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm, giải thích hiện tượng để rút ra nhận xét và làm thí nghiệm (so sánh TCHH của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc nóng, nhận biết ion sunfat, pha loãng axit sunfuric …)

Oxi - Ozon

Lưu huỳnh

Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh

Thực hành: Tính chất của oxi, lưu huỳnh

Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit

Axit sunfuric – Muối sunfat

Thực hành: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

34

- So sánh tính oxi hoá của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc nóng, nguyên nhân sự khác biệt của khả năng oxi hoá đó.

- Viết các PTHH minh hoạ TCHH và điều chế O2, H2S, SO2, SO3, H2SO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (nếu có).

- Củng cố kỹ năng cân bằng phản ứng oxi hoá – khử, xác định vai trò của các chất trong phản ứng.

- Giải được các dạng bài tập định tính và định lượng cơ bản của chương.

- Làm việc nhóm, thuyết trình, đặt câu hỏi, …

Về tình cảm, thái độ

- Tạo cho HS niềm say mê học tập, lòng tự tin, năng động và yêu thích môn học thông qua việc thuyết trình các chủ đề có liên quan đến kiến thức của chương.

- Giáo dục tính kỉ luật và hợp tác với bạn, với thầy cô, tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Giáo dục cho HS thấy được hoá học phục vụ cuộc sống con người qua những ứng dụng như dùng ozon để khử trùng nước sinh hoạt; giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường: chống gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, bảo vệ tầng ozon, …

Các bài được trình bày một cách khoa học, đầy đủ, rõ ràng. Đầu bài có mục tiêu của bài giúp GV định hướng trọng tâm bài dạy. Với mỗi bài lý thuyết đều có hình ảnh đi kèm trình bày về hiện tượng hoặc cách thực hiện thí nghiệm giúp HS có cái nhìn trực quan về tính chất của chất. Các phần được phân chia theo các đề mục để có thể phân biệt rõ giữa tính chất hóa học, tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế và ứng dụng của mỗi chất. Sau mỗi bài luôn có các bài tập với các mức độ khác nhau giúp HS vừa củng cố kiến thức vừa áp dụng kiến thức vào các trường hợp cụ thể.

Sau các bài lý thuyết là các bài luyện tập theo chủ đề để củng cố, khắc sâu kiến thức, đồng thời đưa ra được các trường hợp áp dụng vào thực tiễn của các chất đã học.

Kết thúc mỗi chương là một hoặc hai bài thực hành với mục đích rèn luyện cho HS kỹ năng thực hành thí nghiệm đồng thời khẳng định tính đúng đắn của lý thuyết.

35

Các bài tập được trình bày sau mỗi bài lý thuyết. Các bài tập này bao gồm các câu hỏi lý thuyết , các bài tập vận dụng lý thuyết và các bài tập tính toán được trình bày dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận.

Nhược điểm lớn nhất của các bài tập này là không phân loại một cách cụ thể cho HS. Điều này là một khó khăn lớn cho các HS, đặc biệt là HS trung bình và yếu. Các em sẽ gặp khó khăn trong việc xác định dạng bài, hướng giải quyết. Bên cạnh đó có những bài tập thực sự là khó đối với các em.

Đề khắc phục điều này phải tiến hành xây dựng hệ thống bài tập phân hóa sao cho phù hợp với các đối tượng HS.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học lớp 10 trung học phổ thông luận văn ths giáo dục học (Trang 40 - 44)