2.1. Vật liệu
2.1.1. Mẫu đất từ lô xử lý ở sân bay Đà Nẵng
Hai mẫu đất ở lô xử lý 10 m3 (10DNT), 100 m3 (100DNT) đã xử lý từ năm 2002 (2 năm đầu xử lý sau đó không tác động gì thêm ngoài bổ sung muối khoáng và các acid hữu cơ). Lô đất xử lý kỵ khí có xuất hiện lớp đất dày khoảng 2 cm màu xám phía dưới. Các mẫu này được lấy vào thời điểm 8 năm và 10 năm sau xử lý.
Năm mẫu từ lô xử lý ở điều kiện kỵ khí, quy mô 2 m3 được xử lý theo các công thức khác nhau nằm trong dự án hợp tác giữa Viện Công nghệ sinh học và Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) được Quỹ Ford tài trợ, ký hiệu là P1, P2, P3, P4, P5. Trong đó mẫu P1 là mẫu đất không xử lý, đào đất sâu đến 1,2-1,3 m (khi gặp đất ngập nước có màu xám), trộn đều với các lớp đất ở phía trên và cho vào hố chôn. Hố này được sử dụng làm mẫu đối chứng. Các mẫu P2, P3, P4 là các công thức xử lý khác nhau bằng phương pháp phân hủy sinh học của Việt Nam. Mẫu P5 là mẫu xử lý của EPA bằng phương pháp phân hủy sinh học kỵ khí, bổ sung 100 kg bùn ở hồ A (hay còn gọi là hồ Sen), chỉnh pH tới trung tính (đất nguyên thủy có độ pH 5-6). Mẫu này có bổ sung 100 kg máu bò khô làm nguồn cung cấp nitơ và hơn 50 kg các chất dinh dưỡng vô cơ khác. Ngoài ra, rơm, trấu cũng được bổ sung vào 5 lô xử lý. Nước được bổ sung cho tới điểm bão hòa và sau đó hàn kín ngay lô xử lý này. Các mẫu này được lấy vào thời điểm sau 6 tháng, 7 tháng và 10 tháng xử lý.
Hai mẫu đất bùn từ hồ A và hồ C, nơi tiếp nhận nước thải chảy ra từ khu nhiễm chất diệt cỏ. Cả 2 hồ đều bị nhiễm chất diệt cỏ/dioxin, trong đó hồ A hay còn gọi là hồ Sen là hồ ô nhiễm nặng nhất trong 3 hồ ở sân bay Đà Nẵng với độ độc khoảng 10.000 ng TEQ/kg bùn. Hồ C là hồ ô nhiễm nhẹ nhất với nồng độ dioxin khoảng 20-40 ppt, đáy hồ chiếm đến 90% là cát (Báo cáo tổng thể, 2011).
2.1.2. Mẫu đất từ lô xử lý ở sân bay Biên Hòa
Mười sáu mẫu đất từ lô xử lý sinh học 3.384 m3 tại sân bay Biên Hòa (lô xử lý được chia thành 4 ngăn, mỗi ngăn có thể tích 846 m3 được lấy ở 4 vị trí khác nhau và
đồng nhất để phân tích VSV) và được ký hiệu lần lượt từ 1.1 đến 4.4. Các ngăn này được ký hiệu là M1, M2, M3, M4 (Hình 2.1, Phụ lục 1) và được gọi là lô xử lý ở Biên Hòa. Lô xử lý 3.384 m3 có tổng độ độc ban đầu khoảng 10.000 ng TEQ/kg đất. Đặc điểm của đất ở sân bay Biên Hòa là đất từ nhiều nơi mang đến, rất phức tạp và chứa ít cát, pH trung tính. Phương pháp xử lý chất diệt cỏ/dioxin ở đây cũng hoàn toàn khác so với các lô xử lý của sân bay Đà Nẵng. Mẫu ở đây được bổ sung chế phẩm Slow-D, DHS1, DHS2 và các phế liệu nông nghiệp với các kích thước khác nhau (Đặng Thị Cẩm Hà, 2012). Các mẫu đất ở đây được lấy vào thời điểm 18, 27 và 36 tháng xử lý.
Các mẫu đất sử dụng trong nghiên cứu được tổng kết trên Bảng 2.1. Tất cả các mẫu đất ở sân bay Biên Hòa và Đà Nẵng được lấy ở độ sâu 1-2 m và bảo quản ở 4°C cho đến khi tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
Bảng 2.1. Các mẫu đất đã sử dụng trong nghiên cứu
STT Địa điểm lấy mẫu Mẫu đất Thời gian lấy mẫu
1
Đà Nẵng 10DNT, 100DNT 8, 10 năm sau xử lý 2 P1, P2, P3, P4, P5 6, 7,10 tháng sau xử lý
3 Hồ A, hồ C Cùng thời điểm với các mẫu P1, P2… 4 Biên Hòa M1, M2, M3, M4 14, 18, 22, 27 và 36 tháng sau xử lý 4 Biên Hòa M1, M2, M3, M4 14, 18, 22, 27 và 36 tháng sau xử lý
2.1.3. Trình tự nucleotide của các cặp mồi đã sử dụng
Các cặp mồi đã sử dụng trong nghiên cứu được trình bày trên Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Trình tự các đoạn mồi đã sử dụng trong nghiên cứu
STT Gene đích Kích thước
gene Tên mồi Trình tự Nucleotide TLTK
1 Nhóm
Desulfococcus