Đa dạng vi khuẩn Pseudomonas

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng quần xã vi khuẩn kỵ khí trong các lô xử lý chất diệt cỏdioxin bằng phương pháp phân hủy sinh học (Trang 44 - 46)

Chi Pseudomonas được biết đến với khả năng tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa chất ô nhiễm hay sinh tổng hợp các chất thứ cấp. Chúng là nhóm “phàm ăn” nhất trong giới VK. Chúng có thể sinh trưởng và hoạt động ở khoảng hiệu điện thế oxy hóa khử rất rộng, trong môi trường với biến động rất lớn, từ cực dương cho đến cận cực âm. Chính vì thế Pseudomonas đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phân hủy dioxin và các chất tương tự. Sau đây là các thông tin liên quan trực tiếp đến khả năng chuyển hóa, phân hủy các hợp chất đa vòng thơm và các hợp chất halogen. Pseudomonas sp. PS14 có thể phân hủy 1,2,3,5-TCB với sự tham gia của các enzyme benzene dioxygenase, chloromuconate cycloisomerase, maleylacetate reductase (Reineke, 2001). Chủng Pseudomonas sp. B13 có khả năng phân hủy 3-

chlorobenzoate, 4-chlorophenol như nguồn carbon duy nhất và sử dụng 2-, 3- chloro-phenol như nguồn carbon đồng trao đổi chất. P. putida GJ31 phân hủy chlorobenzene tới 3-chlorocatechol. P.pickettii loại clo của 2,4,6-TCP thành 2,6- dichlorohydro-quinone (Reineke, 2001). Chủng Pseudomonas sp. WR912 có khả năng sinh trưởng trên 3-chloro-, 4-chloro-, 3,5-dichlorobenzoate. Chủng P. aeruginosa JB2 có khả năng sinh trưởng kỵ khí trên 2,5-dichlorobenzoate. Chủng

P. veronii PH-03 có khả năng sinh trưởng trên môi trường chứa dioxin là nguồn carbon và năng lượng duy nhất. Chủng này phân hủy được 90,7% DD, 79,7% DBF, 88,3% 1-MCDD, 78,6% 2-CDD sau 60 giờ nuôi cấy với nồng độ các chất ban đầu là 1 mM (Hong, 2004). P. aeruginosa phân lập từ bùn hoạt tính hay từ đất tham gia loại khử clo của 1,1,1-trichloro-2,2-di(4-chlorophenyl)ethane (DDT) thành 1- chloro-4-[2,2-dichloro-1-(4-chlorophenyl)ethyl]benzene (DDD) ở điều kiện kỵ khí, sau đó chúng chuyển hóa tiếp bằng cách cắt vòng thơm ở điều kiện hiếu khí. Dịch chiết tế bào của Pseudomonas có thể phân hủy các sản phẩm DDT, DDD, 1,1'-(2- chloroethane-1,1-diyl)bis(4-chlorobenzene)(DDMS), 1-chloro-4-[1-(4-chloro- phenyl) ethenyl]benzene (DDNU) theo con đường chuyển hóa kỵ khí (Gohil, 2011). Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sự đa dạng VSV trong các lô xử lý tại sân bay Đà Nẵng bằng phương pháp DGGE (Denaturing Gradient Gel Electrophoresis) hay SSCP (Single-strand chain polymorphism) đều cho thấy có mặt các VK thuộc ngành Proteobacteria với các lớp -Proteobacteia trong đó lớp -

Proteobacteia chiếm ưu thế. Trong số đó, VK thuộc chi Pseudomonas có mặt và chiếm đa số trong các lô xử lý (Nguyễn Bá Hữu, 2007c, 2008). Chẳng hạn, khi phân tích cấu trúc quần xã VK có mặt ở lô xử lý 0,5 m3 bằng phương pháp SSCP cho thấy xuất hiện 8 dòng VK Pseudomonas (Nguyễn Bá Hữu, 2009). Ở công thức xử lý 1,5 m3 có xuất hiện 4 dòng VK Pseudomonas (Nguyễn Bá Hữu, 2008). Ở lô xử lý 10 và 100 m3 xuất hiện 12 dòng Pseudomonas (Nguyễn Bá Hữu, 2009). Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu về chủng thuần hay hỗn hợp chủng Pseudomonas có khả năng phân hủy các chất là thành phần của chất diệt cỏ/dioxin tại Đà Nẵng cũng đã được công bố. Chủng VK KK không bắt buộc Pseudomonas sp. SETDN1 phân lập từ lô xử lý 10 DNT có khả năng sinh trưởng trên môi trường chứa dịch chiết đất bao gồm

2,4-D, 2,4,5-T, TCDD, PCDD, PCDF (Nguyễn Thị Sánh, 2005). Chủng

Pseudomonas sp. BDN15 có khả năng sinh trưởng trên môi trường muối khoáng chứa 2,4,5-T ở nồng độ 1000 ppm như nguồn carbon và năng lượng duy nhất. Chủng này phân hủy tới 39,37% 2,4,5-T ở nồng độ 1000 ppm sau 5 ngày nuôi cấy (La Thanh Phương, 2005). Hỗn hợp chủng SETDN20 nuôi kỵ khí không bắt buộc trong phòng thí nghiệm có khả năng phân hủy 17,9% tổng độ độc sau 60 ngày ở nồng độ 4.299,243 pg TEQ/ml. Bằng phương pháp DGGE đã xác định hỗn hợp này có ít nhất 3 chủng vi khuẩn (Nguyễn Thị Sánh, 2007). Chủng Pseudomonas sp. HR5.1 phân lập từ bioreactor xử lý chất độc hóa học có mặt 2,4,5-T ở nồng độ 200 ppm (Phạm Ngọc Long, 2009). Chủng Pseudomonas sp. BQNR có khả năng phân hủy TNT tới nồng độ 600 ppm và có thể loại bỏ 99,35% TNT ở nồng độ 100 ppm (Đặng Thị Cẩm Hà, 2009).

Ngoài ra, một số gene mã hóa cho enzyme tham gia phân hủy 2,4-D, 2,4,5-T của Pseudomonas cũng đã được công bố. Gene tfdA mã hóa cho enzyme tham gia phân hủy 2,4-D được phát hiện ở chủng Pseudomonas sp. BHNA1 phân lập từ khu vực ô nhiễm tại sân bay Biên Hòa (Phùng Khắc Huy Chú, 2012). Ở hỗn hợp chủng VK KK không bắt buộc SETDN20 có chứa gene mã hóa cho dioxygenase có độ tương đồng cao tới 99% so với trình tự phenylpropionate dioxygenase. Kết quả này chứng tỏ ở điều kiện kỵ khí, gene mã hóa cho dioxygenase tham gia vào quá trình cắt vòng thơm vẫn có mặt (Nguyễn Thị Sánh, 2007). Chủng Pseudomonas sp. BDNR1 có khả năng sinh trưởng trên DCĐ chứa dioxin, 2,4,5-T, 2,4-D, DBF, pyrene (300 ppm). Chủng này cũng có khả năng sinh laccase (Nguyễn Ngọc Bảo, 2010). Các kết quả đã nghiên cứu chứng tỏ trong các lô xử lý và trong đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin của Việt Nam nhiều đại diện của chi Pseudomonas đã có mặt. Vai trò của Pseudomonas và các gene chức năng tham gia vào quá trình phân hủy các hợp chất chứa clo vòng thơm sẽ được làm sáng tỏ ở các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng quần xã vi khuẩn kỵ khí trong các lô xử lý chất diệt cỏdioxin bằng phương pháp phân hủy sinh học (Trang 44 - 46)