Nhóm giải pháp đầu tư phát triển công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú tại các khách sạn 4 sao ở thành phố huế ( nghiên cứu trường hợp khách sạn saigon morin và khách sạn camellia (Trang 98)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.7. Nhóm giải pháp đầu tư phát triển công nghệ thông tin

Ngày nay là thời đại của công nghệ, KS phải hoạt động trong một thế giới liên tục thay đổi. Cách mạng công nghệ thông tin đã buộc KS phải luôn có trang thiết bị mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tại các KS 4 sao ở TP Huế đã ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động KS như: kết nối mạng các máy tắnh nội bộ tại KS đã giúp công tác quản lý, lưu trữ và truyền số liệu nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phắ. Bên cạnh đó, KS còn ứng dụng công nghệ vào tiếp thị và kinh doanh trực tuyến, kết nối hệ thống đặt phòng toàn cầu, đặt phòng trực tuyếnẦ giúp cho việc gia tăng lợi nhuận và tiện ắch cho khách khi sử dụng dịch vụ tại KS.

Trong thời gian tới KS nên xem xét việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hệ thống khóa phòng, ứng dụng công nghệ nhận dạng bằng tần số radio (RFID) thay thế cho hệ thống khóa từ như hiện nay để đảm bảo an toàn. Cập nhật và quản lý tình trạng phòng bằng phần mềm quản lý để xử lý công việc nhanh chóng, kịp thời.

Công nghệ thông tin không ngừng thay đổi, để bắt kịp nhu cầu của xã hội, đáp ứng sự trông đợi của khách hàng và sản phẩm dịch vụ không bị lỗi thời thì các KS cũng cần ứng dụng một giải pháp toàn diện các công nghệ tiên tiến như trang bị và ứng dụng một hệ thống đồng bộ máy móc, thiết bị chuyên dụng, các phần mềm

96 quản lý và kinh doanh vào KS của mình.

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ lƣu trú tại các KS 4 sao ở TP Huế

Để thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú trên địa bàn TP Huế một cách có hiệu quả. Dựa trên kết quả nghiên cứu và định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, tác giả mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề sau:

3.3.1. Đối với Bộ VH- TT- DL

- Cần tạo điều kiện và khuyến khắch các KS áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo ISO. Tăng cường tuyệt đối với lĩnh vực kinh doanh KS về vấn đề quản lắ chất lượng dịch vụ. Việc tăng cường quản lắ này khiến cho các KS không thể không quan tâm đến vấn đề chất lượng và có nhận thức đúng đắn về chất lượng.

- Tắch cực chuẩn bị và tổ chức tốt các hoạt động, các sự kiện có ý nghĩa trên cả nước, tạo điều kiện thu hút khách du lịch- tăng nguồn khách cho các KS.

- Tổ chức nhiều cuộc thi để nâng cao trình độ tay nghề của nhân viên trong ngành KS, nhằm tạo ra và khẳng định uy tắn của các KS có chất lượng dịch vụ tốt.

- Làm tốt công tác dự báo du lịch, giúp cho các KS có thể nắm bắt được thị trường khách trong tương lai của mình từ đó có thể chuẩn bị tốt các công đoạn trong qui trình đón tiếp và phục vụ khách được chu đáo.

- Tập trung vốn hạ tầng du lịch của Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng cho các trọng điểm du lịch tạo điều kiện khai thác hiệu quả các KS. Hỗ trợ trong công tác đào tạo và đào tạo lại trong và ngoài nước cho các KS, xây dựng trang web quản lý hệ thống KS.

- Cần kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ du lịch và có biện pháp chống hiện tượng phá giá để đảm bảo mức giá ổn định và tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp KS.

- Thành lập Bộ phận xúc tiến du lịch tại các Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam ở các quốc gia có thị trường khách tiềm năng như Nhật, Mỹ, Đức, Nga,Ầ

3.3.2. Đối với UBND tỉnh TT-Huế

Thứ nhất, tỉnh TT-Huế cần tạo môi trường du lịch ổn định và an toàn bằng các biện pháp: bảo vệ an ninh, an toàn cho khách, đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan du lịch để khách du lịch đến với TT-Huế đông hơn, các KS có thể có môi

97 trường kinh doanh thuận lợi hơn.

Thứ hai, tỉnh cần hoàn chỉnh chắnh sách đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời có quy chế sử dụng và bố trắ nhân lực hợp lý.

Thứ ba, cần đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật - hạ tầng cơ sở như hệ thống đường giao thông đến các điểm du lịch, hệ thống các cơ sở phụ trợ như: các cơ sở y tế, hệ thống cung cấp điện nướcẦ tạo điều kiện thỏa mãn tối đa các nhu cầu thiết yếu của du khách. Tiếp tục quan tâm và đầu tư hơn nữa cho ngành KS bằng các chắnh sách như: cho vay vốn để đầu tư phát triển KS, tạo điều kiện về mặt bằng để có thể mở rộng qui mô KS.

Thứ tư, cần cải tiến và đơn giản hoá các thủ tục hành chắnh, đặc biệt là cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, có chắnh sách ưu đãi về vốn, quỹ đất và thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để chủ đầu tư các KS triển khai tốt các dự án của mình.

Thứ năm, tiếp tục ban hành các chắnh sách tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khắch khách nước ngoài đến Huế du lịch và tìm kiếm các cơ hội đầu tư.

Thứ sáu, hoạch định một cách chặt chẽ, toàn diện và dài hạn các sự kiện, các chương trình lễ hội phục vụ du lịch để tạo thời gian dài cho công tác quảng bá chương trình trên các kênh thông tin của nước ngoài cũng như hoàn thiện công tác chuẩn bị đón khách của các tổ chức kinh doanh du lịch.

Ngoài ra Uỷ ban Nhân dân cần chỉ đạo:

+ Ngành Công an kiểm soát những đối tượng bán hàng rong và an ninh trật tự trên địa bàn TP Huế.

+ Ngành điện, nước có những chiến lược đầu tư và kinh doanh dài hơi hơn, cung cấp đủ điện, nước cho khu du lịch. Khi cắt điện, nước phải có lịch thông báo trước cho KS.

+ Ngành Công thương quản lư dịch vụ bán hàng , b́nh ổn giá cả , không để xảy ra hiện tượng bán hàng đắt đỏ, ép khách.

+ Các cơ quan chức năng có biện pháp kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các đối tượng người nước ngoài đến TP Huế hoạt động kinh doanh trái phép.

98

3.3.3. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh TT - Huế

- Tiếp tục hoàn thiện các chắnh sách, giải pháp và các hoạt động xúc tiến quảng bá cho du lịch tỉnh nhằm đưa thương hiệu du lịch Huế đến với đông đảo bạn bè quốc tế và nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương.

- Thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với Huế, đặc biệt là khách quốc tế và chú trọng khai thác các thị trường khách hàng tiềm năng mới.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.

- Đưa ra những qui định chặt chẽ về KS và kinh doanh KS trên địa bàn để thắt chặt quản lắ đối với hoạt động kinh doanh phức tạp này và tránh sự cạnh tranh không lành mạnh.

- Khuyến khắch, tạo điều kiện thuận lợi cho các đề tài nghiên cứu khoa học về nâng cao chất lượng phục vụ lưu trú của KS để hình thành nên qui trình phục vụ chuẩn nhằm giúp các KS lấy làm cơ sở để nâng cao chất lượng phục vụ của KS mình. - Thường xuyên tổ chức những cuộc thi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và tay nghề cho nhân viên các KS trên địa bàn để vừa tổ chức thi đua hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn vừa đảm bảo quyền lợi người lao động, có chế độ chắnh sách trong việc nâng cao tay nghề hàng năm cho lực lượng lao động.

- Thu hút ngày càng nhiều đầu tư nước ngoài cho hoạt động du lịch tỉnh nhà. - Phối, kết hợp với các ban, ngành đoàn thể và các doanh nghiệp để cung ứng dịch vụ lưu trú có hiệu quả cao. Về việc giám sát, quản lý chất lượng của dịch vụ lưu trú thì cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước là Sở VH- TT và DL, Hiệp hội KS, Sở Y tế, Sở Tài nguyên Môi trường để quản lý chất lượng các dịch vụ.

Các ngành nên tổ chức các buổi họp chung để giải quyết những vấn đề còn khúc mắc, khó khăn của mỗi ngành nhằm đi đến một kế hoạch hành động thống nhất trong công tác quản lý chung. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần đề cập một cách cụ thể và rõ ràng những khó khăn mà ngành du lịch cần sự giúp đỡ của các ban ngành khác để hoàn thiện kế hoạch hành động quản lý phát triển du lịch TP.

99

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 của luận văn đã tập trung phân tắch để đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú trong các KS 4 sao. Sau khi nêu các căn cứ để xây dựng giải pháp, luận văn đã đề xuất 7 nhóm giải pháp cơ bản theo thứ tự ưu tiên nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú tại các KS 4 sao ở TP Huế: nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên; nhóm giải pháp nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật; nhóm giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ lưu trú; nhóm giải pháp tăng cường công tác quản trị chất lượng dịch vụ; nhóm giải pháp nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá; nhóm giải pháp củng cố mối quan hệ với các đối tác; nhóm giải pháp đầu tư phát triển công nghệ thông tin và một số kiến nghị với các cấp quản lý. Mỗi nhóm giải pháp đều có tầm quan trọng riêng, nên cần có sự phối hợp giữa các giải pháp với nhau và cần cân nhắc tới thời điểm thực hiện nhằm hướng tới một mục đắch chung là nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú trong các KS khảo sát và hệ thống KS 4 sao tại TP Huế.

100

KẾT LUẬN

Trong xu thế phát triển về kinh tế và nhu cầu của con người ngày càng cao, việc quan tâm đến yếu tố chất lượng đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.

Trong du lịch, số lượng các KS, các loại hình cơ sở lưu trú ngày càng tăng dẫn đến tình trạng cạnh tranh trong lĩnh vực này rất lớn. Do đó việc nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú là không thể thiếu và là một trong những yếu tố để tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường.

Nằm trên con đường di sản miền Trung, vị trắ tập trung các di sản thế giới, vừa là một cơ hội và cũng là một thách thức cho sự phát triển du lịch TT-Huế. TT- Huế cần quan tâm đến sự cạnh tranh của các điểm du lịch khác như Quảng Bình, Hội An, Mỹ Sơn. Và một trong những yếu tố tăng khả năng cạnh tranh đó là chất lượng dịch vụ lưu trú.

Tuy nhiên thực trạng về chất lượng dịch vụ lưu trú vẫn còn rất nhiều hạn chế, do đó cần có những quan tâm nhiều hơn nữa để hoàn thiện hệ thống chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của khách du lịch trong tương lai.

Trong thời gian qua, mặc dù đã chịu nhiều ảnh hưởng về kinh tế, thời tiết, dịch bệnh nhưng nhìn chung tình hình kinh doanh du lịch trên địa bàn vẫn khá tốt. Huế vẫn là một trung tâm, một điểm nóng về du lịch đối với cả thị trường khách quốc tế và nội địa.

Xét về dịch vụ lưu trú, số lượng các cơ sở lưu trú liên tục tăng lên, hệ thống các KS có cấp hạng cao ngày càng được chú trọng đầu tư, xây dựng. Tuy nhiên việc nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ du lịch mặc dù đã được quan tâm hơn nhưng vẫn chưa đảm bảo thỏa mãn đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngày càng được chú trọng nhưng vẫn chưa thể hiện tắnh chuyên nghiệp trong phục vụ. Công tác quản trị chất lượng tuy vẫn được một số KS có cấp hạng cao chú trọng hơn nhưng vẫn chưa đi vào tắnh hệ thống và chưa tiêu chuẩn hóa

101 theo hệ thống ISO.

Đề tài nghiên cứu này đã có cơ hội trình bày thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ lưu trú tại các KS 4 sao ở TP Huế. Phân tắch thực chất tình trạng chất lượng dịch vụ cho phép chúng ta đề xuất được nhóm các giải pháp mang tắnh tổng thể nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ này.

Về tắnh hiện thực của các giải pháp, chúng tôi nhận thấy các KS 4 sao ở TP Huế có đủ điều kiện thực tế để tổ chức thực hiện. Vấn đề là sự chỉ đạo kiên quyết và nhất quán của UBND tỉnh, là quyết tâm huy động nguồn lực của các đơn vị doanh nghiệp, là trách nhiệm và năng lực quản lý thống nhất của lãnh đạo KS. Chương trình kế hoạch hành động cụ thể phải tắnh đến việc phát huy cao độ nội lực và hết sức tranh thủ sự hỗ trợ, đặc biệt là về mặt tài chắnh của Nhà nước.

Chắnh vì vậy mà tác giả tin tưởng rằng xung quanh vấn đề này sẽ có và cần phải có nhiều quan tâm nghiên cứu, đánh giá của các chuyên gia về du lịch, của các nhà quản lý để hình thành một chiến lược hoàn chỉnh, mang tắnh khả thi cao cho phát triển chất lượng các du lịch trên địa bàn.

Với nghiên cứu ỘĐánh giá chất lƣợng dịch vụ lƣu trú tại các khách sạn 4 sao ở thành phố HuếỢ, tác giả hy vọng được đóng góp một phần hữu ắch cho nỗ lực chung đó.

102

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000-2000.

2. Đỗ Thi Hồng Cẩm (2008), Nghiên cứu chất lượng dịch vụ du lịch trên Vịnh Hạ Long, Luận văn Thạc sĩ Du lịch trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Đồng Thị Chiến (2013), Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch lữ hành nội địa của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh trường Đại học Nha Trang.

4. Nguyễn Văn Đắnh - Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế Du lịch, NXB Lao động - Xã hội.

5. Nguyễn Vũ Hà và Đoàn Mạnh Cường (2006), Giáo trình Tổng quan cơ sở lưu trú du lịch, NXB Lao động- Xã hội.

6. Phạm Xuân Hậu (2001), Giáo trình Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn- du lịch, NXB Quốc gia Hà Nội.

7. Phạm Xuân Hậu (2007), Giáo trình quản trị chất lượng, Đại học Thương mại Hà Nội, NXB Thống kê.

8. Trần Thị Minh Luyến (2011), Quản trị chất lượng dịch vụ khách hàng tại các khách sạn hạng 4 sao trên địa bàn Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế trường Đại học Thương Mại.

9. Vũ Đình Phan (2005), Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

10. Châu Thị Lệ Quyên (2007), Đánh giá chất lượng du lịch khách sạn nhà hàng tại Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh trường Đại học Nha Trang.

11.Quy định về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn (ban hành kèm theo Quyết định số 02/2001/QĐ- TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục Du lịch).

103

12. Sở VH- TT- DL TT-Huế (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011. 13. Sở VH- TT- DL TT-Huế (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012. 14. Sở VH- TT- DL TT-Huế (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013.

15. Sở VH- TT- DL TT-Huế (2014), Báo cáo tổng kết công tác 6 tháng đầu năm 2014.

16. Bùi Thị Tám (2008), Đánh giá chất lượng hướng dẫn du lịch của chương

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú tại các khách sạn 4 sao ở thành phố huế ( nghiên cứu trường hợp khách sạn saigon morin và khách sạn camellia (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)