e. Thiết kế kênhphân phối vật chất
1.3.1. Môi trường vĩ mô.
Môi trường kinh tế là nhân tố quan trọng và quyết định đầu tiên tới thành viên kênh phân phối và hành vi mua sắm người tiêu dùng, bao gồm các yếu tố sau: lạm phát, suy thoái kinh tế, sự thiếu hụt, các vấn đề kinh tế khác. Ngoài các vấn đề trên còn có một vài biến số ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động quản lý kênh phân phối như tình hình ngân sách nhà nước, cán cân thương mại quốc tế, tình hình nợ nước ngoài, lãi suất ngân hàng….
Kỹ thuật và công nghệ đang có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây đối với Việt Nam. Chúng tác động mạnh đến hoạt động và hành vi của người tiêu dùng từ đó ảnh hưởng đến các thành viên kênh và ảnh hưởng đến hoạt động quản trị kênh phân phối của doanh nghiệp. Những yếu tố đó là: Telemarketing, Teleshopping và Computershopping, tính tiền điện tử và quản lý tồn kho bằng máy tính và các tiến bộ kỹ thuật khác.
Môi trường văn hóa - xã hội ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành cấu trúc kênh phân phối. Các yếu tố cơ bản là sự thay đổi dân số (độ tuổi của dân cư và vai trò của người phụ nữ trong gia đình), sự thay đổi cấu trúc gia đình và hộ gia đình (các gia đình trở nên nhỏ bé hơn với số thành viên ngày càng ít hơn và số người độc thân tăng lên). Những thay đổi trên sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của hộ gia đình và do đó ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối, ảnh hưởng đến hoạt động quản trị kênh phân phối của doanh nghiệp.
Môi trường pháp luật là yếu tố chi phối trực tiếp đến các hành vi kinh doanh của doanh nghiệp và do đó tác động mạnh đến các cấu trúc kênh phân phối. Các điều luật ban hành tạo hành lang pháp lý cho các thành viên kênh hoạt động đạt hiệu quả, tuy nhiên chúng cũng hạn chế các hành vi đặc quyền, buôn lậu, trốn thuế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.