c. Hành động dặn dò, nhắc nhở
3.2.3.2. Quan niệm về tình yêu, hôn nhân
Tình yêu, hôn nhân là đề tài muôn thuở của các nhà văn, nhà thơ. Từ những con ngời thật ngoài đời cho đến các nhân vật trong tác phẩm văn học, khi nhìn nhận về đề tài này thì họ đều có tiếng nói riêng. Xét về nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thi, chúng ta có thể thấy rằng, qua lời thoại của họ, mỗi ngời có mỗi cách nhìn nhận khác nhau về tình yêu nhng tất cả đều thể hiện những quan niệm mang chất triết luận.
Những lợt thoại giữa hai cha con ngời chính uỷ mang đậm tính triết luận về cách nhìn nhận đánh giá con ngời trong tình yêu, hôn nhân.
Qua những lợt thoại của ngời con đối với ngời cha, chúng ta hiểu đợc sâu sắc về cách lựa chọn ngời mình yêu để có thể đem đến hạnh phúc sau này của một cô gái có nhan sắc nhng tàn tật vì bị hai tên lính giặc bắn nát hai chân.
Cô tâm sự với ngời cha :
(85) - Đến anh thứ t, anh này chỉ hơn con một tuổi thôi. Anh ấy học ở trờng kỹ thuật gì ấy, hàng tuần anh ta vẫn lấy báo của con, nhng lại không dám nói thẳng chuyện ấy với con, cứ nhờ cụ hàng nớc nói hộ...
- Anh ấy bảo sau này lấy nhau con khỏi phải đi bán báo, cứ ở nhà để anh ấy dạy cho mà học văn hoá cũng tơi chán. Anh ấy thơng con lắm. Con
kể chuyện hai tên lính, anh ta bảo câu chuyện ấy thật là hay và hết sức dã man tàn ác. Sau đó anh ta liền làm tặng con một bài ca dao.
- Con nhận lời anh ta cha ?
- Con bảo để tôi hỏi ý kiến ba tôi đã. Ba tôi bảo nhất định tôi sẽ có một tơng lai tốt đẹp nhng cần gặp một ngời hiểu biết vấn đề một cách đúng đắn. Cha chi mắt anh ta đã đỏ lên. Tại anh ta đấy chứ! [XIII, 369]
Cô gái từ chối anh ta, vì anh ta : “Không phải là ngời hiểu biết vấn đề
tàn tật của cô một cách đúng đắn”.
Cụ hàng nớc cũng cùng quan điểm với cô: “Việc trăm năm là việc
lâu dài, xét ngời nào cho nó có hậu thì hơn”.
Khác với quan điểm chín chắn của cô gái ở trên, trong Ngày về, ngời
mẹ cũng nh cô con gái lại có cách quan niệm rất đơn giản về tình yêu và hôn nhân. Tất nhiên điều này là do hoàn cảnh lịch sử, xã hội chi phối.
Khi bị những tên lính theo Tây ve vãn, cầu hôn cô gái đã đợc mẹ của mình giúp đỡ trốn khỏi nơi ở và đến nơi bộ đội đóng quân với một ý nguyện:
(86) Má em dặn nếu không gặp bộ đội thì mày cứ lấy đại một–
thằng nào ở chỗ bộ đội vừa đóng tao cũng bằng lòng. Bộ đội đóng đâu tốt đó. Má sợ em phải trở về. [XIV, 388]
Quan điểm đó có phần hơi đơn giản nhng thực ra không phải là không có cơ sở. Nó bắt nguồn từ một thực tế: tình yêu, lòng kính trọng đối với các anh bộ đội - những ngời đã dám hi sinh bản thân mình để bảo vệ nhân dân, đem lại cuộc sống ấm no, bình yên cho mọi ngời. Đích ở lời của lợt thoại trên có tác động mạnh đến ngời nghe, gây nên xúc cảm tích cực ở ngời đọc. Giúp chúng ta nhận thấy, một thời con ngời đã nhìn nhận con ng- ời và cuộc sống qua lăng kính của tình yêu nớc, của lòng tôn kính, tin yêu những anh bộ đội cụ Hồ. Đây cũng chính là t tởng của Nguyễn Thi qua 18 truyện ngắn của ông: Ca ngợi chủ nghĩa cách mạng, chủ nghĩa anh hùng, ca ngợi những con ngời xả thân mình hy sinh vì dân tộc, đất nớc.