Lời thoại thể hiện vẻ đẹp khoẻ khoắn tự nguyện hăng hái đi vào cuộc kháng chiến đầy gian lao của những ngời con gái anh hùng

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn thi (Trang 57 - 59)

c. Hành động dặn dò, nhắc nhở

3.2.1.4.Lời thoại thể hiện vẻ đẹp khoẻ khoắn tự nguyện hăng hái đi vào cuộc kháng chiến đầy gian lao của những ngời con gái anh hùng

vào cuộc kháng chiến đầy gian lao của những ngời con gái anh hùng

Bằng những nét bút khoẻ và đẹp, trong nhiều truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi đã xây dựng 11 nhân vật (trong 18 truyện) là những ngời con gái với vẻ đẹp khoẻ khoắn tự nguyện, hăng hái tham gia vào cuộc kháng chiến đầy gian lao của dân tộc. Đó là cô Hà, cô Nga, cô Chỉnh trong truyện ngắn Mùa xuân. Ba cô gái mỗi ngời một tính cách, một vẻ đẹp nhng rất thân nhau, và cùng hăng say đánh giặc, đặc biệt là đều mong muốn đi tòng quân “khoái đi cùng trời cuối đất nhng các anh bộ đội

vậy”. Không sợ gian lao, không sự khó khăn, Chỉnh từ biệt xóm làng đi

tòng quân trong tiếng pháo xuân sang tết đến : Chỉnh nghiêng nón chào

xóm. Trống múa lân đổ rền. Quân lên đờng. Trong tai bác Hai nổ đùng đùng những phát súng chiến cuộc. Đó là một hình ảnh đẹp, đầy sức sống.

Khi biết Chỉnh có giấy gọi đi bộ đội, chúng ta cùng nghe cuộc đối thoại của ba ngời con gái nơi làng quê cùng mang trong mình một khát vọng: cầm súng chiến đấu – trở thành bộ đội Cụ Hồ.

(75) Bỗng dng. Nga xô đầu gối bạn: - Mầy sớng nhé!

Hai cô gái dòm nhau, rồi bỗng phá ra cời.

Chỉnh chạy ra chỗ Hà đang gác máy bay, nghe tin. Hà nhảy từ nhánh trâm bầu xuống.

- Mầy đi, sao tao không đợc đi ? - Tao đâu biết.

- Ba đứa ghi tên mà mấy anh rút có mình mầy ?

Nếu không phải giờ gác có lẽ Hà đã đi tìm anh Việt xã đội để hỏi liền. Chuyện từ giã của Chỉnh bỗng bẻ ngang ra cả chuyện tại sao không đ- ợc đi của Hà. Hà, cô em của tổ du kích nữ, không hề sợ máy bay bỏ bom mà chỉ lo máy bay nó rớt trúng đầu mình.

- Mầy rán xin cho tao đi với nghen! [XVI, 30]

Cuộc thoại trên đã chứng minh rõ lòng yêu nớc tha thiết, sẵn sàng cấm súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Thành công hơn cả phải kể đến hình ảnh chị Chiến trong truyện

Những đứa con trong gia đình. Chị là một nhân vật mang đầy đủ vẻ đẹp và

phẩm chất này. Ngày cả ba má đều chết rồi, ý nghĩ đi bộ đội thôi thúc chị hơn bao giờ hết, mặc dù biết sẽ phải đối mặt với gian khổ, thậm chí hy sinh nhng chị không hề hà mà còn giành đi trớc với Việt. Chị nói với Việt:

(76) Tao lớn tao mới đi, mày còn nhỏ, ở nhà phụ làm với chú Năm, qua năm hãy đi. [XVII, 113]

Ngời đọc thật xúc động khi đọc đến chi tiết :

(77) Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, trớc mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ huyện đội vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên.

- Tôi tên là Việt anh cho tôi đi bộ đội với.

- Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành....

[XVII, 114]

Những phẩm chất đó của các nhân vật: Hà, Chỉnh, Nga, Chiến mang đậm tính cách điển hình của con ngời Nam Bộ : Thẳng thắn, nhiệt huyết một lòng vì lý tởng cách mạng.

Có thể nói rằng Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi là nhà văn của phụ nữ nông thôn Nam Bộ, nhân vật nữ trong truyện của Nguyễn Thi hiện lên với vẻ đẹp tuyệt vời trong thời chiến, đó là những con ngời vừa đảm việc n- ớc vừa giỏi việc nhà.

Quan tâm đến đời t Nguyễn Thi, ngời đọc không khỏi ngạc nhiên về cuộc đời nhiều gian truân và bất hạnh của nhà văn. Mồ côi bố từ nhỏ, mẹ đi bớc nữa. Lớn lên, hạnh phúc riêng t của ông cũng tan vỡ vì những thay đổi và ngang trái của cuộc sống. Là một con ngời nhạy cảm, một cá tính đặc biệt, Nguyễn Thi đã phải chịu đựng nhiều dằn vặt đau khổ. Vậy mà, trong tác phẩm của ông, nhân vật phụ nữ lại hiện lên tuyệt vời, với vẻ đẹp trong sáng, chung thuỷ. Theo logíc thông thờng lẽ ra phải ngợc lại. Thực tế, không ít những ngời cầm bút đã gửi vào các hình tợng những căm uất thù hận, khinh bỉ, chua chát của mình. Hiện tợng này chỉ có thể giải thích bằng một thái độ trân trọng của ngời cầm bút có trái tim cao thợng, một tâm hồn vị tha. Đây là ứng xử tuyệt vời của một tâm hồn lớn biết hoá giải nỗi đau của riêng mình, biết giấu đi những giọt nớc mắt đắng cay, xót xa để dâng tặng cuộc đời những “đoá hoa” nghệ thuật. Ngời phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Thi là những đoá hoa ấy.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn thi (Trang 57 - 59)