Ngữ nghĩa và ngữ nghĩa trong lời thoại nhân vật 1 Ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn thi (Trang 51 - 53)

c. Hành động dặn dò, nhắc nhở

3.1.Ngữ nghĩa và ngữ nghĩa trong lời thoại nhân vật 1 Ngữ nghĩa

3.1.1. Ngữ nghĩa

Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học không có nghĩa là chúng ta chỉ đi vào khảo sát về mặt hình thức mà còn phải tìm hiểu về nội dung ngữ nghĩa lời thoại của nhân vật.

Vậy ngữ nghĩa là gì? Trả lời câu hỏi này rất phức tạp vì không chỉ các đơn vị ngôn ngữ mới mang nghĩa mà dờng nh mọi vật quanh ta đều có nghĩa. Riêng trong ngôn ngữ, nghĩa của từ khác nghĩa của các đơn vị khác. Theo F.de. Saussure: khái niệm nghĩa trong ngôn ngữ học truyền thống đợc hiểu là một trong hai mặt của một tín hiệu ngôn ngữ (hình vị, từ): mặt thứ nhất là âm thanh và mặt thứ hai là ý nghĩa [dẫn theo 30, 79]. F.de. Saussure đối lập ngôn ngữ với lời nói, và trong thực tế thì ông phủ nhận lời nói nên tác giả không bàn tới nghĩa của lời.

Về sau, quan niệm về nghĩa của từ, hay của câu cũng không có sự thống nhất trong phát biểu của các nhà nghiên cứu. Khi nói đến nghĩa của câu, lại cần phân biệt nghĩa của câu (đơn vị trong hệ thống) và nghĩa của lời (đơn vị trong hoạt động). Vì mục đích của luận văn là không bàn về nghĩa, và bản thân cũng không đủ tầm để đa ra một định nghĩa mới. ở đây

khái niệm nghĩa mà luận văn sử dụng, ngoài nghĩa của từ, của câu thì chủ yếu là nghĩa của lời.

Nh đã biết, các tín hiệu ngôn ngữ kết hợp với nhau theo những quy tắc nhất định để tạo nên đơn vị mang nghĩa là hình vị, từ, cụm từ, câu, văn bản. Trong nghĩa của đơn vị là câu hay lời, ngời ta lại phân ra các tầng nghĩa. Về các tầng nghĩa, câu thờng có các nhóm sau:

- Nghĩa tự thân (hay nghĩa tờng minh) là nghĩa toát ra từ toàn bộ câu chữ mà ngời nghe nhận thức đợc.

- Nghĩa hàm ngôn là nghĩa có đợc do suy ý, đó là nghĩa thực của câu trong văn cảnh.

- Nghĩa ánh xạ (hay còn gọi là nghĩa chức năng), là loại nghĩa có liên quan chặt chẽ với nghĩa tự thân, đợc suy ra từ nghĩa tự thân nhng lại không phải là nghĩa tự thân. Nghĩa này còn gọi là nghĩa bóng.

Trong hội thoại cả ba loại nghĩa trên đều đợc ngời Việt tri giác một cách khá rõ. [30, 79 - 81]

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu ngữ nghĩa học có 5 đặc trng cơ bản :

(1) Những đơn vị mang nghĩa - đối tợng của ngữ nghĩa học - đợc mở rộng đến cả những đơn vị cấu trúc trên từ, đến các phát ngôn, đơn vị của giao tiếp, đến các hành vi ngôn ngữ.

(2) Nếu nh ngữ nghĩa học truyền thống chỉ quan tâm tới những ý nghĩa tờng minh thì các ý nghĩa hàm ẩn đang đợc ngữ nghĩa học hiện đại chú ý một cách đặc biệt.

(3) Quan điểm hệ thống đợc vận dụng triệt để trong nghiên cứu. Ngữ nghĩa học hiện đại vừa hớng sự nghiên cứu vào các sự kiện đại – ngữ nghĩa vừa hớng sự nghiên cứu vào các sự kiện vi – ngữ nghĩa; vừa tiếp tục phát hiện những cái riêng của từng ngôn ngữ, vừa đi sâu vào những cái chung, phổ quát của các ngôn ngữ trên thế giới.

(4) ý nghĩa càng ngày càng bớt bị ràng buộc với các hình thức quan sát đợc diễn đạt chúng. Quan hệ giữa hình thức quan sát đợc và nghĩa không còn đợc xem nhất thiết phải là quan hệ một đối một nữa. Đặc trng này gắn với việc phân biệt bình diện quan sát đợc với bình diện trừu tợng không chỉ ở cấp độ câu mà ở tất cả các cấp độ thuộc sự phân chia bậc một, gắn với khuynh hớng cho rằng cấu trúc sâu của cấp độ mang nghĩa là cấu trúc ngữ nghĩa.

(5) Ngữ nghĩa học hiện đại không đóng khung trong sự miêu tả, phân loại mà đang chuyển mạnh sang việc phát hiện các quy tắc điều khiển các quá trình tạo nghĩa. Đặc trng này gắn với khuynh hớng áp dụng các thành tựu của toán – lôgic vào việc trình bày các kết quả miêu tả và trình bày các quy tắc ngữ nghĩa. [12, 141]

Nh vậy vấn đề ngữ nghĩa đợc đặt ra với những đơn vị cấu trúc trên từ, đến các phát ngôn, đơn vị của giao tiếp, đến các hành vi ngôn ngữ. Ngữ nghĩa vừa quan tâm đến ý nghĩa tờng minh, vừa quan tâm đến ý nghĩa hàm ẩn. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: các câu có thực trong hoạt động giao tiếp

đều có tình thái. Trong giao tiếp, thông điệp miêu tả bao giờ cũng tắm trong tình thái. Ngay cả những câu khô khan của toán học cũng phải có một hiệu lực tại lời nào đấy. [12, 164]

Tuy nhiên, ý nghĩa của câu không phải chỉ do bản thân nó mà có. Ngoài nghĩa tờng minh mà ta nhận biết đợc nhờ các dấu hiệu có tính cảm quan ấy thì câu còn phải đợc nói trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định, trong một ngữ cảnh gồm những câu đi trớc và sau nó. Từ đó nó tạo nên những nét nghiã hàm ẩn khác nhau. Về điểm này Đỗ Hữu Châu cũng đã khẳng định: ý nghĩa đầy đủ, thực sự của câu có thực trong giao tiếp sẽ là

một trong những nghiệm có thể có của những hệ dọc thành phần, của các liên hệ với hoàn cảnh và ngữ cảnh, của cái ý nghĩa tờng minh của câu. Vị trí trong các hệ dọc, liên hệ với hoàn cảnh và ngữ cảnh làm nên cái nền hàm ẩn của câu. Cái nền này rất dày và sâu, không nắm đợc nó, câu tuy đ- ợc hiểu nhng vẫn là không hiểu. [12, 165]

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn thi (Trang 51 - 53)