c. Hành động dặn dò, nhắc nhở
3.2.2.2. Lời thoại giải bày nỗi niềm khát khao cuộc sống hạnh phúc, tình yêu chân thành, đích thực
tình yêu chân thành, đích thực
Khát khao cuộc sống hạnh phúc, tình yêu chân thành, đích thực là khát vọng muôn đời của con ngời, dù họ đang phải sống trong hoàn cảnh chiến tranh.
Trong các truyện ngắn của Nguyễn Thi, các anh bộ đội luôn đợc mọi ngời yêu quý, đặc biệt là các cô gái. Từ sự ngỡng mộ, tôn kính họ đã dành cho các anh những tình cảm chân thành nhất.
Sơng trong Xuống núi, một cô gái hồn nhiên trong sáng, ngay từ những ngày đầu gặp gỡ , cô đã giành nhiều tình cảm cho Thi - anh bộ đội về xóm nhỏ của cô đóng quân.
Mặc dù Thi đã có vợ và “Thi đã cố gắng đem hết sự thành thật của
lòng mình ra nói lại bao nhiều lần, Sơng cũng không tin. Nụ cời hồn nhiên quen thuộc từ xa của anh, bây giờ cũng cho là có ẩn ý hay hay, cô cứ nhìn vào đó để buộc Thi là nói dối”.
(81) Em đi hỏi lại tiểu đội 3, các anh ấy nói anh có vợ rồi, nhng em không tin. Anh xui ngời ta chứ gì. Chắc anh chê chị em xóm Cầu rồi . [III, 126].
Khi biết chắc anh thi đã có vợ. Cô vẫn một lòng trân trọng và quý mến anh. Cô đã viết th cho anh khi đơn vị anh chuyển đến nơi khác.
(82) “à này anh Thi, em biết anh rất tốt, không nói dối ai bao giờ đâu. Trớc kia nó cứ làm sao ấy, em không tin, nhng đêm ấy em đã biết chắc chắn anh đã có chị ấy rồi. Thế thôi, anh đừng cời em nhá”.
Cô gái trong Ngày về, vì không cam chịu số phận, vì muốn thoát khỏi sự vây búa, ép buộc của những tên lính ở các đồn bốt giặc mà cô gái đã tìm đến các anh bộ đội. Theo cô, cũng nh mẹ cô, chỉ có các anh bộ đội mới là những ngời đa lại niềm hạnh phúc đích thực cho cô.
Cô giải bày:
(83) Má em nói nếu các anh bộ đội lỡ đi rồi mà mày không đợc đi thì
mày cứ lấy một thằng nào ở gần chỗ bộ đội đấy cũng còn hơn phải về mà lấy chúng nó.
Khớc từ hôn nhân với những tên lính theo Tây, cô đi tìm hạnh phúc đích thực cho chính mình. Đó là biểu hiện của lòng khao khát cuộc sống hạnh phúc, khao khát một tình yêu đích thực.