c. Hành động dặn dò, nhắc nhở
2.3. Tiểu kết chơng
- Qua số liệu thống kê chúng tôi thấy lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thi gồm có 5 phạm trù hành động ở lời, với 8 loại hành động cụ thể, tỉ lệ giữa các nhóm hành động ngôn ngữ ấy có độ chênh khá lớn. Nhóm hành đông trần thuật có tỉ lệ cao nhất (41,3%); th hai là nhóm hành động điều khiển (25,3%); thứ ba là nhóm hành động biểu cảm (18%); thứ t là hành động tuyên bố (13,2%); và cuối cùng là nhóm hành động cam kết (2,2%).
- Trong từng nhóm, tỉ lệ giữa các loại hành động ngôn ngữ có sự chênh lệch lớn: hành động trần thuật có tỉ lệ cao nhất; xếp thứ hai là hành động hỏi; xếp thứ ba là hành động phủ định, bác bỏ, từ chối; xếp thứ t là hành động cầu khiến; xếp thứ năm là hành động bộc lộ cảm nghĩ nhận thức; xếp thứ sáu là hành động nhận xét; xếp thứ bảy là hành động ứng xử; và xếp cuối cùng là hành động hứa thề. Riêng nhóm hành động chửi không có trong lời thoại nhân vật nữ nên chúng tôi không đề cập đến. Mỗi hành
động ngôn ngữ trong lời thoại nhân vật nữ đều có những nết riêng biệt, góp phần tạo nên tính cách của từng nhân vật, thể hiện sự khác biệt giữa ngôn ngữ của nhân vật nữ và ngôn ngữ của nhân vật nam, cũng nh góp phần tạo nên nết đặc sắc phong cách truyện ngắn Nguyễn Thi.
Trong hành động trần thuật thì hành động trần thuật kể chiếm tỉ lệ cao hơn 3 hành động: Trần thuật giải trình, trần thuật thông báo, trần thuật miêu tả. Qua đó thể hiện rõ đặc trng tính cách nữ giới: thờng chia sẻ, tâm sự với ngời khác bằng hình thức kể lại những chuyện về mình, về ngời khác, những chuyện xảy ra xung quanh cuộc sống của họ.
Chơng 3
ngữ nghĩa lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn thi