Giả thuyết nghiên cứu:

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các yếu tố QUYẾT ĐỊNH cơ cấu vốn của các DOANH NGHIỆP NIÊM yết TRÊN sàn GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 57 - 62)

Về lợi nhuận của doanh nghiệp: Nghiên cứu của Um (2001) cho thấy một mức lợi nhuận cao đƣa đến một khả năng vay nợ cao hơn và lá chắn thuế kèm theo. Do đó, ngƣời ta cho có mối quan hệ cùng chiều tồn tại giữa lợi nhuận và đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, Phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng, các nghiên cứu của Titman và Wessels (1988), Rajan và Zingales (1995), Antoniou và cộng sự (2002) và Bevan và Danbolt (2002) tại các nƣớc phát triển, Booth và cs, (2001), Pandey (2001), Um (2001), Wiwattanakantang (1999), Chen (2004) và Al-Sakran (2001) nƣớc đang phát triển tất cả tìm thấy một mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tỷ lệ đòn bẩy và lợi nhuận. Nhƣ vậy, các giả thuyết đƣợc đặt ra nhƣ sau:

 H1A: Có một mối quan hệ cùng chiều (+) giữa tỷ lệ đòn bẩy và lợi nhuận.

 H1B: Có một mối quan hệ cùng chiều (-) giữa tỷ lệ đòn bẩy và lợi nhuận.

Về quy mô của doanh nghiệp: Wiwattanakantang (1999), Booth và cs, (2001),Pandey (2001), Al-Sakran (2001), và Huang và Song (2002) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ đòn bẩy và quy mô của doanh nghiệp ở các nƣớc đang phát triển. Titman và Wessels (1988) có kết quả nghiên cứu về một sự tƣơng quan cùng chiều giữa quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ tổng nợ và tỷ lệ nợ dài hạn. Um cũng lập luận rằng quy mô doanh nghiệp có thể làm phát sinh từ mâu thuẫn giữa nhà quản lý và nhà đầu tƣ. Um (2001) nhấn mạnh rằng chi phí giám sát là thấp hơn cho các doanh nghiệp lớn hơn cho các doanh nghiệp nhỏ. Do đó, doanh nghiệp lớn hơn sẽ đƣợc sử dụng nợ nhiều hơn những doanh nghiệp nhỏ hơn. Nhƣ vậy, các giả thuyết đƣợc đặt ra nhƣ sau:

47

Về tính hữu hình của doanh nghiệp: Các công ty có mức tài sản hữu hình cao sẽ có nhiều tài sản thế chấp cho nợ. Nếu công ty sau đó không trả các khoản nợ, tài sản sẽ bị tịch thu nhƣng công ty có thể đƣợc ở một vị trí để tránh phá sản. Trong khi phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm ở các nƣớc đang phát triển (Titman và Wessels, 1988; Rajan và Zingales năm 1995, trong số những ngƣời khác) tìm thấy một tích cực mối quan hệ giữa hữu hình và đòn bẩy. Titman và Wessels (1988) và Rajan và Zingales (1995) đã có kết quả nghiên cứu về mối quan hệ cùng chiều giữa hữu hình và đòn bẩy tại các nƣớc đang phát triển, trong khi Wiwattanakantang (1999) và Um (2001) kết luận về một mối quan hệ cùng chiều giữa hữu hình và đòn bẩy tại Thái Lan và Hàn Quốc. Nhƣ vậy, các giả thuyết đƣợc đặt ra nhƣ sau:

 H3: Có một mối quan hệ cùng chiều (+) giữa tỷ lệ đòn bẩy và hữu hình.

Về cơ hội tăng trƣởng: Um (2001) lập luận rằng áp lực tài trợ để đầu tƣ phát triển có thể vƣợt quá lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp, và theo lý thuyết trật tự phân hạng có khả năng lựa chọn nợ sẽ lớn hơn vốn chủ sở hữu. Gian và cộng sự (2001) cho rằng mối quan hệ giữa đòn bẩy và tăng trƣởng là cùng chiều trong tất cả các nƣớc trong mẫu nghiên cứu của họ, ngoại trừ Hàn Quốc và Pakistan. Pandey (2001) tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trƣởng và tỷ lệ nợ ngắn, dài hạn ở Malaysia. Titman và Wessels (1988) chỉ ra rằng các chi phí liên quan với mối quan hệ giữa các cổ đông và chủ nợ có thể sẽ cao hơn đối với các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp ở các nƣớc đang phát triển vì thế kết luận một mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tăng trƣởng và đòn bẩy tài chính. Phù hợp với những dự đoán, Titman và Wessels (1988), Chung (1993) và Rajan và Zingales (1995) tìm thấy một mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tăng trƣởng và mức độ đòn bẩy trên dữ liệu từ các nƣớc phát triển. Nhƣ vậy, các giả thuyết đƣợc đặt ra nhƣ sau:

 H4: Có một mối quan hệ cùng chiều (+) giữa tỷ lệ đòn bẩy và tăng trƣởng.

Về thuế: Các công ty sẽ sử dụng nhiều nợ vay để tận dụng tấm chắn thuế, do vậy thuế có quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với đòn bẩy tài chính. Nhƣ vậy, các giả thuyết đƣợc đặt ra nhƣ sau:

48

 H5: Có một mối quan hệ ngƣợc chiều (-) giữa tỷ lệ đòn bẩy và thuế.

Về đặc điểm riêng của tài sản công ty: Các công ty có các sản phẩm độc đáo thƣờng có đòn bẩy tài chính thấp bởi vì nếu công ty bị phá sản, thị trƣờng thứ cấp có tính cạnh tranh cho hàng tồn kho và các thiết bị sản xuất của công ty có thể không có. Do vậy, đặc điểm riêng của tài sản công ty tỷ lệ nghịch (-) với đòn bẩy tài chính. Nhƣ vậy, các giả thuyết đƣợc đặt ra nhƣ sau:

 H6: Có một mối quan hệ cùng chiều (+) giữa tỷ lệ đòn bẩy và đặc điểm

riêng của công ty.

Về tính thanh khoản: các công ty có tỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do công ty có thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Nhƣ vậy có nghĩa là tính thanh khoản của công ty có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. Mặt khác, các công ty có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tƣ của mình. Do vậy, tính thanh khoản của công ty có quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với đòn bẩy tài chính. Nhƣ vậy, các giả thuyết đƣợc đặt ra nhƣ sau:

 H7A: Có một mối quan hệ cùng chiều (+) giữa tỷ lệ đòn bẩy và thanh khoản.

 H7B: Có một mối quan hệ cùng chiều (-) giữa tỷ lệ đòn bẩy và thanh khoản.

3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Bài nghiên cứu khám phá các yếu tố tác động tới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và áp dụng phƣơng pháp tổng hợp thống kê và hồi qui đa biến để kiểm tra độ tin cậy về các yếu tố tài chính tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE.

Bài nghiên cứu bắt đầu bằng nền tảng là nghiên cứu của Fakher Buferna, Kenbata Bangassa, Lynn Hodgkinson với 4 yếu tố đƣợc xác định có thể ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp là: Lợi nhuận, hữu hình, quy mô và tăng trƣởng nhằm kiếm tra sự hiện hữu của các lý thuyết về cơ cấu vốn nhƣ: Lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết đánh đổi cơ cấu và lý thuyết trật tự phân hạng.

Để phân tích các tác động của các yếu tố đã đƣợc chọn đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, đầu tiên, ma trận tƣơng quan đã đƣợc áp dụng và sau đó sử dụng hồi

49

quy tuyến tính để đánh giác mức độ tác động và chiều tác động của từng yếu tố đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp niêm yết trên HOSE.

Phƣơng pháp thực hiện qua hai bƣớc. Trƣớc hết, bƣớc một sử dụng tổng hợp thống kê các yếu tố tài chính tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Kỹ thuật này đƣợc sử dụng ở các nƣớc phát triển và đƣợc đề nghị bởi các nghiên cứu Ahmad H.Juma’h và Carlos J.Olivares Pacheco (2008), Fama và French (2001), DeAngelo et al (2004). Kỹ thuật này đƣợc thực hiện bằng cách thống kê các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây về cơ cấu vốn đƣợc thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam. Bƣớc hai là hồi quy đa biến để xác định tác động của các yếu tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết trên HOSE có ý nghĩa thống kê không. Và kỹ thuật này cũng đƣợc kế thừa từ Ahmad H.Juma’h và Carlos J.Olivares Pacheco (2008), Fama và French (2001), DeAngelo et al (2004).

Trong bài luận này nghiên cứu các yếu tố tài chính nhƣ: Lợi nhuận, hữu hình, quy mô, tăng trƣởng, thuế, đặc điểm riêng và tính thanh khoản tác động cùng chiều hay ngƣợc chiều, tác động nhiều hay tác động ít đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp niêm yết trên HOSE.

50

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở các lý thuyết về cơ cấu vốn trong doanh nghiệp đã đƣợc đƣa ra ở chƣơng 2, bên cạnh việc tham khảo những mô hình nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài có liên quan đến việc xác định các nhân tố quyết định tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp, tác giả đã đƣa ra quy trình nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu cụ thể nhằm xác định các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn HOSE.

51

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các yếu tố QUYẾT ĐỊNH cơ cấu vốn của các DOANH NGHIỆP NIÊM yết TRÊN sàn GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)